Tên khác : Vạn tuế
Tên khoa học Cycas revoluta Thunb., thuộc họ Tuế – Cycadaceae.
Cây Vạn tuế
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Cây thường xanh cao tới 1,5-2m. Lá mọc thành vòng dài tới 2m, hình lông chim; cuống lá có gai, lá chét dài 15-18cm, rộng 6mm, mũi có gai, mép cuộn lại. Cây có nón đực và nón cái riêng. Nón đực hẹp, dài 28cm, rộng 4cm, mang những nhị hình mác hẹp có bao phấn dọc theo mép. Nón cái gồm những lá noãn dài tới 20cm, có lông màu trắng hơi vàng, có phần không sinh sản rộng, chia thành nhiều dải hẹp có ngọn cong; noãn có lông. Hạt hình trái xoan dẹt, màu da cam, dài 3cm.
Ra hoa tháng 6-7, có quả tháng 10.
Bộ phận dùng:
Hạt, lá, nón, rễ – Semen, Folium, Conus et Radix Cycatis Revolutae.
Nơi sống và thu hái:
Loài của Nhật Bản, được trồng ở Nam Trung Quốc, Ðông Ấn Độ và Việt Nam. Ở nước ta, cây được trồng làm cảnh khá phổ biến nhiều nơi. Thu hái các nón và hạt vào mùa hè – thu, rửa sạch phơi khô dùng dần. Lá và rễ thu hái quanh năm.
Thành phần hóa học:
Thân cây chứa bột như bột cọ, chất màu, các acid béo: palmitic, stearic, oleic, behenic; và các azoxyglucosid. Hạt chứa 25% dầu, cycasin, insitol, pinitol, cholin, trigonellin, adenin, hystidin.
Vị thuốc Vạn tuế
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Tính vị, công dụng:
Vị ngọt, nhạt, tính bình. Lá có tác dụng thu liễm chỉ huyết, giải độc chỉ thống. Hoa có tác dụng lý khí chỉ thống, ích thận cố tinh. Hạt có tác dụng bình can, giáng huyết áp. Rễ có tác dụng khư phong hoạt lạc, bổ thận.
Chỉ định và phối hợp:
Lá được dùng trong các trường hợp xuất huyết, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, Huyết áp cao, đau dây thần kinh, mất kinh, ung thư. Hoa dùng chữa đau thượng vị, Di tinh, bạch đới, đau kinh. Hạt dùng trị Huyết áp cao. Rễ dùng trị lao phổi, Đau răng, đau thắt lưng, bạch đới, Thấp khớp tạng thống phong, chấn thương bị thương.
Liều dùng:
Lá và hoa 3-6g; hạt và rễ 10-15g; dạng thuốc sắc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Vạn tuế
Đang cập nhật.
Tham khảo
Chú ý
Tuy nhiên theo cảnh báo đăng trên tờ National Tropical Botanical Garden, mọi người không nên tiếp xúc gần hoặc dùng tay bứt lá, hạt, vỏ vạn tuế, bởi có thể bị ngộ độc. Cụ thể các hợp chất alkaloids trong thân cây có thể gây ung thư, acid amin là nguyên nhân làm rối loạn thần kinh mãn tính, ngay cả trong hạt vạn tuế cũng có chất cycasin độc tính khá cao.
Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc thậm chí gây tử vong cho người. Nên đặt cây tránh xa tầm với của trẻ em, bởi cơ thể non nớt của bé dễ bị tổn thương nếu vô tình chạm vào cây.
Ghi chú: Hạt và ngọn thân có độc; khi dùng phải cẩn thận.
Phương pháp nhân giống
Nhân giống cây vạn tuế có thể bằng cách gieo hạt, giâm củ và giâm chồi hút.
Gieo hạt
Do vạn tuế có hoa đực cái khác cây, trong đám cây trồng hoa đực rất ít, lại nở sớm hơn hoa cái nửa tháng đến 1 tháng. Cho nên kỳ ra hoa không gặp nhau và là nguyên nhân không có hạt, vì vậy phải tiến hành thụ phấn nhân tạo. Nói chung vào cuối mùa xuân đầu mùa hè có hoa nở, mùa thu có hạt chín và thu hái, gieo trong năm, tỷ lệ nảy mầm đạt 95%, nếu gieo vào năm sau chỉ đạt 20%. Trước lúc gieo phải ngâm nước ấm 50oC trong 12 giờ, đổ ra, gạt trải mỏng, sau 1 giờ lại ngâm nước ấm pha thêm 0,1% FeSO4 và KH2PO4 rồi bỏ vào tủ ấm giữ nhiệt độ 50oC ( hoặc đổ vào phích), sau 12 giờ đem ra gieo vào luống. Luống đất thường dùng là đất cát hoặc đất than bùn trộn cát hoặc cát sỏi bờ sông. Nếu nhiệt độ 25oC sau tháng 4 có thể này mầm. Sau 2 năm mọc được 2 lá có thể đem trồng.
Nhân giống bằng củ và chồi
+ Nhân giốn bằng giâm củ: khi cây vạn tuế trưởng thành cưa thân cây thành từng đoạn dài 15-20cm, tùy theo cây to hay nhỏ mà bổ ra 4 miếng, 6 miếng, 8 miếng, cão hết phần tủy, dùng Benlat 0,1% khử trùng, hong khô, phần củ dùng thuốc kích thích IBA ngâm 2 giờ. Đất nuôi phải là đất thịt hơi chua, trẹn đó rắc một lớp cát dày 20cm. Giữ cho đất cát có độ ẩm tương đối 60%, nhiệt độ trên 15oC . Như vậy sau 4 tháng sẽ ra rễ, sau 1 năm xuất hiện chồi hút, sau 1 năm rưỡi chồi hút có nhiều vẩy, Mỗi một miếng củ có thể mọc 1 hoặc nhiều củ con, thông thường sau 2 năm củ con sẽ mọc 1-2 lá. Cứ sau khi ra lá nếu có mẩy chồi hút, có thể cắt tách ra dem8 trồng ta sẽ được nhiều cây hơn. Khi giâm củ ta thường được 1 thân nhiều cây, đem trồng chậu ta sẽ có cây rất quý. Dùng cách này cần chú ý khử trùng, chọn đất sạch, cạo sạch tủy để tránh chuột, sâu, kiến ăn hại, tính chất vật lý đất kém, nhiệt độ quá thấp, độ ẩm quá cao đều không có lợi cho sinh trưởng cây con.
+ Nhân giống bằng giâm chồi hút: cây trưởng thành thường mọc chồi hút, hoặc cây già có vết thương thường mọc chồi hút. Vì vậy, muốn có nhiều chồi hút có thể cố ý gây nhiều vết thương. Chọn cây có đường kính 5cm, gốc trong lá vẩy đã mọc chồi hút 2cm (tốt nhất là chồi mọc rễ, không cắt chồi chưa thành thục), khi trời nắng lấy dao đã khử trùng cắt thân chồi, lập tức ngâm vào dung dịch vết thương, cắm vào luống giâm, phủ lên luống vật che phủ giữ ấm, sau 4 tháng nảy chồi, sau 1 năm mọc lá khi có lá thật là có thể đem trồng.
Khi trồng cây vạn tuế vào chậu, do cây mọc chậm nên không cần chậu quá lớn, sau 2-3 năm thay chậu 1 lần. Đất chậu nên chõn đất thịt thoát nước. Nếu đất quá chặt có thể thêm ít sỏi và vụn sắt, tốt nhất trộn thêm vào phân tổng hợp để bón lót.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Cây vạn tuế là cây ưa sáng, nhưng không ưa phơi nắng, nhất là lá non, trong thời kỳ ra lá non cần phải để trong râm. Chúng có tính chịu bóng nếu râm vừa phải cây sẽ xanh, có lợi cho sinh trưởng, nhưng để trong râm quá lâu lại không có lợi cho sinh trưởng. Thời gian để trong nhà không nên quá nửa tháng, nên thay đổi để ngoài sáng 1 tháng rồi lại mang vào nhà. Lá non cây vạn tuế có tính xu quang, muốn làm cho là mượt, trong kỳ sinh trưởng chậu cây vạn tuế nên cứ 3-5 ngày xoay chậu 180o , cho đến khi lá định hình, mà lá từ xanh nhạt chuyển sang xanh sẫm mới thôi.
Cây vạn tuế có tính chống chịu rét, ở miền Nam có thể để ngoài trời, nhưng cần chú ý đến độ ẩm, lượng bốc hơi sinh lý của vạn tuế nhỏ, nhưng mưa phùn hoặc mưa dầm mấy ngày, đất nén chặt, rễ dễ bị thối mà chết, Đất chậu chỉ cần hơi ẩm là được, không nên tưới nhiều, càng không nên để úng nước. Vạn tuế có khả năng chống chịu hạn, nhưng để khô lâu cũng không có lợi cho sự sinh trưởng làm cho rễ bị héo. Trong mùa sinh trưởng nên bảo đảm cung cấp nước, khi cần thiết buổi sáng và buổi tối phun lên lá và ngọn một ít nước , đặc biệt phả bảo vệ lá non không có được để héo.
Nhu cầu phân bón của cây vạn tuế không lớn, do cây mọc chậm, chỉ cần bón đủ phân lót, khi bón thúc bảo đảm đủ phân lót, khi bón thúc bảo đủ phân P,K nhất là phân K, vì phân K có thể tham gia vào các hoạt động trao đổi chất trong cây là chất hóa của 10 loại enzym, làm cho lá xanh thêm, thân cây mọc dài hơn, tăng sức sống của cây. Tỷ lệ N, P, K là 1:1:2, đồng thời mỗi năm bón 1 lần FeSO4 0,5%. Đến mùa xuân có thể cắt bớt lá già để cây tăng sinh trưởng chiều cao. Muốn cây tiếp tục sinh trưởng sau khi hoa nở mấy ngày liền cắt bỏ để cho cây mọc chồi đỉnh; nếu muốn có quả hạt thì thiến hành thụ phấn nhân tạo. Những vùng có sương muối phải giữ cho cây ở nhiệt độ trên 12oC, để cây sinh trưởng và phát triển.
Lá cây vạn tuế thường mọc trùng lên nhau, không khí không lưu thông hoặc nóng nực oi bức rất dễ bị rệp sáp và bệnh bồ hóng, phải kịp thời phun thuốc Rogor hoặc Monocrotophos hoặc Dichlorophos 0,1% để phòng trừ.