Tên khác : Tên thường gọi: Xuyên bối mẫu, Bối mẫu
Tên Hán Việt khác của xuyên bối mẫu: Càn mẫu, Khổ thái, Khổ hoa, Không thảo (Biệt Lục) Manh (Nhĩ Nhã), Manh dương thật (Bản Thảo Cương Mục), Biên lạp bách hợp (Nhật Bản), Manh, Thương thảo, Không thái, Càn mẫu, Sách mẫu, Thương sách mẫu, Mẫu long tinh, Ngõa lung ban, Du đông sách mẫu (Hòa Hán Dược Khảo) Điềm Bối mẫu (Cương mục thập di).
Tên tiếng Trung: 折贝母
Tên khoa học: Fritillaria roylel Hook.
Họ khoa học: Liliaceae.
Tên dược: Bulbus fritillariae cirrhosae
Tên thực vật: Fritillaria cirrhosa D. Don; Fritillaria unibracteata Hsiao et K. C. Hsia; Fritillaria Przewalskii; Fritillaria Delavayi Franch.
Cây xuyên bối mẫu
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Cây xuyên bối mẫu là một cây thuốc quý.
Xuyên Bối mẫu: (Bulbus Fritillariae Cirrhosae) là tép dò khô của cây Xuyên bối mẫu – Fritillariae cirrhosa D. Don. Cây Bối mẫu lá tím thẫm F. Unibracteata Hsiao et K.C.Hsia. Bối mẫu Cam túc F.prewalskii Maxim hoặc cây Bối mẫu F. delavayi Franch, 3 loại trước hình dạng khác nhau nên gọi là Tùng bối hay Thanh bối, còn loại sau gọi là Lô bối. Xuyên bối chủ yếu sản xuất ở các tỉnh Tứ xuyên, Tây tạng, Cam túc, Thanh hải, Vân nam.
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến:
Củ được đào vào mùa hè và phơi nắng cho khô. Bỏ vỏ.
Mô tả dược liệu:
Xuyên bối mẫu sản xuất ở Tứ xuyên, hình cầu dẹt hoặc gần hình cầu viên chùy, hợp thành bởi 2 phiến lá vảy dầy mập lớn nhỏ và 2 phiến vảy nhỏ bọc bên trong, dày khoảng 2-3 phân, vùng đầu nhọn, vùng dưới rộng, hai phiến lá bên ngoài thể hiện hình tròn trứng trong lõm ngoài lồi hơn, phẳng trơn màu trắng, 2-3 phiến cánh trong nhỏ dài hẹp màu vàng nhạt có chất bột có chất bột. Loại sản xuất ở huyện Tòng xuyên như dạng bồng con, hình tròn bóng trơn sạch sẽ, hơi ngọt, vị này tương đối tốt nên được gọi là Chân trâu Bối mẫu. 2)
Bào chế
Xuyên bối mẫu rút bỏ lõi, sấy khô tán bột dùng sống hoặc tẩm với nước gừng sao vàng tán bột, khi dùng hoà nước thuốc thang đã sắc mà uống (loại này không dùng sắc). Thổ bối mẫu loại củ tròn không nhọn đầu. Rửa sạch, ủ, bào mỏng, phơi khô hoặc tẩm nước gừng sao vàng (Loại này thường dùng sắc với thuốc) (Trung Dược Học).
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, đựng trong thùng lọ, có lót vôi sống dễ bị mọt.
Thành phần hóa học:
Theo sách Chinese Herba medicine, trong:
Xuyên Bối mẫu có: tritimine, chinpeimine.
Triết Bối mẫu có: peimine, peimimine, propeimine, peimidine, peimiphine, peimisine, peimitidine.
Xuyên Bối mẫu có những alkaloid sau: peiminin, peimin, peimisin, peimidin, peimitidin, fritimin. (Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam)
Tác dụng dược lý:
Qua nghiên cứu thực nghiệm không chứng minh được Ô đầu phản Bối mẫu.
Độc tính: Liều LD50 của Xuyên Bối mẫu đối với chuột là 40mg/kg. Liều LD50 của Triết Bối mẫu (peimine và peiminine chích tĩnh mạch) đối với súc vật thí nghiệm là 9mg/kg. Triệu chứng nhiễm độc là giảm hô hấp, giãn đồng tử, run giật và hôn mê.
Bối mẫu có tác dụng giảm ho khu đàm. Saponin trong Xuyên bối mẫu có tác dụng trên mạnh còn alkaloid của Bối mẫu chỉ có tác dụng khu đàm. Xuyên bối còn có tác dụng hạ áp, chống co giật, hưng phấn tử cung cô lập (thỏ hoặc chuột cống). Tác dụng hạ áp chủ yếu là do friti.
Triết bối có tác dụng giảm ho, hạ áp, hưng phấn tử cung, giãn đồng tử, chất chiết xuất của Triết bối nồng độ thấp làm giãn cơ trơn khí quản, nồng độ cao thì gây co thắt (chủ yếu là chất peimine nhưng peimine không có tác dụng giảm ho).
Qua nghiên cứu thực nghiệm không chứng minh được Ô đầu phản Bối mẫu.
Độc tính: Liều LD50 của Xuyên Bối mẫu đối với chuột là 40mg/kg. Liều LD50 của Triết Bối mẫu (peimine và peiminine chích tĩnh mạch) đối với súc vật thí nghiệm là 9mg/kg. Triệu chứng nhiễm độc là giảm hô hấp, giãn đồng tử, run giật và hôn mê.ao hợp bình thường nên gọi xuất tinh sớm.
Vị thuốc Xuyên bối mẫu
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Tính vị, quy kinh:
Xuyên bối mẫu vị Ðắng, ngọt và hơi lạnh quy kinh Phế và tâm
Theo sách cổ
Sách Bản kinh: Vị cay bình.
Sách Danh y biệt lục: đắng hơi hàn không độc.
Sách Tân tu bản thảo: vị ngọt đắng không cay.
Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh Tâm Phế.
Sách Bản thảo kinh giải: nhập thủ thái âm phế kinh, thủ dương minh đại trường kinh.
Công dụng:
Nhuận phế trừ đàm; Chỉ khái; Thanh nhiệt tán kết.
Chỉ định và phối hợp:
Ho: a) ho lâu ngày do phế hư biểu hiện ho khan và khô họng. Xuyên bối mẫu phối hợp với Mạch đông và Sa sâm; b) ho do đàm nhiệt biểu hiện khạc đờm vàng đặc. Xuyên bối mẫu phối hợp với Tri mẫu, Hoàng cầm, và Qua lâu; c) ho do phong nhiệt. Xuyên bối mẫu phối hợp với Tang diệp, Tiền hồ và Hạnh nhân. Tràng nhạc, viêm vú, và áp xe phổi: a) tràng nhạc Xuyên bối mẫu phối hợp với Tuyên sâm và Mẫu lệ; b) viêm vú Xuyên bối mẫu phối hợp với Bồ công anh và Liên kiều; c) áp xe phổi Xuyên bối mẫu phối hợp với Ngư tinh thảo và ý dĩ nhân.
Liều lượng:
Dùng từ 3-10g tán bột hòa uống.
Mỗi lần uống 1 – 2g, thường uống với thuốc thang hoặc cho vào thuốc hoàn tán.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Xuyên bối mẫu
Trị lao hạch (chứng loa lịch):
Tiêu loa hoàn: Huyền sâm 12g, Bối mẫu 10g, Mẫu lệ 15g, tán bột mịn trộn đều, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, với nước sôi nguội.
Trị viêm tuyến vú mới bắt đầu sưng tấy:
Bối mẫu, Thiên hoa phấn đều 10g, Bồ công anh 15g, Liên kiều, Đương qui, Lộc giác đều 10g, Thanh bì 6g, sắc nước uống. Ngoài đắp Bồ công anh.
Trị viêm phế quản kéo dài thể âm hư phế táo:
Nhị mẫu tán: Tri mẫu 10g, Xuyên Bối mẫu 8g (tán bột hòa uống) gia gừng tươi 3 lát sắc nước uống.
Bối mẫu tán: Bối mẫu 10g, Hạnh nhân 6g, Mạch môn, Tử uyển đều 10g, Trần bì 6g, Cam thảo sống 4g, sắc nước uống.
Bối mẫu 8g, Cát cánh 3g, Cam thảo 2g, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày (Diệp quốc tuyền).
Ma hạnh thạch cam thang gia vị ( Điều trị nhi khoa Đông y – BS Trần văn Kỳ): Ma hoàng, Hạnh nhân đều 6 – 8g, Tiền hồ, Cát cánh đều 8 – 10g, Thạch cao sống 12 – 20g (sắc trước), Trần bì, Bối mẫu đều 6 – 8g, Cam thảo 3g, Xuyên bối mẫu tán bột hòa thuốc, tất cả các vị sắc uống chia 3 lần trong ngày. Trị trẻ em viêm phế quản, ho, khó thở, sốt.
Trị phụ nữ có thai ho đàm:
Bối mẫu bỏ lõi sao vàng tán nhỏ, luyện với đường phèn viên bằng hạt ngô ngậm ngày 5 – 10 viên.
Tham khảo
Phân biệt xuyên bối mẫu và triết bối mẫu
Triết bối mẫu là tép dò khô của cây Triết bối mẫu – Fritillaria verticillata Wild var Thunbergii Bak. Nguyên sinh ở huyện Tượng sơn tỉnh Triết giang nên còn gọi là Tượng bối, nhưng hiện nay đã được chiết trồng tại nhiều nơi như Hàng châu, Giang tô, An huy, Hồ nam. Cho đến nay cây Bối mẫu chưa có ở Việt nam.
Thận trọng và chống chỉ định:
Không dùng cùng với Ô đầu vì chúng tương tác với nhau.
Hàn đàm, thấp đàm, tỳ vị hư hàn cấm dùng
Xuyên bối mẫu ghét đào hòa, sợ tần giao, mãng thảo, phàn thạch
Phân biệt với Xuyên bối mẫu với Thiên mục bối mẫu
Tên gọi: Thiên mục bối mẫu (bối mẫu triết giang)
Tên tiếng Trung: 天目贝母
Tên khoa học: Fritillaria monantha Migo
Họ khoa học: Thuộc họ bách hợp Liliaceae.
Mô tả cây: Là loài cây thân cỏ sống lâu năm, cây cao 45-60cm. Gốc cây có nhiều phiến vảy dày bao gốc, đường kính gốc 2cm. Thân thẳng đứng, không phân nhánh. Lá thường mọc đối nhau, có lúc mọc tản hoặc thành vòng gồm 3 lá, lá không cọng, lá thon tròn dài nhọn, dài 10-12cm, rộng 1,5-4,5cm, đỉnh lá nhọn cùn, không cuộn khúc, bờ lá phẳng đều, mặt lá trên màu lục, mặt lá dưới màu lục nhạt. Hoa mọc đơn ở đỉnh, rủ xuống, cành hoa có lúc dài hơn 3,5cm, hoa màu tía nhạt, có chấm vuông vàng trên hoa, đỉnh cành mọc hoa có 3-5 lá chồi ôm lấy hoa, chồi ôm nhỏ hơn so với lá, đỉnh không cuộn khúc, đáy ôm lấy cành hoa; hoa có 6 cánh, hình noãn đảo tròn dài, dài 4,5-5cm, rộng khoảng 1,5cm, trên cánh có tuyến ổ dày đặc lồi lên; nhị đực có 6 cái; trụ đầu có 3 cánh, cánh dài khoảng 3,5-5mm, bầu nhụy có 3 thất, mỗi thất có 2 phôi nằm dọc đứng. Quả có chiều dài và rộng đều 3cm, có 6 cạnh, trên cạnh có cánh, cánh rộng 6-8mm, trên quả có mở khe. Có nhiều hạt, phẳng dẹp, bờ viền có cánh hẹp.Mùa hoa 4-6, mùa quả tháng 7.
Tập tính phân bố: Sống ở độ cao 700-1200m so với mặt biển tại các vùng đồi núi, ven sông suối, bãi cỏ đất ẩm. Phân bố ở phía đông nam tỉnh Hà Nam và bắc Triết Giang.
Thu hái bào chế: Lấy vỏ gốc vào tháng 4-5, bỏ bùn tạp, phơi khô, sang lọc sạch sẽ.
Thành phần hóa học: Vỏ gốc chứa sinh vật kiềm.
Tính vị công năng: Vỏ gốc vị đắng, tính hơi hàn. Có tác dụng thanh phế chỉ khái, hóa đàm, tán kết tiêu thũng.
Chủ trị: Ho cảm mạo, lở loét, lao tuyến lympho, ung thư, viêm khí quản.
Lượng dùng: 3-10g.