Tên khác : Tên thường gọi: Phù tiểu mạch còn gọi là Hạt lúa mì lép, Phu mạch (tức trấu, vỏ lúa mỳ- Hòa hán dược khảo), Light wheat.
Tên tiếng Trung: 浮小麦
Tên dược: Fructus tritici Levis
Tên thực vật: Triticum aestivum
Cây Lúa mì
(Mô tả, hình ảnh cây Lúa mì, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…).
Mô tả:
Lúa mì hay tiểu mạch (Triticum spp) là một loài thóc, loài gốc cỏ mọc 1 năm hoặc qua năm, Thân có thể thẳng đứng, cao 1.4-1.6m, lá nhỏ, dài mà nhọn, có mạch đi song song theo chiều dài lá, hoa dạng bông kép, hoa dạng bộng nhỏ do 4-5 hoa làm nên, hai bên có vỏ cứng như dạng thuyền. Thân cây có 2 màu đỏ, trắng.
Đầu hè sau khi ra hoa thì kết quả, là loại hạt kín vỏ cứng, có gai, rất dài, lúc chín lấy về dùng.
Phân bố:
Lúa mì là một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng từ khu vực Levant, có trồng ở ta nhưng chưa phát triển, chủ yếu được nhập từ các nước châu âu.
Bào chế:
Ngâm vào nước, những hạt lép, nhẹ rỗng nổi trên mặt nước gọi là phù tiểu mạch. Lấy các hạt lép đó rửa sạch và phơi khô.
Vị thuốc Phù tiểu mạch
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
Tính vị:
Vị ngọt, tính mát
Qui kinh:
Vào kinh tâm, tỳ
Công năng:
Bổ khí và thanh nhiệt, cầm mồ hôi.
Chỉ định và phối hợp:
Cơ thể yếu biểu hiện như ra mồ hội trộm hoặc vào ban đêm: Dùng phối hợp phù tiểu mạch với mẫu lệ, hoàng kỳ và ma hoàng căn dưới dạng mẫu lệ tán
Liều dùng: 15-30g.
Ứng dụng lâm sàng của Phù tiểu mạch
Trị chứng trong người phiền muộn, tinh thần hoảng hốt không tự chủ, buồn bực bất an, tăng sữa cho sản phụ:
Cam thảo 12g, Đại táo 10 quả, Tiểu mạch 40g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: Dưỡng tâm, an thần, hòa trung, hoãn cấp. (Đại Mạch Cam Thảo Thang – La Thị Hội Dược Y Kính).
Trị khí âm suy kém, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, tim hay hồi hộp, lo sợ:
Hoàng kỳ 16g, Ma hoàng (rễ) 12g, Mẫu lệ (nướng) 40g, Phù tiểu mạch 40g. Tán bột. Ngày uống 12 – 16g hoặc sắc uống. Tác dụng: Cố biểu, chỉ hãn. (Mạch Tiễn Tán – Vệ Sinh Bảo Giám).
Tham khảo
Phân biệt Phù tiểu mạch và Tiểu mạch.
Mô tả: Tiểu mạch là hạt lúa mì chắc mẩy, không mốc mọt. Tiểu mạch có thể nghiền thành bột, gọi là bột mì, khi ngâm cho nảy mầm và sấy khô để sản xuất Vị Cốc nha.
Tên gọi Tiểu mạch còn gọi là Tiểu mạch tử, Hoài tiểu mạch, Tiểu mạch trần.
Tiểu mạch lúc chín, bông lúa biến thành nấm mốc đen gọi là Mạch nô
Thành phần hóa học: Chủ yếu có chứa khoảng 12,6 gam protein, 1,5 gam chất béo và các chất Starch, carbohydrates, fiber, enzymes, vitamins
Tác dụng của Tiểu mạch
Bổ sung phôi lúa mì vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp giảm nguy cơ vô sinh ở phụ nữ do sự thiếu hụt Vitamin E gây ra. Đối với nam giới, sự thiếu hụt vitamin E làm giảm sự vận động của tinh trùng. Vitamin E, Omega-3, Kẽm giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, ngăn chặn đột quỵ, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường các chức năng miễn dịch của cơ thể. Phôi lúa mì là nguồn Vitamin E tốt nhất được biết đến từ trước tới nay. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Kiêng kỵ: Tiểu mạch cũng như các loại gạo ngũ cốc những người tiểu đường một lúc không nên ăn quá nhiều.