Tên khác: Bà cố chỉ, Hồ phi tử, Thiên đậu, Phản cố chỉ, Bà cố chỉ, Bồ cốt chi, Bổ cốt chỉ, Hắc cố tử, Hồ cố tử, Cát cố tử, phá cốt tử, cố tử, hạt đậu miêu
Tên khoa học: Psoralea Corylifolia L.
Họ khoa học: Họ Cánh Bướm (Fabaceae (Papilionaceae).
Tên tiếng Trung: 补骨脂
Cây Phá cố chỉ
( Mô tả, hình ảnh cây Phá cố chỉ, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Cây thảo cứng, ít phân nhánh, cao tới 1m. Lá chỉ có 1 lá chét hình trái xoan, có răng thô, cả hai mặt có nhiều tuyến hình mắt chim, màu đen. Hoa vàng đến hơn 20 cái xếp thành đầu hình trứng. Quả đậu hình trứng, hơi bị ép đen, sần sùi. Hạt đơn độc dính với vỏ quả, có màu nâu đen hay đen. Trên mặt hạt có các vân hình những hạt nhỏ giữa hơi lõm, mùi thơm, vị cay.
Phân bố:
Gốc ở Ấn độ, hiện có trồng ở nhiều nơi trong Việt Nam.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái vào tháng 9 lấy hạt phơi khô.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng hạt, hạt khô mẩy chắc đen, thơm, nhiều dầu, hơi nồng là thứ tốt. Hạt lép, nát, không thơm là xấu. Để nơi thoáng gió, cao ráo, mát.
Mô tả dược liệu:
Bổ cốt chỉ dùng hạt chín khô, hình thận dẹt phẳng hoặc hình tròn, trứng dài khoảng 3mm đến 4,5mm, rộng chưa đến 3mm, vỏ ngoài màu nâu sậm hoặc màu nâu đen, có vết teo nhăn nhỏ hơi giống hình hạt, chính giữa lõm vào, chất hơi cứng, nhân hạt màu vàng hạt nâu có nhiều chất dầu mùi thơm nồng nặc.
Bào chế:
Theo Trung Y: Sao qua với ít nước muối rồi phơi nắng cất dùng. Đem Bổ cốt chỉ ngâm rượu một đêm, vớt ra ngâm nước một đêm, vớt ra, phơi khô tẩm muối (100kg Bổcốt chỉ dùng 2,5kg muối) đun nhỏ lửa sao qua dùng (Dược Tài Học).
Vị thuốc Phá cố chỉ
( Công dụng,Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Tính vị:
Vị đắng cay, Vị cay, rất ôn, không độc, Vị cay đắng, tính ấm, Vị cay, đắng mà ngọt,
Qui kinh:
Vào kinh Thận, Vào kinh thủ Quyết âm túc Thái âm và mệnh môn,Vào kinh túc Dương minh Vị,Vào kinh tỳ, Thận, Tâm bào lạc
Công dụng:
Ôn thận, tráng dương, chỉ tả, Bổ Thận, tráng dương, cố tinh, súc niệu, ôn Tỳ, chỉ tả
Chủ trị:
Trị Thận hư, Di tinh, tiêu chảy, đái dầm, Trị liệt dương, hoạt tinh, tiểu nhiều, tiêu chảy do Tỳ hư
Liều dùng:
3-9g.
Kiêng kỵ:
Âm hư hỏa vượng, dương vật hay cương lên di mộng tinh, bón, đái ra máu, tiểu nhiệt, đỏ mắt, đắng miệng, khát nước do nội nhiệt, đỏ mắt do hỏa thượng lên, ăn vào đói liền, yếu nhiệt do phong thấp, yếu xương cấm dùng. Kỵ Vân Đài, huyết Dê và các loại huyết khác. Nó được hồ Đào, Hồ ma giúp thì càng tốt.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Phá cố chỉ
Trị tinh khí dễ ra:
Bổ cốt chỉ, Thanh diêm, 2 vị bằng nhau, sao, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm.
Trị tiểu nhiều lần do thận khí hư hàn:
Bổ cốt chỉ 300g chưng với rượu. Hồi hương 300g (sao muối), tán bột, trộn hồ làm viên với rượu bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 100 viên với nước muối hoặc lấy bột này chấm thận heo nướng chín ăn.
Trị trẻ nhỏ đái dầm do bàng quang hư hàn:
Bổ cốt chỉ, sao, tán bột, mỗi đêm uống 1,5g với nước nóng.
Trị hư nhược ở hạ nguyên, tay chân nặng nề, ra nhiều mồ hôi trộm
Bổ cốt chỉ 120g, chưng với rượu. Hồ đào nhục 30g (bỏ vỏ), Trầm hương tán bột 4,5g, luyện với mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20-30 viên với muối, rượu nóng lúc đói, uống từ tiết hạ chí đến đông chí, ngày 1 lần
Trị hư lao, suy nhược
Bổ cốt chỉ 480g, ngâm rượu 1 đêm, phơi nắng, rồi thêm vào 1 thăng dầu mè, trộn đều, sao cho đến khi nào hạt mè hết nổ thì thôi, xong rây bỏ mè đi, chỉ lấy Bổ cốt chỉ tán bột, dùng giấm nấu bột gạo làm viên to bằng hạt ngô đồng, uống lúc bụng đói với rượu nóng, muối loãng (Kinh Nghiệm Phương)
Trị đau lưng do thận hư:
Bổ cốt chỉ 30g, sao, tán bột, uống với rượu nóng, mỗi lần 9ghoặc thêm Mộc hương 3g.
Trị thận khí suy nhược, phong lạnh thừa cơ hội ấy nhập vào, hoặc khí huyết xung đột nhau gây nên Đau lưng
Phá cố chỉ tẩm rượu sao 480g, Đỗ trọng bỏ vỏ, xắt lát, sao nước gừng, 480g, Hồ đào nhục (bỏ vỏ) 20 trái, tán bột. Lấy tỏi giã nát, lấy 30g trộn làm viên, to bằng hạt ngô đồng, uống mỗi 20 viên với rượu nóng, lúc đói. Phụ nữ không uống được rượu thì uống với giấm nhạt. Uống như thế khỏe mạnh gân cốt, thông huyết mạch, đen râu tóc, đẹp nhan sắc.
Trị dương vật không dịu xuống được, tính khí tự chảy:
Phá cố chỉ, Phỉ tử mỗi thứ 30g, tán bột, mỗi lần lấy 9g,sắc với 2 chén nước còn lại 6 phân, ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi.
Trị tiêu chảy do Tỳ Thận suy hư:
Phá cố chỉ (sao) 240g, Nhục đậu khấu sống 120g,tán bột. Táo (loại thịt dầy) giã nhuyễn, trộn các thuốc bột trên, làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50-70 viên lúc đói với nước cơm.
Trị đau lưng do chấn thương, ứ huyết, ngưng trệ:
Phá cố chỉ (sao), Lạt quế, lượng bằng nhau, tán bột, mỗilần uống 6g với rượu.
Trị dương khí suy tuyệt:
Phá cố chỉ 300g, bỏ vỏ, rửa sơ qua, phơi nắng, tẩm rượu chưng rồi lại phơi nắng, rồi giã, rây nhỏ. Hồ đào nhục 600g, ngâm qua với nước sôi,bóc vỏ đi, nghiền nhỏ như bùn, lấy mật tốt làm như kẹo mạch nha, cất trong bình sứ, cứ mỗi sáng, lấy rượu nóng 2 chén trộn với 10 muỗng thuốc bột để uống, xong ăn sáng để đè thuốc (nếu không dùng rượu thì dùng nước nóng thay cũng được). Dùng lâu thì sống lâu khoẻ mạnh, ích khí, thông minh, nhớ dai, sáng mắt, mạnh gân cốt. Kiêng kỵ các thứ Vân đài, thịt dê.
Trị có thai Đau lưng:
Phá cố chỉ 60g, sao, tán bột. Trước hết, nhai Hồ đào nhục nửa trái lúc đói với rượu nóng và 6g Phá cố chỉ.
Định tâm bổ thận:
Phá cố chỉ sao 60g, Bạch phục linh 30g, tán bột. Một dược 15g, lấy rượu ngâm đổ đầy 1 lóng ngón tay, nấu chảy, hòa với bột làm viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với nước sôi.
Trị tiêu chảy, tiêu lỏng, Kiết lỵ mãn tính:
Phá cố chỉ (sao) 30g. Anh túc xác (nướng kỹ) 120g, tán bột, luyện mật ong làm viên, to bằng hạt Nhãn. Mỗi lần uống 1 viên với nước gừng và Táo.
Trị đau răng lâu ngày do thận hư:
Bổ cốt chỉ 60g, Thanh diêm 15g, sao, tán bột, bôi vào.
Trị sâu răng, răng đau buốt lên đầu:
Bổ cốt chỉ (sao) 15g, Nhũ hương 7,5g, tán bột, bôi vào hoặc làm viên nhét vào chỗ răng đau hàng ngày.
Trị đái dầm, Di tinh, liệt dương:
Bổ cốt chỉ, Thỏ ty tử, Hồ đào nhục mỗi thứ 9g, Trầm hương 1,5g, trộn với mật làm viên, mỗi lần uống 9g,ngày 3 lần với nước muối.
Trị đái dầm, Di tinh, liệt dương:
Bổ cốt chỉ 30g, tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với nước.
Trị bạch điến phong:
Bổ cốt chỉ 30g, cho vào 10ml cồn 750C, ngâm trong 7 ngày, bôi vào chỗ đau, ngày 1 lần.
Trị liệt dương, tiểu nhiều, đái dầm:
Bổ cốt chỉ, Thỏ ty tử, Bồ đào nhục, mỗi thứ 12g, ngày 2 lần với nước muối nhạt.
Trị đái dầm:
Bổ cốt chỉ, tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần.
Trị tiểu nhiều:
Bổ cốt chỉ (ngâm rượu sao) 100g, Tiểu hồi (sao) 100g, tán nhỏ, trộn đều, làm thành viên, mỗi tối dùng nước ấm uống. 3 đến 9 tuổi: 1g~3g; 10-12 tuổi 2g-5g. Trị 6 ca đều khỏi.
Trị bạch đới, hói tóc:
Bổ cốt chỉ 40g, ngâm với 100ml cồn 75%. 5-7 ngày bôi lên vùng bệnh và chích bắp dịch tiêm Bổ cốt chỉ ngày 1 lần 5ml. Kết hợp chiếu tia tử ngoại trị bạch điến 49 ca. Tỉ lệ có kết quả 75.5%. Đối với hói tóc, chỉ dùng tiêm và chiếu tia tử ngoại, trị 45 ca có kết quả 84.4% .
Trị tử cung xuất huyết:
Bổ cốt chỉ và Xích thạch chi, lượng bằng nhau, chế thành viên cầm máu. Trị 326 ca, có kết quả trên 90o/o .
Trị bạch cầu giảm:
Dùng bột thuốc Bổ cốt chỉ luyện với mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 6g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-3 hoàn hoặc 3g bột. Một liệu trình 4 tuần. Trị 19 ca, 14 ca khỏi, 4 ca tiến bộ .
Tham khảo:
. Đàn ông Đau lưng mỏi gối, không làm được việc gì, dưới bìu dái lở chảy nước, dùng Bổ cốt chỉ nó trục được khí lạnh đi, chữa được chứng tê lạnh, tiểu nhiều lần, bụng đau vì lạnh.
. Bổ cốt chỉ vị cay, khí ấm, không độc, đó là vị thuốc ‘Dương trung chí âm’ xuống nhiều mà lên ít, nó nhập vào kinh Tâm bào lạc, Tỳ, Mệnh môn, nó làm ấm cho thủy tạng, trong âm sinh ra dương, đó là vị thuốc chủ yếu để tráng hỏa mà ích cho thổ, trị được chứng ngũ thương thất lao, vì những bệnh này mới bắt đầu ở tỳ và thận, là 2 kinh đã hư mà sinh ra, phải dùng nó để làm ấm thủy tạng lại, bổ hỏa để sinh được thổ khí thì các khí chân dương đủ sức bổ để phát lên mới tiêu được cơm nước, xay lọc được thức ăn thành chất bổ để hóa huyết là những chất tinh túy từ Tỳ đưa lên Phế để nuôi ngũ tạng, nếu thất tình làm hại thì sinh ra bởi phong hay lạnh, do chỗ dương khí suy thì phong hàn thừa cơ đó bám vào làm gân xương đau nhức. Thận có hư hàn thì tinh mới chảy ra, vì thận chủ về tàng tinh nhưng tủy lại là gốc của tinh, nếu khí chân dương không được kiên cố thì những chứng trên sẽ biểu hiện ngay, nên phải làm cho nó bền vững tại gốc thì dương khí nó sẽ sinh ra ngay, tất nhiên những chứng kể trên phải lui hết. Đànông lấy tinh làm chủ, đàn bà lấy huyết làm chủ. Người đàn bà huyết xấu khí hư thì cũng như người đàn ông suy thận hàn, rồi sinh ra những bệnh khí hàn làm huyết giảm đi. Đàn ông thận lạnh thì tinh khí tự chảy, những vị ấm mà cay thì hay tán bởi hỏa hay tiêu tan các vật nên nó hay trụy thai.
. Bổ cốt chỉ trị được chứng thận tiết, thông được Mệnh môn, ấm được đơn điền, thu liễm tinh thần. Bổ cốt chỉ vị cay đắng, khí ấm, nhập kinh Tỳ, Thận, Đại trường, làm ấm thận, ôn Tỳ, tiêu hóa được cơm nước, trị được Đau lưng, chân lạnh mỏi, tiêu chảy do thận suy, làm an thai, di mộng tinh, đái dầm, liệt dương, bìu đái lở ẩm ướt, đau nhức các khớp xương. Bổ cốt làm ấm được cả Thủy lẫn Thổ, tiêu hóa được thức ăn rồi đưa chất bổ lên Can Tỳ, thu liễm được chứng hoạt tinh, tiết tả, Di tinh, đới hạ. Những sách khác đều ca tụng nó là vị thuốc làm sống lâu, tăng tuổi tho.ïTuy không hoàn toàn tin tưởng nhưng đó cũng là vị thuộc đáng kể vậy.
. Bổ cốt chỉ là vị thuốc cay đắng mà lại ấm, màu đen. Các sách đều ghi rằng nó có tác dụng thu liễm thần minh, làm cho hỏa trong tâm bảo lạc vớitướng hỏa trong mệnhmôn tương hòa với nhau nhờ thế mà Nguyên dương càng được bền vững kiên cố, xương tủy đầy đủ, đó chính là có ý lợi dụng những cái khí vị của nó ấm và đắng. Lại nữa nó có tính sáp rít là để trị những chỗ thoát đi, những chứng ngũ lao thất thương, vì hỏa suy sinh ra chứng Đau lưng, chân lạnh vì thận lạnh thì tinh tự chảy, thận hư thì tiêu chảy, đàn bà thận hư thì hay sinh non, dùng Bổ cốt chỉ rất hay. Nếu chứng không rõ, hoặc vì khí hãm khí hưđến nỗi trụy thai thì do thủy suy hỏa thắng, thấy tinh khí chảy ra rồi, hoặc tiêu chảy quá mà lầm dùng Bổ cốt chỉ để cầm lại tức là giết người không dao, còn thảm hại hơn là gươm giáo sắc bén vậy.
Phụ tử làm mạnh dương nhưng tính của nó chạy, ôn dươngkhí trong và ngoài toàn thân. Bổ cốt chỉ làm mạnh dương nhưng lại giữ lại, ôn dương khí ở vùng hạ tiêu.
Là yếu dược trị ngũ canh tả do Tỳ Thận dương hư.