Tên khác : Tên thường dùng: Con rết , Tức thư , Ngô công , Thiên long , Bá cước , Ngao cao mỗ
Tên tiếng Trung: 蜈蚣,蝍蛆,吴公,天龙,百脚,嗷高姆
Tên khoa học:Scolopendra morsitans L
Họ khoa học: Scolopendridae
Ngô công
(Mô tả, hình ảnh ngô công, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…) s
Phân bố, thu hái:
Giữa tháng 4 ~6 bắt, sau khi bắt được, dùng miếng tre 2 đầu vót nhọn, cắm vào 2 phần đầu đuôi, buột chặt thẳng phơi khô; hoặc dùng nước sôi hâm qua trước, sau đó phơi khô hoặc sấy khô. Có 1 số vùng vào mùa đông chôn xuống chổ ẩm thấp những thứ như lông gà, xương gà, để thu hút rết sinh sôi đẻ trứng ở chổ đó, đến mùa xuân tới bắt.
Bộ phận dùng:
Ngô công: Lau sạch, bỏ đầu đầu chân, cắt ngắn dùng.
Mô tả dược liệu
Ngô công là con rết. Nên chọn nguyên con, khi bắt được rết tẩm rượu phơi khô hoặc ngâm rượu để dùng. Nên chọn con dài 7 – 15cm đầu vàng, lưng đen, chân bụng đỏ vàng là tốt. Ngày dùng 2 – 6g
Bảo quản:
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hoá học:
Toàn con Rết có 2 loại nọc độc giống như nọc độc của con ong, tức là giống như chất Histamin và Protid tán huyết. Ngoài ra, còn có Delta-Hydroxylysine, Taurine, acid amin, dầu mỡ, Cholesteron. Formic acid, Delta-Hydoxylysine, Histidine, Arginine, Ornithine, Lysine, Glycine, Alanine, Valine, Tyrosine, Leucine, Phenylanine, Serine, Taurine, Glutamine. Myrisitc acid, Palmitic acid, Oleic acid, Linoleic acid, Arachidic acid, Palmitoleic acid
Tác dụng dược lý:
Tác dụng chống u bướu (tumor): Dịch chích Ngô công Thủy điệt có thể làm tế bào sinh tinh (spermatogenous cell) của chuột bạch con phát sinh họai tử và tiêu mất, chứng tỏ có tác dụng ức chế tế bào u bướu; lợi dụng đặc điểm tế bào ung thư chết dễ bị dễ bắt màu eosin nồng độ thấp, chứng minh thực nghiệm ngòai cơ thể, dịch tiêm Ngô công Thủy điệt đối với tế bào ung thư nhuộm đỏ là dương tính.
Ngô công Thủy điệt ức chế đối với thể gan ung thư chuột bạch con tỉ suất là 26%, thuộc hiệu quả nhỏ, có tác dụng tăng cường đối với cơ năng tế bào nội bì hình lưới, nhưng ứng dụng lâu dài có tổn thương gan.
Hóa nham đơn (Trong có Côn bố, Hải thảo, Long đởm thảo, Tòan yết, Ngô công, gạo giấm sao v.v…) có tác dụng ức chế đối với ung thư bụng nước Ehrlich (Ehrlich ascites carcinoma) chuột bạch con. Phép dùng rót vào dạ dày so với phương pháp thuốc trộn vào trong thức ăn cho ăn hiệu quả tốt hơn.
Tác dụng chống co giật:
Chỉ kinh tán (Tòan yết, Ngô công) mỗi ngày 1 g, sau khi uống liền 1, 3, 9 ngày, đối với nửa số lượng co giật của cardiazol, strychnine, nicotine thuần gây ra chuột con co giật đều có tác dụng chống lại, cùng lượng thuốc hiệu quả chống co giật của Ngô công chống lại 3 thuốc nói trên cao hơn so với Tòan yết, mà đối với co giật hydrochloride cocaine thì vô hiệu.Tác dụng chống nấm (chân khuẩn) (epiphyte):
Thuốc ngâm Ngô công nước (1: 4) , trong ống nghiệm đối với chân khuẩn da như mao tiển khuẩn (trichophyta) màu hoa tím, hòang tiển khuẩn (achorion) họ Hứa Lan, khuẩn nấm tiểu bào tử họ Áo Đổ Áng, khuẩn nấm biểu bì ở háng, khuẩn nấm biểu bì sắc đỏ, nha sinh khuẩn (blastomyces) bắt màu chặt v.v…có tác dụng bất đồng trình độ (Trung dược đại từ điển)..
Phản ứng không tốt:
Ngô công dùng liều quá lớn có thể gây ra trúng độc, biểu hiện trúng độc là: lợm lòng, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, bất tỉnh nhân sự, tim đập hõan chậm, hô hấp khó khăn, nhiệt độ cơ thể hạ thấp, huyết áp hạ v.v…Lúc phản ứng xuất hiện tan huyết, nước tiểu có màu nước tương, bài tiết phân đen, và đồng thời xuất hiện triệu chứng thiếu máu tính tan máu. Người xuất hiện dị ứng, tòan thân nổi chẩn da tính dị ứng, nghiêm trọng xuất hiện chóang ngất dị ứng. Riêng có người uống Ngô công bột gây tổn hại công năng gan và suy kiệt công năng thận cấp tính.
Nguyên do trúng độc: Một là dùng liều quá lớn, hai là người thể chất dị ứng xuất hiện phản ứng dị ứng. Vì thế nắm vững chặc chẽ liều dùng, chú ý thể chất khác biệt, người thể chất dị ứng chớ dùng.
Vị thuốc ngô công
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh…)
Bào chế
Ngô công: Lau sạch, bỏ đầu đầu chân, cắt ngắn dùng.
Ngô công nướng rượu: Lấy ngô công bỏ đi chân, cắt ngắn, sau khi thấm rượu, lửa nhỏ sấy khô.
Lôi Công bào chích luận: Phàm sử dụng Ngô công, trước lấy ngọn cây gổ hoặc ngọn cây liễu mọt sao trong nồi đất, sao cho cây nhỏ cháy sém đen, bỏ ngọn cây, bỏ chân, giáp dùng.
Cương mục: Ngày nay người ta chỉ nướng lửa, bỏ đầu chân dùng, hoặc bỏ đuôi chân, lấy lá Bạc hà nướng lửa dùng vậy.
Tính vị:
Vị cay tính ấm có độc,.
Quy kinh:
Qui kinh Can
Tác dụng:
Chủ trị các chứng: cấp mạn kinh phong, phong đòn gánh, trúng phong, động kinh, sang độc, loa lịch ác sang, rắn độc cắn, đau đầu ngoan cố, phong thấp tý thống.
Trích đoạn Y văn cổ:
Sách Bản kinh: ” chủ trị các chứng độc do rắn, trùng, cá”.
Sách Danh y biệt lục: ” trị tâm phúc hàn nhiệt kết tụ, trụy thai, khử ác huyết”.
Sách Bản thảo cương mục: ” trị trẻ em co giật, tề phong, cấm khẩu, đơn độc, loa lịch, trĩ lậu, rắn cắn.”.
Liều dùng:
Liều 1 – 3g dạng bột uống, mỗi lần 0,6 – 1g.
Chú ý: thuốc có độc, trẻ em thiếu máu, phụ nữ có thai, cơ thể suy nhược không dùng.
+ Thuốc có gây tán huyết, choáng dị ứng, lượng nhỏ hưng phấn cơ tim, lượng lớn gây liệt cơ tim, ức chế trung khu hô hấp.
+ Triệu chứng nhiễm độc: nôn, buồn nôn, đau bụng tiêu chảy, mỏi toàn thân mạch chậm, hồi hộp, khó thở, thân nhiệt, huyết áp hạ, hôn mê.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc ngô công
Trị trẻ em co giật, uốn ván, động kinh, liệt dây thần kinh mặt:
Ngô công, Toàn yết, Chu sa lượng bằng nhau tán bột mịn, mỗi lần uống 0,5 – 1,5g với nước ấm. Trị trẻ em quấy khóc, chân tay co giật.
Ngô công tán: Ngô công, Chế Nam tinh, Phòng phong, Bong bóng cá lượng bằng nhau tán bột mịn, mỗi lần uống 2 – 4g với rượu trị uốn ván.
Trị uốn ván : Khương hoạt, Xuyên khung, Đại hoàng, Bán hạ, Phòng phong, Chế Xuyên ô, Cương tàm, Chế Nam tinh, Bạch chỉ đều 10g, Ngô công 3 con, Xác ve 10g, Bạch phụ tử 12g, Toàn yết 10g, Thiên ma 10g, Cam thảo 10g, mỗi thang sắc còn 600ml. Ngoài ra Hổ phách, Chu sa mỗi thứ 3g tán bột mịn chia làm 3 bao. Mỗi lần uống nước sắc còn 200ml, một bao thuốc bột, cách 6 – 8giờ uống một lần. .
Đau nhức tê thấp, trẻ em cấm khẩu không bú được : có kinh nghiệm dùng rết khô bỏ đầu chân tán bột mịn trộn với lượng tương đương bột Cam thảo hồ làm viên. Mỗi lần uống 0,5g, ngày uống 3 lần. .
Trị liệt mặt
Bạch chỉ . 20g Nam tinh 3 hột Ngô công 3 con Ngô công: 1 con nướng với mật, 1 con tẩm rượu, 1 con nướng. Nam tinh, mỗi hột bổ ra làm 4 miếng, bỏ 1 miến đi, còn lại 3, bào chế giống chế Ngô công bên trên. Tán bột. Cho ít Xạ hương vào, trộn đều. Uống 4g với rượu chưng, sau bữa ăn.
Trị mụn nhọt:
Dầu rết: Rết sống 8 phần, muối ăn 2 phần, ngâm vào dầu vừng (mè) trong 2 tuần, lấy dầu bôi mụn lở, trị trẻ em chốc đầu, bôi trị rắn cắn.
Cả con rết ngâm rượu 90độ bôi mụn nhọt.
Ngô công sống 2 con, ngâm vào cồn 75% 500ml, gia thêm Hồng hoa trong 7 ngày, lấy bôi lên vùng sưng tấy, theo dõi 600 ca kết quả tốt .
Trị hạch lâm ba hàm mặt:
Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Hữu nghị Bắc kinh dùng Ngô công sao vàng tán bột mịn, người lớn uống 3 – 9g, trẻ em giảm liều, thuốc sắc uống. Đã theo dõi 226 ca có kết quả nhất định
Trị lao khớp:
Kết hạch tán: Ngô công 6g, Toàn yết 9g, Thổ miết (yếm ba ba) 9g, tán bột mịn, mỗi lần uống 3g chưng với trứng gà.
Trị ung thư:
Ngô công tán bột, mỗi lần uống 1,5 – 3g, chưng với trứng gà. Trị ung thư gan sưng đau.
Ngô công 20 con, Hồng hoa 6g, rượu trắng 60 độ 500ml, ngâm 26 ngày uống với nước sôi nguội (tỷ lệ 6:4) hòa loãng. Trị ung thư dạ dày, thực quản.
Một số bài thuốc có ngô công
Ngô Công Khiên Chính Ẩm( Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng.Lý Văn Lượng) Khu phong, tán hàn, thông kinh, hoạt lạc, trị thần kinh mặt đau.
Thần Công Tử Hà Đơn (Ngự Dược Viện. Hứa Thúc Trinh) Trị mụn nhọt.
Tham khảo
Cứu giải sau khi trúng độc
Thúc ói, rửa dạ dày; Tim đập quá chậm, có thể chích cơ atropine v.v…; Người suy kiệt tuần hòan hô hấp, có thể dùng thuốc hưng phấn trung khu, thuốc cường tim và thăng áp. Người dị ứng, dành cho điều trị chống dị ứng.
Phương pháp điều trị Trung y: Uống trong thuốc chế Ngô công trúng độc, có thể dùng lá trà lượng thích hợp, pha nước uống nhiều lần liên tiếp; hoặc dùng Phượng vĩ thảo 120g, Ngân hoa 90g, Cam thảo 60g, sắc nước uống (Trung dược học).
Theo các sách thuốc cổ:
Sách Bản kinh: vị cay, ôn.
Sách Danh y biệt lục: có độc.
Sách Ngọc thư dược giải: vị cay hơi ôn.
Sách Bản thảo cương mục: nhập Quyết âm kinh.
Sách Y lâm soạn yếu thâm nguyên: nhập can tâm.