Mộc Thông
Vị thuốc Mộc thông là tên gọi chung của các đoạn thân leo được thu hái từ nhiều loại cây khác nhau: Mộc thông (cây khố rách), mộc thông Nhật Bản, quan mộc thông… Vị thuốc có vị đắng, tính hàn, đi vào các kinh phế, tâm, bàng quang & tiểu trương. Dân gian thường dùng nguyên liệu trên để giáng tâm hỏa, lợi tiểu tiện, thanh phế nhiệt, thông huyết mạch…
Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Phụ chi, Thông thảo (theo Bản kinh), Đinh ông (Ngô Phổ bản thảo); Biển đằng (Bản thảo kinh tập chú); Đinh phụ (Quảng nhã); Vương ông, Vạn niên (Dược tính luận); Hoạt huyết đằng (theo Nam dược -Trung thảo dược học); Mã phúc,Yến phúc (theo Tân tu bản thảo).
Tên khoa học: Akebia trifoliata (Thunb) Koidz.
Thuộc họ: Mộc hương (Aristolochiaceae).
Đặc điểm sinh thái
Mô tả: Mộc thông là một vị thuốc được nhập khẩu từ Trung Quốc là chủ yếu. Tuy vậy, mộc thông tại Trung Quốc cũng không có sự thống nhất. Người ta đã hát hiện và thống kê hơn 10 lại cây khác nhau, chủ yếu thuộc hai họ chính Mao Lương (Rauunculaceae) và Mộc hương Aristolochiaceae cho vị thuốc mang tên mộc thông.
Phân bố: Vị thuốc được tìm thấy nhiều ở một số tỉnh ở Trung Quốc như Hắc Long Giang, Quảng Đông, Liêu Ninh, Cát Lâm, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên… Việt Nam chưa có dược liệu này.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng: Thân leo.
Thu hái & sơ chế: Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào tháng 7 – 8 hằng năm. Nên chọn những cành già, cắt thành khúc với chiều dài khoảng 40 cm, cạo sạch phần vỏ bên ngoài rồi phơi khô.
Bào chế:
- Mộc thông đem ngâm với nước cho thấm vào các lỗ thông, sau đó đem đi thái lát mỏng. Không phơi thảo dược dưới nắng vì điều này có thể biến ra sắc trắng tro (theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
- Mộc thông mua về đã cạo vỏ thì không cần rửa, chỉ cần thái thành lát mỏng rồi đem phơi khô. Nếu muốn làm hoàn (viên) thì tán thành bột (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản: Thuốc dễ bị mốc, mọt ăn nên cần cần được bảo quản ở một số nơi khô ráo, thoáng mát. Thuốc nên được dùng nhanh, không trữ thuốc quá lâu bởi chúng có thể biến chất, ngả sang màu đen.
Thành phần hóa học
Mộc thông có chứa một số thành phần sau:
- Betulin
- Oleanic acid, Hederagenin
- Akeboside
- Stigmasterol, Daucosterol, Beta Sitosterll, Inositol
- Cyanidin-3-xyl glucoside, Cyanidin-3-p-coumaroyl – xyl –glucoside, Cyanidin-3-p-coumaroyglucoside.
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu y học hiện đại:
Nhiều nghiên cứu cho thấy mộc thông có tác dụng lợi tiểu. Tuy nhiên, mộc thông có chứa một thành phần hóa học là acid aristolochic – chất có thể gây ung thư đường tiết niệu, hỏng thận, viêm thận cấp & mạn tính khi dùng quá liều. Chính vì điều này mà đã có một thời gian thuốc bị cấm sử dụng.
Theo y học cổ truyền:
Y học cổ truyền cho biết, vị thuốc Mộc thông có tác dụng:
- Giáng tâm hoa
- Thanh phế nhiệt
- Lợi tiểu tiện
- Thông huyết mạch
- Chỉ khát
- An tâm, trừ phiền.
Với đặc tính dược lý như trên, vị thuốc được ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý và triệu chứng như sau:
- Tiểu tiện khó, tiểu ít, nước tiểu đỏ, tiểu buốt, tiểu dắt…
- Lở loét miệng lưỡi
- Thủy thũng
- Ít sữa
- Bế tắc kinh nguyệt, thống kinh
- Chứng hay quên
- Sáng mắt, giúp tan nghe rõ.
Tính vị
Vị thuốc Mộc thông có tính – vị sau:
- Vị cay, tính bình (theo Bản Kinh).
- Vị ngọt, không độc (theo Biệt Lục).
- Vị hơi hàn (theo Dược Tính Luận).
- Vị ôn, tình bình (theo Hải dược Bản thảo).
Qui kinh
Mộc thông quy vào các kinh sau:
- Vào kinh Tiểu trường, Tâm bào, Bàng quang (theo Bản Thảo Cương Mục).
- Vào kinh Thận, Đờm (theo Bản Thảo Sơ kinh).
- Vào kinh Phế (theo Bản Thảo Kinh Giải).
- Vào kinh Bàng Quang, Tiểu trường, Tâm (theo Trung Hoa Bản Thảo).
Cách dùng và liều lượng
Cách dùng: Thuốc dùng dạng bột hoặc thuốc sắc.
Liều lượng: Dùng từ 4 – 12 gam mỗi ngày.
Bài thuốc
Mộc thông được ứng dụng trong một số bài thuốc trị bệnh sau:
Lợi niệu thông tâm (Dùng cho người bị thấp nhiệt tụ phần dưới của cơ thể, tiểu rắt, nóng buốt, nước tiểu đỏ):
Bài thuốc 1 (thuốc nhiệt lâm):
- Chuẩn bị: 12 gam Mộc thông, Xích phục kinh, Trư linh, vỏ của rễ dâu, hạt cau, hành ta, gừng tươi; 8 gam lá tía tô.
- Thực hiện: Sắc uống hằng ngày. Bài thuốc dành cho người bị thấp nhiệt, phù thũng một bên người, phù chân, hen suyễn, khó thở, tiểu tiện không lợi…
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: 20 gam sinh địa, 12 gam hoàng cầm, 10 gam mộc thông, 4 gam ngọn của cam thảo.
- Thực hiện: Sắc thành thang hoặc nghiền thành bột uống. Bài thuốc có tác dụng trị chứng tiểu nhỏ giọt, nóng người, lở loét trong miệng.
Bài thuốc 3:
- Chuẩn bị: 4 gam mộc thông, ngưu tất, sinh địa, hoàng bá, thiên môn, cam thảo.
- Thực hiện: Sắc uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng chữa chứng tiểu tiện ra máu.
Lưu thông huyết mạch (Dùng để khắc phục tình trạng huyết mạch bị bít tắc, ứ đọng, đau co rút người, sữa không thông).
Bài thuốc 1 (Thang Mộc thông):
- Chuẩn bị: 12 gam Mộc thông.
- Thực hiện: Sắc uống khi thuốc còn nóng. Bài thuốc có công dụng trị đau nhức khớp, khó cử động, đau co rút khắp người.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: 12 gam Mộc thông, Ngưu tất, Diên hồ sách, 8 gam Hồng hoa, 20 gam Sinh địa.
- Thực hiện: Sắc uống. Bài thuốc thích hợp cho phụ nữ có kinh nguyệt bị bế tắc.
Bài thuốc 3:
- Chuẩn bị: 16 gam Mộc thông, Bách hộ, Thảo quyết minh sao; 10 gam Chỉ xác, Nga truật, Mạch môn, Ngưu tất.
- Thực hiện: Sắc uống hằng ngày. Bài thuốc giúp trị đau ở vùng tâm vị, khó nuốt, nghẹt thở, nôn ọe, đại tiện không thông, rêu lưỡi vàng, hơi thở hôi, đau tức vùng gan…
Bài thuốc 4:
- Chuẩn bị: 12 gam Mộc thông, 1 đôi móng giò lợn.
- Thực hiện: Ninh nhừ. Món ăn – bài thuốc giúp trị chứng suy nhược, mệt mỏi, hoạt tinh. Tuy nhiên, không áp dụng cách làm trên cho người không có thấp nhiệt bên trong hay phụ nữ đang mang thai.
Kiêng kỵ
Không dùng vị thuốc trên cho người mắc các vấn đề sức khỏe sau:
- Người suy nhược, mệt mỏi, hoạt tinh, không có thấp nhiệt bên trong.
- Phụ nữ đang mang thai.
Với một số thông tin về vị thuốc Mộc thông trên đây, hy vọng bài thuốc sẽ hữu ích đến bạn. Ngoài ra, để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, nên tham khảo và thực hiện bài thuốc theo hướng dẫn của lương y.
Để đặt vị thuốc theo định lượng cụ thể, quý khách vui lòng liên hệ 0968951159
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.