Bệnh Gan Dấu Hiệu Và Triệu Chứng
Tìm hiểu chung về bệnh Gan
Bệnh Gan nguy hiểm có 20% đến 50% các bệnh về gan do rượu gây ra? Nếu bác sĩ bảo bạn rằng gan bạn đang yếu đi, điều đó nghĩa là gan của bạn không còn đủ sức để lọc chất thải ra khỏi máu cũng như hỗ trợ các cơ quan khác trong cơ thể bạn. Hậu quả là phần còn lại của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về bệnh gan trong bài viết này.
Bệnh gan là gì?
Bệnh gan có thể là do di truyền hoặc do các yếu tố gây tổn hại gan như nhiễm virus, uống rượu, mắc bệnh béo phì. Theo thời gian, tổn thương gan để lại sẹo (xơ gan) có thể dẫn đến bệnh suy gan khiến tính mạng người bệnh bị đe dọa.
Gan là cơ quan làm việc vất vả nhất trong cơ thể. Nó có kích thước gần bằng một quả bóng nằm dưới xương sườn của bạn ở phía bên phải bụng. Nó được tạo thành từ 2 phần: thùy trái và thùy phải. Gan cần thiết cho việc tiêu hóa thức ăn, lọc chất độc hại ra khỏi cơ thể cũng như dự trữ năng lượng để cơ thể sử dụng khi cần.
Nguyên nhân gây bệnh Gan
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gan, một số nguyên nhân chính là:
Nhiễm trùng
Ký sinh trùng và virus có thể lây nhiễm vào gan, gây viêm và làm giảm chức năng gan. Các virus gây tổn thương gan có thể lây lan qua máu, tinh dịch, thực phẩm bị nhiễm bẩn, nước hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh. Các loại virus phổ biến nhất gây bệnh gan là virus viêm gan, bao gồm:
- Viêm gan siêu vi A;
- Viêm gan siêu vi B;
- Viêm gan siêu vi C.
Hệ miễn dịch bất thường
Là bệnh mà trong đó hệ miễn dịch của bạn tấn công vào các bộ phận trong cơ thể (tự miễn) và có thể khiến gan bị ảnh hưởng. Ví dụ về các bệnh gan tự miễn bao gồm:
- Viêm gan tự miễn;
- Xơ gan ứ mật nguyên phát;
- Viêm đường mật xơ hóa nguyên phát.
Di truyền
Khi bạn có một gen bất thường được di truyền từ bố hoặc mẹ, gen này sẽ làm tích tụ những chất không tốt trong gan, từ đó làm tổn thương gan. Bệnh di truyền về gan bao gồm:
- Gan ứ sắt;
- Oxalat trong nước tiểu cao;
- Bệnh Wilson.
Những nguyên nhân khác
- Nghiện rượu;
- Tích tụ chất béo trong gan (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu).
Nguy cơ mắc phải bệnh Gan
Những ai thường có nguy mắc phải bệnh gan?
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh là:
- Uống nhiều rượu;
- Sử dụng chung kim tiêm khi tiêm chích ma túy;
- Xăm hoặc xỏ khuyên;
- Tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của người khác;
- Quan hệ tình dục không an toàn;
- Tiếp xúc với hóa chất hoặc chất độc nhất định;
- Mắc bệnh tiểu đường;
- Bị béo phi
- Nồng độ triglycerid trong máu cao.
Triệu chứng thường gặp các bệnh về Gan
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gan là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh về gan bao gồm:
- Da và mắt xuất hiện màu vàng (bệnh vàng da);
- Trướng bụng;
- Sưng ở chân và mắt cá chân;
- Ngứa da;
- Màu nước tiểu đậm;
- Phân bạc màu hoặc phân có máu;
- Mệt mỏi kéo dài;
- Buồn nôn hoặc nôn mửa;
- Ăn mất ngon;
- Dễ bị bầm tím.
Cách chẩn đoán bệnh Gan
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Hãy đi khám bác sĩ nếu cơ thể có bất kỳ dấu hiệu kéo dài hoặc triệu chứng nào đó làm bạn lo lắng rằng mình mắc bệnh gan. Bạn phải đi cấp cứu ngay nếu bị đau bụng dữ dội mà không thấy tự thuyên giảm.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh gan?
Tìm ra nguyên nhân và mức độ tổn thương gan là rất quan trọng trong việc hướng dẫn điều trị. Bác sĩ thường chẩn đoán bằng cách hỏi bệnh sử của bạn kỹ lưỡng và thăm khám lâm sàng.
Bác sĩ có thể khuyên:
- Bạn nên làm xét nghiệm máu. Đây là một nhóm các xét nghiệm máu với tên gọi là xét nghiệm chức năng gan được dùng để chẩn đoán bệnh gan. Các xét nghiệm máu khác có thể được thực hiện để tìm ra chính xác bệnh mắc phải hay bệnh di truyền;
- Hoặc bạn sẽ phải làm xét nghiệm hình ảnh. Các xét nghiệm như CT scan, MRI và siêu âm có thể giúp thấy được tổn thương gan;
- Bạn có thể phải làm sinh thiết gan. Công việc này được tiến hành bằng cách đưa một cây kim dài vào gan sau đó lấy ra một ít mô gan. Mẫu mô sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm mục đích chuẩn đoán bệnh.
Điều trị và kiểm soát hiệu quả
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh gan?
Điều trị bệnh về gan phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trường hợp người bệnh bị tổn thương gan do dùng quá liều paracetamol (còn gọi là acetaminophen quá liều), việc điều trị chỉ bao gồm chữa triệu chứng và súc rửa ruột. Khi nguyên nhân là một bệnh nhiễm virus như virus viêm gan A hoặc B, bác sĩ sẽ kê toa thuốc để điều trị nhiễm trùng và giám sát chặt chẽ gan của bạn thường xuyên. Một số bệnh về gan có thể được điều trị dễ dàng bằng cách thay đổi lối sống, chẳng hạn như ngưng uống rượu hoặc giảm cân. Nhưng những bệnh về gan khác có thể phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Còn bệnh suy gan giai đoạn cuối thì phải điều trị bằng cách ghép gan.
Những biến chứng có thể xảy ra?
Bệnh về gan có rất nhiều biến chứng. Khi gan của bạn bắt đầu suy yếu, các cơ quan khác của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số biến chứng của suy gan cấp tính:
- Phù não: xảy ra khi các chất lỏng trong não tích tụ quá mức gây tăng áp lực khiến não không có đủ oxy để hoạt động.
- Rối loạn đông máu: vì gan chịu trách nhiệm sản xuất các chất đông máu, suy gan cấp tính sẽ gây chảy máu không kiểm soát được, thường là ở đường tiêu hóa.
- Nhiễm trùng: bạn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiết niệu
- Suy thận: Khi gan suy yếu, thận sẽ phải làm việc nặng nhọc hơn để lọc độc tố trong cơ thể. Do đó, thận sẽ là cơ quan tiếp theo dễ bị suy yếu.
Các biến chứng có thể được ngăn ngừa bằng cách làm giảm tiến triển của bệnh về gan. Điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ để tìm cách ngăn chặn những biến chứng trên.
Điều trị Bệnh Gan bằng thuốc Nam
Bạn nên làm gì để kiểm soát bệnh gan?
Khi mắc bệnh về gan, nếu bạn có chế độ ăn uống lành mạnh thì gan sẽ làm dễ dàng hơn và có thể tự hồi phục một số tổn thương. Ngược lại, chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm cho gan của bạn làm việc vất vả hơn và có thể gây ra nhiều tổn thương hơn.
Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống tốt nhất cho gan cũng như có được lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nếu bị bệnh về gan nặng, bạn nên tuân theo chế độ ăn như sau, sẽ giúp bạn cải thiện tình hình:
- Ăn một lượng lớn thực phẩm giàu carbohydrate. Carbohydrates nên là nguồn cung năng lượng chính trong chế độ ăn uống.
- Ăn một lượng chất béo vừa phải. Các carbohydrate và chất béo sẽ ngăn ngừa sự tiêu hủy các protein trong gan.
- Mỗi ngày ăn khoảng 1 g protein cho mỗi kilogram trọng lượng cơ thể. Điều này có nghĩa rằng một người đàn ông 70 kg nên ăn 70 g protein mỗi ngày. Người có lá gan bị hư hỏng nặng có thể cần phải ăn ít protein. Tham khảo ý kiến bác sĩ về nhu cầu protein của bạn.
- Hãy bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B.
- Giảm lượng muối đưa vào cơ thể (thường ít hơn 1500 mg mỗi ngày) nếu bạn đang bị thừa dịch trong cơ thể.
Các bệnh về gan thường gặp :
1. BỆNH VIÊM GAN B
Viêm gan – những điều căn bản cần biết
Tuổi nhiễm bệnh
Số người ước tính sẽ bị viêm gan B mãn tính
Viêm gan B và sức khỏe của bạn
Không hề có chuyện ‘người mang mầm bệnh khỏe mạnh’
Viêm gan B có thể lây qua đường nào ?
Bạn không thể mắc viêm gan B qua
Sự lây truyền của viêm gan B trên thế giới
Triệu chứng của bệnh Viêm Gan B như thế nào?
Xét nghiệm viêm gan B
Bạn nên làm xét nghiệm viêm gan B nếu bạn:
Viêm Gan B có chữa được không?
Cách phòng tránh viêm gan B cho người chưa bị nhiễm virus
Dược phẩm Hỗ Trợ điều trị Viêm Gan B
2. BỆNH XƠ GAN
Nguyên nhân Xơ Gan
Triệu chứng dấu hiệu của bệnh xơ gan
Cách phòng bệnh Xơ Gan
Điều trị bệnh xơ gan như thế nào
Chăm sóc bệnh nhân xơ gan tại nhà
Nguyên nhân xơ gan là gì?
Chữa bệnh xơ gan bằng thuốc Nam
1/ Dùng cây dứa dại chữa bệnh xơ gan
2/ Chữa xơ gan từ cây diệp hạ châu
3/ Bài thuốc từ nấm lim xanh
4/ Cây nhân trần chữa xơ gan hiệu quả
5/ Cách chữa xơ gan từ Atiso
6/ Cách dùng râu ngô chữa bệnh xơ gan
Dược phẩm Hỗ Trợ Điều Trị Xơ Gan
3. BỆNH GAN NHIỄM MỠ
Đối tượng dễ mắc bệnh Gan Nhiễm Mỡ
Triệu chứng mắc bệnh Gan Nhiễm Mỡ
Nguyên nhân mắc bệnh Gan Nhiễm Mỡ
Những tác hại của bệnh Gan Nhiễm Mỡ
Chẩn đoán bệnh Gan Nhiễm Mỡ
Điều trị Gan Nhiễm Mỡ
Cai rượu nếu nghiện rượu
Ăn uống khoa học
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn
Giảm cân nếu béo phì
Điều trị tiểu đường (nếu có)
Cách phòng bệnh Gan Nhiễm Mỡ
Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Người bị gan nhiễm mỡ không nên ăn những thực phẩm gì?
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ độ 1 là gì?
Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ độ 1
Cách điều trị và phòng tránh gan nhiễm mỡ độ 1
Dược phẩm điều trị bệnh Gan Nhiễm Mỡ
4. BỆNH MEN GAN CAO
Men gan là gì?
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Viêm gan siêu vi
Viêm gan tự miễn
Viêm gan do rượu
Bệnh đường mật
Thuốc tây làm men gan tăng
Nguyên nhân khác
Triệu chứng của men gan cao
Bạn nên làm gì để hạ men gan cao?
Nguyên nhân dẫn tới men gan cao
Chỉ số men gan bao nhiêu là bình thường?
Chỉ Số AST và ALT
♦ Men gan tăng bất thường do đâu?
Hậu quả của bệnh men gan tăng cao
Phòng bệnh Men Gan Cao
Chữa men gan cao
Men gan cao có nguy hiểm không?
Men gan cao nguy hiểm như thế nào?
Vậy thực chất bệnh men gan cao là gì?
Cần làm gì khi bị men gan cao?
Chế độ ăn uống để Hạ Men Gan
Thực phẩm hỗ trợ điều trị men gan cao
Bị Men Gan Cao nên kiêng gì?
Ăn gì để hạ men Gan và giúp Gan
Dược phẩm Hỗ Trợ điều trị Men Gan Cao
5. BỆNH VÀNG DA – VÀNG MẮT
Những ai thường mắc phải Vàng Da – Vàng Mắt ?
Triệu chứng thường gặp bệnh Vàng Da – Vàng Mắt
Nguyên nhân gây ra vàng da là gì
3 loại vàng da chính
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc vàng da
Vàng da ở người lớn là dấu hiệu của những bệnh gì?
Cách chữa bệnh vàng da
Chẩn đoán vàng da ở người lớn như thế nào?
Điều trị vàng da ở người lớn như thế nào?
Dược phẩm điều trị bệnh Vàng Da
6. Giải Độc Gan và tìm hiểu chức năng Gan
Ngăn ngừa gan nhiễm độc hiệu quả.
Cách giải độc gan từ thiên nhiên hiệu quả
Uống lá Rau Má để mát gan
Cách giải độc gan hiệu quả với nước cốt dừa
Cách giải độc gan tại nhà với gừng
Cách giải độc gan từ thiên nhiên với củ nghệ
Gặp các triệu chứng sau cần giải độc gan ngay
TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA
Ảnh hưởng tới não bộ.
Ảnh hưởng tới cơ tim.
Hại với dạ dày.
Tác hại với bệnh gan.
Tác hại với tim mạch, huyết áp.
Giảm sức đề kháng của cơ thể.
Ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản.
Gây ra các bệnh về tâm thần.
Dược phẩm Tiêu Độc Mát Gan