✅ CÁCH PHÒNG TRÁNH SUY THẬN 👉 HIỆU QUẢ – TIẾT KIỆM

Bệnh Suy Thận

Bệnh suy thận là gì?

Cách phòng tránh Suy Thận – Suy Thận là một căn bệnh diễn biến âm thầm trong một khoảng thời gian dài. Trong một số trường hợp có thể phát hiện bệnh kịp thời có cách chữa bệnh sớm, ngăn ngừa suy thận diễn biến xấu hơn tới mức cần phải chạy thận hoặc ghép thận mới có thể sống được.

XEM THÊM

Suy thận được chia làm hai loại là suy thận cấp tính và suy thận mãn tính. Muốn phòng tránh hoặc chữa bệnh hiệu quả, trước tiên người bệnh cần biết căn nguyên gây bệnh thì mới chữa bệnh có hiệu quả.

Cách phòng tránh Suy Thận hiệu quả

Bệnh Suy Thận ảnh hưởng tới đời sống quan hệ vợ chồng, do yếu tố suy nhược cơ thể của Nam hoặc Nữ khiến cho hoạt động vợ chồng không như mong muốn. Giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng nếu không được cải thiện kịp thời.

Nguyên nhân nào gây suy thận?

Có thể do 2 nguyên nhân chính: sao huyết áo (lâu ngày) và viêm cầu thận cấp. Ngoài ra suy thận còn có thể là biến chứng của bệnh tiểu đường hoặc bệnh tiểu đêm nhiều lần.

Những thói quen sau đây khiến bạn dễ dàng mắc bệnh suy thận:

Sử dụng thuốc Tây y chữa các bệnh khác trong thời gian lâu dài hoặc uống với liều lượng quá lớn có thể gây ảnh hưởng tới thận.


Uống nhiều các loại nước ngọt có ga gây rối loạn nồng độ pH trong cơ thể, thận là bộ phận điều chỉnh nồng độ pH nên sẽ hoạt động liên tục, quá tải gây áp lực lớn cho thận.
Ăn bánh mì ngọt có chứa các chất phụ gia cũng gây hại cho thận.


Ăn quá nhiều muối: lạm dụng muối quá nhiều có thể gây bệnh huyết áp cao, làm cho lượng máu lưu thông không ổn định làm ảnh hưởng tới thận.


Uống nước quá ít đồng nghĩa với lượng nước tiểu giảm, khiến các chất thải và độc tố có trong nước tiểu tăng lên cao. Từ đó dẫn tới các bệnh như sỏi thận, thận bị ứ nước.

Triệu chứng của bệnh suy thận

Một số dấu hiệu không quá rõ ràng nhưng bạn cần lưu ý bởi có thể thận đang gặp vấn đề như:

Toàn thân mệt mỏi thường xuyên, không tập trung được, mất ngủ và trí nhớ bị giảm.
Có vị tanh trong miệng, hơi thở có mùi, buồn nôn, chóng mặt. Cảm thấy nặng hai mí mắt, tăng cân nhanh chóng hoặc phù toàn thân.
Ăn không ngon miệng, ngán thịt, bị ngứa.
Phù mặt, tay hoặc chân, không thở được, hụt hơi.
Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, trong nước tiểu có bọt bong bóng hoặc đi tiểu ra máu.

Nếu bị suy thận do thiếu máu sẽ thấy mệt mỏi, sức yếu, thấy lạnh, hay lú lẫn và khó thở
Ngứa ngoài da do hàm lượng photpho và canxi có trong máu quá cao. Khi đã điều chỉnh các hàm lượng này nhưng vẫn bị ngứa có thể là do sự tích tụ các độc tố do thận không có chức năng lọc.
Một số các nguyên nhân gây suy thận và các triệu chứng trên giúp bạn nhận biết được thận có đang gặp vấn đề hay không. Lúc này bạn nên đến các cơ sở y tế để xác định chính xác bệnh.

Cách phòng tránh Suy Thận

Chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học giúp bảo vệ thận.
+ Uống ít nhất 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

+ Có chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị béo phì, thừa cân và bị thừa cholesterol.

+ Hạn chế ăn mặn, giảm thiểu lượng muối trong các bữa ăn.

+ Bổ sung nhiều rau xanh vào các bữa ăn.

+ Dừng hút thuốc lá, hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn.

+ Tập thể dục thể thao mỗi ngày, các bài tập cần phù hợp với thể lực của bản thân, tránh gây quá sức.

+ Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp tăng cường và bảo vệ chức năng thận.

Sử dụng dược phẩm của Thuốc Hay để hỗ trợ điều trị Suy Thận nhanh chóng, tiết kiệm tại nhà.

Dược Phẩm Hỗ Trợ Điều Trị Suy Thận :

Câu hỏi thường gặp :
nang thận là gì ?

Thận người được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu đơn vị thận để bài tiết nước tiểu. Mỗi đơn vị thận đều có nhiệm vụ là lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu vào một hồ chứa chung là bể thận.
Từ bể thận, nước tiểu sẽ chảy từ niệu quản xuống bàng quang để khi buồn đi tiểu, nước tiểu được đẩy ra ngoài. Nếu vì một lí do nào đó như viêm, bị sỏi, bị xơ, bẩm sinh… mà một đơn vị thận bị tắc thì nước tiểu bị ứ lại hình thành một túi chứa nước gọi là nang thận. Tuy nhiên, lượng nước ở nang thận sẽ được tái hấp thu lại một phần, do đó mà thời gian nang thận gia tăng kích thước rất lâu.
Nang thận đơn độc là bệnh nang thận phổ biến, chiếm tỉ lệ 1/3 bệnh nhân trên 50 tuổi, nguyên nhân có thể là do thận bị viêm, xơ có sỏi hoặc do di truyền gây tắc nghẽn đơn vị thận. Nang thận đơn độc không gây biến chứng, ít có biểu hiện rõ ràng. Những nang nhỏ thường không gây biểu hiện gì. Nang lớn có thể gây đau ê ẩm bên hông lưng có chứa nang thận.
Có thể dễ dàng phát hiện nang thận đơn độc qua siêu âm hoặc CT-Scan, đặc biệt phương pháp CT-Scan giúp tầm soát nang thận chính xác hơn. Nếu nang nhỏ dưới 6cm, không có biến chứng thì không cần can thiệp. Nang thận có kích thước lớn hơn 6cm nên phẫu thuật vì nó sẽ gây chèn ép chủ mô thận, dần dần ảnh hưởng đến chức năng thận.

Nang thận là gì

nang thận có nguy hiểm không ?

Thận đa nang: loại nang thận này thường do di truyền gây nên, người bệnh cần được theo dõi mỗi 6 tháng siêu âm một lần. Nếu nang thận gây đau, nhiễm trùng thì phải có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa niệu. Biến chứng của thận đa nang có thể dẫn đến nang nhiễm trùng, tụ mủ, sỏi trong nang, nang hóa ác, nang quá to gây chèn ép hay vỡ nang.
Có thể điều trị thận nhiều nang bằng cách chọc hút nang thận và bơm chất làm xơ hóa dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc mổ hở cắt chóp nang hay phẫu thuật nội soi cắt chóp nang. Phẫu thuật nội sôi cắt chóp nang là phương pháp phẫu thuật có nhiều ưu điểm: số ngày nằm viện ngắn, vết mổ nhỏ, ít đau, bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh. Hiện nay phương pháp này được xem là phương pháp phẫu thuật nang thận an toàn và hiệu quả nhất.

nước tiểu màu vàng ?

Đây là biểu hiện đơn thuần của nhiều bệnh lý khác nhau, phải xét nghiệm nuớc tiểu và máu mới thấy rõ được tình trạng bệnh lý.

nuoc tieu co mau xanh ?

Trung bình một người bình thường có nhu cầu đi tiểu 3 giờ 1 lần, nếu điều kiện chung quanh cho phép đi tiểu. Khi nhịn tiểu, nước tiểu đọng lại lâu trong bàng quang là yếu tố thuận lợi cho vi trùng phát triển gây nhiễm trùng đường tiểu. Theo như lời em kể, có khả năng em đã bị viêm bàng quang cấp tính. Đi tiểu có màu xanh là do uống một số thuốc sát trùng đường tiểu. Nếu các triệu chứng của em chưa hết, em phải đến khám bệnh tại các phòng khám Tiết Niệu ở bệnh viện. Để tránh hiện tượng này tái phát, mỗi ngày em nên uống đủ 2 đến 3 lít nước sạch và đi tiểu ngay khi mắc tiểu, không nên nhịn tiểu lâu.

trị sỏi thận bằng rau om ?

Cách 1: Sử dụng nước rau om
Bạn hãy chuẩn bị khoảng 100g rau om tươi, đem rửa sạch rồi giã nhỏ rau om hoặc xay nhuyễn để tạo thành sinh tố và dùng uống mỗi ngày. Hoặc một cách khác là bạn dùng rau om tươi để đun sôi trong khoảng 20 phút cho đến khi cô đọng lại còn chừng một bát nước để uống hàng ngày. Kiên trì áp dụng cách này trong vòng 15 – 30 ngày bạn sẽ thấy tác dụng đối với bệnh sỏi thận.
Cách 2: Kết hợp giữa rau om và nước dừa
Với cách trị sỏi thận bằng rau om kết hợp nước dừa bạn cần chuẩn bị 300g rau om tươi; đem rửa sạch và giã nát, sau đó hãy lọc lấy nước rồi bỏ bã. Tiếp theo, bạn sử dụng nước dừa tươi để hòa cùng nước cốt rau om và chia uống 3 lần/ngày.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa rau om cùng với nước dừa sẽ giúp làm lợi tiểu; đánh tan sỏi thận, từ đó sẽ đào thải chúng ra bên ngoài cơ thể. Người bệnh sẽ cảm nhận được sự cải thiện đáng kể khi thực hiện phương pháp này sau 7 ngày.trị sỏi thận bằng rau om

chỉ số creatinin là gì ?

Chỉ số thận suy creatinin trong máu của người bình thường sẽ dao động ở mức sau: Đối với người lớn: Nam giới có chỉ số creatinin từ 0,6- 1,2mg/dl hoặc 74-110 µmol/l và ở nữ giới: 0,5-1,1mg/dl hoặc 58-96 µmol/l. Đối với trẻ em: Bình thường là 0,2mg/dl hoăc có thể tăng hơn một chút.

bị sỏi thận có quan hệ được không ?

Sỏi thận là căn bệnh đường tiết niệu khá phổ biến, sỏi thận tuy không ảnh hưởng đến sinh lý và quan hệ nam nữ nhưng chúng cũng gây nên không ít bất tiện cho người bị sỏi. Các triệu chứng đau lưng, đau bụng khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi, không còn hứng thú khi quan hệ và suy giảm chất lượng cuộc yêu.

bài tập thể dục tốt cho thận ?

1. Chà sát 2 vành tai
Theo Đông y, thận là trung tâm điều hòa của cơ thể và tai là nơi chứa nhiều huyệt vị dẫn đến thận.
Cách làm:
Hai tay xoa bóp nhẹ nhàng và chà sát vào vành tai cho tai nóng lên. Việc này giúp tăng cường tuần hoàn máu và cung cấp máu đến thận. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần mỗi lần 20 phút.
2. Massage bụng dưới
Vị trí bụng dưới và lưng hông là 2 vị trí có quan hệ mật thiết với thận. Bên cạnh đó, theo y học cổ truyền, thận nằm ở phía sau của bụng vậy nên lưng có thể coi là mái nhà của thận.
Cách làm:
Vào buổi tối trước khi đi ngủ, thực hiện bằng cách chà sát 2 bà tay cho nóng lên rồi nhẹ nhàng xoa bóp ở vùng bụng dưới và hai bên hông, việc này giúp bổ thận nạp khí.
3. Massage gan bàn chân

Bàn chân tập trung nhiều huyệt vị của cơ thể. Trong đó có huyệt Dũng Tuyền là huyệt tập trung khí độc hại trong cơ thể. Vậy nên việc xoa bóp giúp bổ trợ cho thận tiêu tán lượng khí này.
Cách làm:
Bạn có thể dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng phần gan bàn chân hoặc có thể ngâm chân trong nước ấm có pha muối. Đây được xem là bài tập thể dục tốt cho thận đơn giản và công hiệu.
4. Bịt 2 tai
Bài tập thể dục tốt cho tận này không chỉ tác dụng lên thận mà còn tác dụng lên não bộ, giúp tỉnh táo, nâng cao tinh thần, ngoài ra còn chữa bệnh ù tai, cao huyết áp
Cách làm:
Dùng 2 tay bịt kín vành tai, các ngón tay đặt vào sau gáy và ngón trỏ đè lên ngón giữa. Dùng ngón trỏ đè mạnh vào xương chẫm. Thực thiện 24 lần.
5. Đi bằng gót chân
Bàn chân chứa 2 huyệt vị vô cùng quan trọng trong cơ thể đó là huyệt Dũng Tuyền và huyệt Thái Khê. Việc đi bằng gót chân sẽ tác động trực tiếp lên 2 huyệt vị này. Đây được xem là bài tập thể dục tốt cho thận nên tập luyện thường xuyên.

6. Kiễng chân và đi kiễng chân
Bài tập kiễng chân và đi kiễng chân này giúp cải thiện chức năng hệ tim mạch và phổi, hệ thống thần kinh, giúp lưu thông máu và đặc biệt tốt cho chức năng của thận.
Cách làm:
Kiễng chân 3 phút, bằng cách nâng gót chân lên rồi từ từ hạ gót chân xuống, không dùng lực quá mạnh hoặc lam quá nhanh. Lưu ý là những người bị bệnh xương khớp không nên tập bài tập thể dục tốt cho thận này.
Sau khi kiễng chân bạn tiếp tục thực hiện việc đi kiễng chân, 10 phút/ngày, bài tập này giúp kích thích các huyệt vị dưới bàn chân.
Bạn có thể thực hiện một hoặc một vài hoặc thậm chí là tất cả các bài tập thể dục tốt cho thận được nêu trên, các bài tập này cũng giúp ích cho người bệnh suy thận, nhưng mấu chốt là bạn phải tập nó một cách đều đặn và có kỷ luật thì mới phát huy được hết tác dụng của nó.

Thận nằm ở đâu ?

Vị trí của Thận
Thận là một bộ phận quan trong trong hệ tiết niệu, có hình hạt đậu nằm trong khoang bụng sau phúc mạc đối xứng nhau qua cột sống, ngang đốt sống ngực T11 đến đốt thắt lưng L3. Thận phải nằm hơi thấp hơn thận trái khoảng 1 đốt sống, mặt trước thận nhẵn bóng, mặt sau sần sùi.

tiểu nhiều là thận tốt hay xấu ?

Chứng tiểu nhiều có liên quan trực tiếp đến thận, bởi đây là cơ quan bài tiết nước tiểu, nếu thận ổn định thì sẽ luôn đảm bảo lượng nước tiểu ổn định, không thừa cũng không thiếu…
Mọi quá trình đều có sự thống nhất chặt chẽ của nó, chẳng hạn nếu bạn bị ra mồ hôi nhiều đương nhiên cũng sẽ đi tiểu ít hơn, hoặc nếu bị tiêu chảy cũng sẽ đi tiểu ít hơn, bởi lúc này thận sẽ ưu tiên giữ lại nước cho cơ thể hoạt động ổn định nhất. Và ngược lại, nếu bạn bình thường, trời mát mẻ không tiết mồ hôi thì chức năng bài tiết của thận sẽ lọc tối để loại bỏ nước tiểu ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy, đi tiểu  nhiều là tốt khi bạn nạp nhiều nước, nhưng lại không ra mồ hôi  hay bệnh lý nào đó gây mất nước.

nước tiểu màu vàng xanh ?

Khi bạn sử dụng một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc giãn niệu đạo thì nước tiểu sẽ có màu vàng xanh bạn nhé !

dấu hiệu suy thận ở nữ ?

Nguời ớn lạnh, tăng cân nhiều, tóc rụng nhiều, mắt thâm quầng phù nọng, lạnh nhạt làm chuyện ấy.

triệu chứng suy thận nhẹ ?

Bạn nên theo dõi cơ thể mình và khi có những sự thay đổi nhẹ bất thường cũng là những tiếng chuông cảnh báo một số loại bệnh lý cơ thể nguy hiểm. Nếu bạn đang có những biểu hiện sau đây thì hãy tới ngay những phòng khám hay bệnh viện để được bác sỹ khám, xét nghiệm máu và tư vấn nhé:
Khó thở.
Buồn ngủ.
Buồn nôn.
Đau tức ngực.
Hôn mê, co giật.
Cơ thể luôn mệt mỏi.
Da phát ban nổi mụn ngứa và mẩn đỏ.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Xuất hiện tình trạng phù nề tay chân. 
Ngoài những dấu  hiệu trên thì đôi khi suy thận cấp, suy thận nhẹ không hề có những dấu hiệu nào điển hình cho đến khi người bệnh tự nhiên ngất xỉu và phải nhập viện thì bác sỹ mới phát hiện ra bệnh.

XEM THÊM

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ !
remove email facebook