Nhục Thung Dung
Mua Nhục thung dung để làm vị thuốc, phân bố chủ yếu ở các vùng núi cao, râm, mát. Theo Đông y, Nhục thung dung tính ôn được dùng để bổ thận, tráng dương, kiện gân cốt, nhuận tràng,…
- Tên khác: Thung dung, Đại vân, Hắc tư lệch, Nhục tùng dung, Địa tinh, Tung dung, Kim duẩn,…
- Tên khoa học: Cistanche deserticola Y.C. Ma
- Tên dược liệu: Herba cistanches
- Họ: Nhục thung dung (Orobranhaceae)
Mô tả về dược liệu Nhục thung dung
1. Đặc điểm dược liệu
Nhục thung dung không phải là thực vật đơn thuần. Đây là một loại cây ký sinh, sống nhờ vào một thân cây chủ khác. Vào mùa xuân, mầm cây Nhục thung dung sẽ đâm thủng mặt đất, mọc nhô lên cao trông giống như một cái chày, đầu hơi nhọn, bên trên có phủ một lớp vải màu vàng, lóng lánh dưới ánh nắng mặt trời.
Thân cây Nhục thung dung thường cao khoảng 15 – 30 cm. Có trường hợp cây cao đến vài mét.
Hoa thường nở vào tháng 5, tháng 6 sẽ ra hoa dày đặc. Hoa mọc từ phần ngọn cây có màu vàng nhạt, hình chuông, xẻ 5 cánh, đỉnh hoa màu vàng hoặc tím nhạt.
Nhục thung dung kết quả vào cuối tháng 6, đầu tháng 7. Quả nhỏ li ti và có màu xám.
2. Phân bố
Nhục thung dung là vị thuốc phân bố là vùng núi cao, râm, mát như vùng Thiểm Tây, Cam Túc (Trung Quốc). Ngoài ra, vị thuốc còn được tìm thấy ở Mông Cổ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tại Việt Nam vị thuốc hiếm thấy được tìm thấy. Tuy nhiên, một số tình như Lào Cai, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lai Châu có thể có Nhục thung dung.
3. Bộ phận dùng
Phần rễ phát triển thành củ của Nhục thung dung được sử dụng để làm thuốc. Những củ to, mềm, có nhiều dầu, bên ngoài có vỏ mịn, màu đen được xem là chất lượng tốt.
4. Thu hái – Sơ chế
Thu hái Nhục thung dung vào mùa xuân hoặc mùa thu đều được. Mùa xuân sau khi hái thuốc, để trên mặt đất phơi khô, gọi là Điềm Đại Vân. Mùa thu hái thuốc về, chọn những cây to cho vào thùng muối, để qua 1 năm lấy ra phơi khô được gọi là Diêm Đại Vân.
5. Bào chế thuốc
Bào chế Nhục thung dung theo các cách sau:
- Để nguyên củ, đồ chính, mang phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra, có thể mang vị thuốc đi tẩm với muối rồi mới phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thì rửa sạch, thái lát độ dày khoảng 1 – 2 mm, để ráo nước (theo Dược Liệu Việt Nam).
- Thái phiến, bỏ phần lõi màu trắng (nếu có) trộn hoặc ngâm với rượu. Khi dùng thì hấp hoặc đồ chính (theo sách Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Lấy Nhục thung dung Điềm Đại Vân loại bỏ tạp chất, ngâm nước hoặc lấy Diêm Đại vân cho vào nước rửa sạch, cắt dọc, để ráo, phơi khô (theo Dược Tài Học).
6. Bảo quản
Bảo quản thuốc ở khô ráo, thoáng gió và lưu trữ bằng lọ có vôi hút ẩm.
7. Thành phần hóa học
Nhục thung dung có chứa các thành phần hóa học như:
- Boschnaloside
- Orobanin
- Epilogahic axit
- Bbetaine
- Nhiều loại ait hữu cơ và trên 10 axit amin
- Chứa một lượng nhỏ Alkaloid.
Vị thuốc Nhục thung dung
1. Tính vị
Vị ngọt, hơi ôn (theo Bản Kinh).
Vị mặn, hơi ngọt, cay, chua nhẹ, tính ôn (theo Cảnh Nhạc Toàn Thư).
Vị mặn, chua, không chứa độc tố (theo Danh Y Biệt Lục).
Vị ngọt, mặn, hơi chua, tính ấm (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Vị ngọt, mặn, tính ôn nhẹ (theo Trung Dược Học).
Vị mặn, chua, ngọt, tính ôn (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
2. Qui kinh
Qui vào kinh Thận và Đại tràng.
3. Tác dụng dược lý và chủ trị
Theo Đông y, Nhục thung dung có tính ôn thận, tốt cho đại tràng. Một số tác dụng phổ biến như sau:
- Ích tinh, kéo dài tuổi thọ, bổ thận, tráng dương, điều trị phụ nữ bị băng huyết (Theo Dược Tính Bản Thảo).
- Thông nhuận ngũ tạng, làm ấm gối, lưng (theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
- Bổ thận dương, ích tinh huyết, nhuận tràng, thông tiện (theo Trung Dược Học).
- Bồi bổ Mệnh môn, tư nhuận ngũ tạng, ích tủy cân, hoạt đại tiện (theo Dược Tính Bản Thảo).
- Bổ thận dương, thông nhuận đường ruột (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
- Điều trị khí hư, huyết hàn, thấp nhiệt (chân tay lạnh, thiếu khí huyết)
- Ôn thận, tráng dương
- Nhuận tràng thông tiệns
- Chữa thận hư, di tinh, liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, đau lưng mỏi gối, thường hay tiểu đêm.
- Chữa vô sinh, suy giảm sinh lý, giảm ham muốn tình dục.
- Điều trị tiểu buốt, tiểu dắt, dị niệu.
- Điều trị táo bón do khí huyết hư
4. Cách dùng và liều lượng
Dùng độc vị hoặc kết hợp với nhiều loại thuốc khác. Liều lượng phụ thuộc vào bài thuốc và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
Bài thuốc sử dụng Nhục thung dung
1. Chữa yếu sinh lý, vô sinh ở nam
Chuẩn bị:
- Nhục thung dung (thái nhỏ) 30 g
- Nhân sâm (thái nhỏ) 15 g
- Lộc nhung (thái nhỏ) 10 g
- Thục địa 15 g
- Hải mã 10 g
Mang các nguyên liệu trên cho vào 1 lít rượu trắng, ngâm trong 1 tháng là có thể dùng. Mỗi lần uống 15 – 20 ml, ngày dùng 2 lần.
2. Trị liệt dương do thận hư, lưng gối đau lạnh
Chuẩn bị:
- Nhục thung dung 15 g
- Xà sàng tử 12 g
- Viễn chí 6 g
- Đỗ trọng, Phụ tử, Phòng phong mỗi loại 12 g
- Ba kích thiên 10 g
Mang các vị thuốc trên tán mịn hòa với mật ong làm thành viên hoàn (5 g). Mỗi lần dùng 1 – 3 hoàn, 2 lần mỗi ngày kèm với rượu ấm hoặc nước muối nhạt, ấm.
3. Chữa rối loạn cương dương, liệt dương, yếu sinh lý
Chuẩn bị:
- Nhục thung dung 200 g
- Thục địa 100 g
- Kỷ tử 50 g
- Huỳnh tinh 100 g
- Dâm dương hoắc 50 g
- Hắc táo nhân 40 g
- Xuyên khung 30 g
- Quy đầu 50 g
- Cam cúc hoa 30 g
- Cốt toái bổ 40 g
- Xuyên tục đoạn 40 g
- Nhân sâm 40 g
- Hoàng kinh 50 g
- Phòng đảng sâm 50 g
- Đỗ trọng 50 g
- Đơn sâm 40 g
- Trần bì 20 g
- Lộc giác 40 g
- Lộc nhung 20 g
- Đại táo 30 quả
Mang các dược liệu trên cho vào một bình thủy tinh hoặc bình gốm, cho rượu vào sao cho rượu ngập mặt dược liệu. Ngâm trong 1 tháng là có thể sử dụng.
4. Chữa phụ nữ vô sinh, tình dục lạnh nhạt
Chuẩn bị:
- Nhục thung dung 16 g
- Xà sàng tử 12 g
- Ngũ vị tử 6 g
- Ba kích tím 6 g
- Phụ tử 6 g
- Viễn chí 6 g
- Thỏ ty tử 12 g
- Phòng phong 6 g
Mang các vị thuốc trên tán nhuyễn thành bột mịn, trộn với mật ong hòa thành viên hoàn kích thước bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 12 – 20 g với nước ấm hoặc nước muối loãng.
5. Chữa di tinh
Dùng 30 g Nhục thung dung thái nhỏ, 10 g Thỏ ty tử, 60 g gạo tẻ cùng với 500 g xương sống dê nấu cháo và ăn trong ngày.
6. Điều trị xuất tinh sớm
Chuẩn bị:
- Nhục thung dung (thái nhỏ) 100 g
- Long cốt 50 g
- Tang phiêu 50 g
- Tỏa dương 100 g
- Thổ phục linh 25 g.
Cho các vị thuốc trên vào 3 lít rượu trắng ngâm trong 15 ngày. Mỗi lần uống dùng 20 – 30 ml, mỗi ngày 2 lần.
7. Trị táo bón ở người lớn tuổi do khí huyết hư
Dùng Nhục thung dung 24 g, Ma nhân 12 g, Trầm hương 2 g mang đi tán thành bột mụn, trộn cùng với mật ong làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 12 – 20 g, ngày 2 lần.
8. Trị suy nhược thần kinh
Chuẩn bị:
- Nhục thung dung 10 g
- Phục linh 6 g
- Thỏ ty tử 8 g
- Thạch xương bồ 4 g
Cho dược liệu vào siêu thuốc cùng 600 ml nước, sắc đến khi còn 200 ml, chia thành 3 lần uống trong ngày. Uống thuốc khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
9. Điều trị chứng hay quên ở người lớn tuổi
Dùng 10 g Nhục thung dung mang đi tẩm rượu, sau đó sấy khô, tán thành bột. Sau đó lại dùng 10 g Tục đoạn, Thạch xương bồ, Bạch linh mỗi loại 30 g mang đi tán nhuyễn. Hòa cùng với bột Nhục thung dung ban đầu để tạo thành thuốc.
Mỗi lần dùng 8 g để uống với rượu ấm, uống thuốc sau bữa ăn.
10. Trị nước tiểu màu vàng đặc
Dùng 40 g Nhục thung dung thái lát, tẩm rượu rồi sấy khô, tán mịn cùng 40 g Trạch tả, 40 g Hoạt thạch chia đều hào với nước ấm, dùng uống. Mỗi ngày uống 2 lần uống sau bữa ăn 30 phút.
11. Nhuận tràng thông tiện
Chuẩn bị:
- Nhục thung dung 24 g
- Trầm hương 20 g
- Hoạt ma nhân 12 g
Nghiền các vị thuốc trên thành bột, hòa với mật làm thành viên hoàn. Khi dùng, uống 12 – 20 g cùng với nước ấm. Mỗi ngày uống thuốc 2 lần.
12. Chữa đi tiểu tiện nhiều lần
Dùng 500 g Nhục thung dung, 200 g Sơn dược, 200 g Thục địa, 200 g Thỏ ty tử, 50 g Ngũ vị tử tán thành bột mịn sau đó hòa với mật làm thành viên hoàn. Mỗi lần uống 5 g với nước muối loãng, 2 lần mỗi ngày.
13. Bài thuốc bồi bổ khí huyết
Bài thuốc thứ nhất:
Dùng 1 kg Nhục thung dung, 500 g Dâm dương hoắc, 500 g Sâm cau, 500 g Sơn thù cho vào 15 lít rượu trắng 40 độ. Ngâm như vậy trong 25 ngày là có thể dùng được. Mỗi lần dùng 1 chén nhỏ, 2 lần mỗi ngày.
Bài thuốc thứ hai :
Dùng 30 g Nhục thung dung ngâm với 500 ml rượu trắng 45 độ sau 1 tuần là có thể dùng được. Mỗi lần uống 15 ml, 2 lần mỗi ngày.
Đối với rượu ngâm bồi bổ khí huyết, điều trị thận hư, liệt dương không phù hợp với người khí huyết hư hàn. Nếu cần dùng, không được dùng mỗi ngày và không quá 50 ml / ngày.
14. Chữa đi tiểu ra máu, dương khí kém
Dùng Nhục thung dung, Can địa hoàng, Thỏ ty tử (tẩm rượu để qua đêm), Lộc nhung (bỏ lông, thái lát mỏng, nướng với dấm) mỗi vị thuốc phân lượng bằng nhau, mang đi tán thành bột mịn, trộn với hồ làm thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 30 viên khi đói và trước bữa ăn chính.
15. Chữa da mặt sạm đen
Người da mặt sạm đen, lao thương, tinh suy dùng 160 g Nhục thung dung nấu nhừ cùng thịt dê và gạo làm thành cháo, ăn trong ngày.
16. Chữa noãn thủy tạng, minh mục
Chuẩn bị:
- Nhục thung dung tẩm rượu, để qua đêm, sấy khô 80 g
- Câu kỷ tử 40 g
- Ba kích 40 g
- Cúc hoa xuyên luyện tử 40 g
Mang tất các loại dược liệu trên tán nhuyễn, trộn với hồ làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng 30 viên với nước muối loãng. Dùng thuốc trước khi ăn.
17. Điều trị nước tiểu có màu trắng đục như sữa
Người thận hư, bạch trọc, nước tiểu có màu trắng đục dùng Nhục thung dung, Bạch kinh, Sơn dược, Lộc nhung mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán mịn thêm ít nước cơm làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 25 – 30 viên với nước đun sôi để nguội.
18. Điều trị nước tiểu dính như cao
Dùng 40 g Nhục thung dung thái lát, tẩm rượu, sấy khô, tán nhuyễn. Lại lấy 40 g Từ thạch nung lửa, ngâm giấm 37 lần, 40 g hoạt thạch, 40 trạch tả mang đi tán nguyên rồi hòa cùng bột Nhục thung dung, trộn mật ong làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 30 viên với nước ấm hoặc rượu ấm.
19. Chữa ra mồ hôi nhiều
Người ra nhiều mồ hôi, tiểu nhiều, mất tân dịch có thể dùng 80 g Nhục thung dung tấm rượu sấy khô, 40 g trầm hương tán mịn, trộn với dầu mè làm thành viên hoàn bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 70 viên với nước cơm. Dùng thuốc khi đói.
20. Chữa táo bón lâu ngày
Người bệnh táo bón mãn tính dùng 35 g Nhục thung dung nấu với 50 – 100 g gạo tẻ thành cháo. Khi nấu cho thêm gia vị như nấu cháo bình thường, chia thành 2 lần ăn trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng
Nhục thung dung là vị thuốc kỵ đồ sắt, đồng. Vì vậy khi nấu, ngâm rượu hoặc lưu trữ vị thuốc nên dùng nồi đất, đồ vật bằng gốm.
- Không dùng vị thuốc cho người bệnh tiêu chảy, âm hư hỏa vượng.
- Trong thận có nhiệt, dương vật dễ cương cứng mà tinh dịch không ổn định, không được dùng
- Tránh sử dụng nhầm lẫn Nhục thung dung với Tỏa dương.
Sử dụng Nhục thung dung theo hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc. Không tự ý sử dụng vị thuốc để tránh tác dụng không mong muốn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.