Tên khác : Tên thường gọi: Thủy trúc còn có tên gọi là Lắc dù, Cói quạt, cây Trúc Ngược
Tên khoa học: Cyperus alternifolius L. ssp. flabelliformis (Rottb.) Khukenth.
Họ khoa học: thuộc họ Cói – Cyperaceae.
Cây Thủy trúc
(Mô tả, hình ảnh cây Thủy trúc, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…).
Mô tả:
Thân thảo mọc đứng thành cụm, dạng thô, cao 0,7-1,5m, có cạnh và có nhiều đường vân dọc, phía gần gốc có những bẹ lá màu nâu không có phiến. Lá nhiều, mọc tập trung ở đỉnh thân thành vòng dày đặc, xếp theo dạng xoắn ốc và xoè rộng ra, dài có thể tới 20cm. Cụm hoa tán ở nách lá, nhiều. Bông nhỏ hình bầu dục hoặc hình bầu dục ngắn, dẹp, dài chừng 8mm, thông thường không có cuống, hợp thành cụm hoa đầu ở đỉnh các nhánh hoa.
Ra hoa tháng 1-2.
Bộ phận dùng:
Thân lá – Caulis cum Folium Cyperi Flabelliformis.
Nơi sống và thu hái:
Gốc ở Madagascar, được nhập trồng làm cây cảnh. Thường trồng ven bờ nước trong các bồn hoa và trên các hòn non bộ ở nhiều nơi từ Tuyên Quang, Hà Nội, Nam Hà tới Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh. Thu hái toàn cây quanh năm.
Vị thuốc Thủy trúc
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
Tính vị, tác dụng:
Vị chua ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc; có tác dụng hành khí hoạt huyết, thoái hoàng giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Được dùng trị ứ huyết gây đau, vết thương do rắn rết và côn trùng