Tên thường gọi: Tùng tiết là đốt mắt cây Tùng (thông) thái lát phơi khô làm thuốc.
Tên tiếng Trung: 松 節
Tên khoa học: Lignum Pini Nodi Tuncorisati.
Họ khoa học: Thuộc họ Thông (Pinaceae)
Cây Thông (Tùng)
(Mô tả, hình ảnh cây Thông, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)
Mô tả
Cây thông còn có tên cây Tùng là biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu, bởi cây thông có sức chịu đựng phi thường trước mọi biến động của thời tiết.
Cây gỗ to, có tán hình nón thưa, thường xanh, cao đến hơn 30m và đường kính thân 0,6 – 0,8m. Ở cây non, vỏ thân nứt dọc, nhưng ở cây già vỏ bong từng mảng. Các cành ngắn mọc thành cụm trên đầu cành. Mỗi cành ngắn mang 5 lá ở đỉnh, hình kim, dài 6 – 11 cm, rộng 0,6 – 0,7mm, mặt cắt mang hình tam giác đều, cạnh có răng cưa nhỏ, hai mặt bên, mỗi mặt mang 2 – 5 hàng lỗ khí. Nón đơn tính, cùng gốc; nón cái thành thục hình trụ, dài 5,5 – 10 cm, đường kính 2,5 – 4 cm; gồm 25 – 50 vảy dài 2,5 cm, rộng 1,5 – 2,5 cm, mái vảy ở tận cùng. Khi chín vảy màu xám đen. Hạt hình trứng, màu nâu, dài 0,8 – 1 cm, đường kính 0,4 – 0,5 cm, mang cánh dài 1,5 cm ở phía trên đĩnh.
Thông tạo ra môi trường xanh tươi, trong sạch giàu ôxy, thơm mùi hương có lợi cho việc điều dưỡng sức khoẻ.
Phân bố
Tùng là loại thông có nhiều ở Đà Lạt và một số tỉnh miền Trung nước ta, và các nước trong khu vực.
Thành phần hóa học:
Chủ yếu có chứa chất nhựa, trong đó có tinh dầu. Alpha, beta pinen.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, thoáng gió, tránh nóng, xa lửa.
Vị thuốc Tùng tiết
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
Tính vị
Vị đắng, tính ấm.
Quy kinh:
Vào kinh Tỳ, Phế.
Tác dụng:
Hoạt huyết, hành khí, sinh cơ, chỉ đau, rút mủ.
Chủ trị:
Trị phong thấp, gân cốt tê nhức, dùng ngoài trị răng sâu đau VV.
Liều dùng:
Ngày dùng 6-16 g.
Kiêng kỵ:
Âm huyết kém, không phải hàn thấp không nên dùng.
Ứng dụng lâm sàng chữa bệnh của vị thuốc Tùng tiết.
Trị tai chảy mũ (viêm tai giữa):
Tùng chi 10g,Hoa yên chi 10g, Khô phàn 20g, Mã bột 10g, Mộc hương 10g. Tán bột, cho vào bông hoặc vải mỏng, nhét vào tai. Tác dụng: Trị tai chảy mũ (viêm tai). (Tùng Hoa Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Chữa trúng phong bại liệt:
Cẩu tích 12g, Tùng tiết 12g Đỗ trọng 8g, Hải phong đằng 4g, Mộc qua 8g, Ngưu tất 8g, Quế chi 4g, Quy vĩ 4g, Tang chi 4g, Tần giao 4g, Thục địa 20g, Tục đoạn 4g, Tùng tiết 4g. Sắc uống. (Cẩu Tích Ẩm – Y Lược Giải ẩm).
Trị té ngã sưng đau, huyết ứ:
Một dược 10, Tùng tiết 10g, Nhũ hương 5g, Bạch truật 10g, Đương quy 12g, Bạch chỉ 10g, Nhục quế 4g, Cam thảo 4gg. Tán bột, mỗi lần uống 6g-10g, ngày 3 lần với rượu. (Nhũ Hương Một Dược Tán gia Vị).
Trị ung nhọt sưng đau:
Nhũ hương 6g, Một dược 6g, Tùng tiết 8g, Thiên hoa phấn 8g, Đại hoàng 6g, Hoàng kỳ 10g, Ngưu bàng tử 10g, Mẫu lệ 10g, Kim ngân hoa 10g, Cam thảo 4g. Sắc uống. (Nhũ hương tiêu độc tán gia vị).
Trị đau khớp do sang thương huyết ứ:
Một dược 10g, Tùng tiết 10g, Bạch truật 10g, Đương quy 12g, Bạch chỉ 12g, Cốt toái 14g, Nhục quế 6g, Cam thảo 4g. Sắc hoà với ít rượu uống 2-3 lần. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Tham khảo:
+ Tùng tiết dùng vào thuốc thang khi gần được mới bỏ vào. Phối hợp với thuốc khác ngâm rượu để xoa bóp.
+ Tùng tiết sắc lấy nước uống để kích thích tuần hoàn.
Cũng dùng chữa phong thấp đau nhức xương; có thể ngâm rượu cho đặc lấy nước ngâm xoa bóp chữa đau nhức răng. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
+ Theo Trung Y: Cưa tùng khúc ngắn, đẽo ra từng miếng nhỏ, khi dùng nấu lấy nước hoặc cô thành cao.
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Đẽo mỏng, không phơi hoặc phơi âm Can (phơi nắng to mất chất dầu).