Tên khác : Tên thường gọi: Nấm đỏ, Nấm mặt trời, Nấm diệt ruồi, Nấm tán bay
Tên khoa học: – Amanita muscaria (L.) Quél.
Họ khoa học: thuộc họ Nấm tán – Amanitaceae.
Cây nấm đỏ
(Mô tả, hình ảnh cây nấm đỏ, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)
Mô tả:
Nấm đỏ là 1 cây thuốc quý. Mũ nấm khi còn non hình trứng, sau đó nâng lên dạng lồi rồi phẳng, màu sắc sặc sỡ: vàng, da cam đến đỏ. Trên mặt mũ có phủ vẩy trắng rất dễ tróc khỏi mũ. Mép mũ do những vết nhăn lõm xuống, màu trắng, đường kính mũ 6-12m. Cuống nấm hình trụ, hơi phình ở gốc, màu trắng, dài 5-10cm, đường kính 1-1,5cm, ở giữa rỗng. Vòng cuống màu trắng, đôi khi mép màu vàng.
Nơi sống và thu hái:
Đây là loài bản địa ở khắp các vùng ôn đới và phương bắc của Bắc bán cầu, Amanita muscaria đã được vô tình du nhập vào nhiều quốc gia ở nam bán cầu, dưới dạng sinh vật cộng sinh với các đồn điền rừng thông. Loài này có mối liên kết với nhiều loài cây tùng bách và cây rụng lá.
Nấm mọc đơn độc, đôi khi mọc gần thành cụm ở trên đất bãi, đồi hay ven rừng. Thường xuất hiện vào mùa hè, thu. Ở nước ta, cũng như ở Lào và Campuchia đều có.
Bộ phận dùng:
Thể quả – Amanita.
Thành phần hoá học:
Nấm chứa cholin, muscarin và muscaridin. Muscarin gây tác hại cho hệ thần kinh giao cảm. Cholin không độc lắm nhưng khi bị ô xy hoá thì thành chất rất độc.
Vị thuốc nấm đỏ
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Ít được sử dụng trong y học cổ truyền
Công dụng:
Nấm gây ngộ độc mạnh với ảo giác và rối loạn gan, nhưng cũng thường không chết người. Nhân dân dùng nấm này để làm bả diệt ruồi.
Mặc dù nhìn chung nó được coi là loài nấm độc hại, các ca tử vong do ăn loài nấm này là rất hiếm, và nó được tiêu thụ như là một thực phẩm trong một số khu vực châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ sau khi luộc sơ. Amanita muscaria ngày nay nổi tiếng với tính chất gây ảo giác của nó, với thành phần thân của nó chính là các hợp chất muscimol. Nó được sử dụng làm chất gây say và entheogen bởi các dân tộc của Siberia và có một ý nghĩa tôn giáo trong một số nền văn hóa.