Trẻ bị Vàng Da tuy không nguy hiểm và có thể tự khỏi nhưng chứng vàng da ở trẻ sơ sinh còn có thể là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm nào đó. Vì thế mẹ nên tìm hiểu kỹ, đưa bé đi khám bác sĩ và điều trị sớm để đảm bảo an toàn cho bé.
Vui lòng điều hướng đến bài viết Bệnh Vàng Da – Vàng Mắt ở người lớn nếu bệnh nhân trên 18 tuổi.
XEM THÊM :
- Nguyên nhân gây bệnh Vàng Da ở người lớn.
- Hướng dẫn massage ngực kích sữa cho con bú
- Bệnh Vàng Da ở người lớn có nguy hiểm không?
- Bệnh Vàng Da là gì, cách chữa hiệu quả.
- Mẹo hay giúp bảo vệ Gan
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ bị vàng da khá phổ biến, trong vòng 72 giờ sau khi sinh, bé sẽ được thăm khám để xem xét có xuất hiện tình trạng vàng da hay không. Nếu con bạn xuất hiện dấu hiệu vàng da sơ sinh sau thời điểm này (thường là đã xuất viện), nên báo với bác sĩ để được tư vấn về tình trạng bé sơ sinh bị vàng da.
Nguyên nhân trẻ bị vàng da
Trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý
Tình trạng này xảy ra do sự tích tụ của bilirubin – một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ. Điều này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào máu đỏ cao.
Các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Tuy nhiên, gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu.
Thường thì khi bé được 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý bilirubin, nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.
Vàng da sinh lý không nguy hiểm nhưng vàng da bệnh lý thì rất hệ trọng
Triệu chứng vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Trong một số ít trường hợp, vàng da sinh lý là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm tàng nào đó, và ở những trường hợp này, vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh.
Việc theo dõi và phát hiện các dấu hiệu vàng da bệnh lý lại không quá khó nếu các bà mẹ bỉm sữa biết các kỹ năng đơn giản. Quan trọng nhất là tập trung theo dõi sát con trong 7 ngày đầu đối với tất cả các trẻ sinh non hoặc sinh thường.
Chuẩn bị cho những ngày đầu có con
Trong những ngày đầu sau khi sinh, chắc chắn bạn không thể tiến hành việc giảm cân hay thậm chí là đắp mặt nạ như đã dự tính. Thay vì vậy, đây sẽ là khoảng thời gian cực kỳ bận rộn với thành viên mới: cho bé bú, tắm cho bé, chăm sóc cuống rốn cho bé… và tất bật tiếp các vị khách đến chúc mừng….
Đánh giá vàng da ở trẻ sơ sinh dưới ánh sáng tự nhiên (ánh sáng trời). Không nên quan sát dưới ánh đèn neon hoặc đèn thường vì sẽ không xác định được rõ trẻ có vàng da hay không.
Dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ từ trên mặt da giữ vài giây sau đó quan sát độ vàng của da ở vùng da vừa mới ấn nhẹ ngón tay xuống.
Nên quan sát da trẻ theo thứ tự từ trên xuống dưới: Bắt đầu từ trán – ngực – bụng – đùi – cẳng chân. Nếu chỉ thấy vàng da từ trán xuống ngực thì không cần cho trẻ đi khám, chỉ cần theo dõi ở nhà.
Nếu thấy trẻ vàng da đến bụng hoặc đến đùi, cẳng chân thì cần phải đưa trẻ đến cơ sở khoa Nhi có khoa sơ sinh để khám ngay. Tại đây các bác sỹ sẽ đánh giá sâu hơn bằng hình thức khám lâm sàng và xét nghiệm định lượng bilirubin/máu.
Mẹ nên cho bé khám bệnh vàng da cẩn thận để xác định tình trạng bệnh và chữa trị kịp thời
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da
Triệu chứng của bệnh là bé bị vàng da, vàng vùng tròng trắng của mắt. Ngoài ra, mẹ còn có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu dưới đây:
- Vàng lòng bàn tay, lòng bàn chân.
- Nước tiểu có màu tối hoặc màu vàng (nước tiểu của bé sơ sinh thường không màu)
- Phân nhạt màu thay vì màu vàng hay da cam ở trẻ sơ sinh bình thường.
Các triệu chứng này thường biến mất khi bé được khoảng 2 tuần tuổi mà không cần phải uống thuốc. Những trường hợp khó nhận biết hơn khi da trẻ đỏ hồng hay đen, mẹ có thể ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây sau đó thả ra. Nếu trẻ bị vàng da, nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt, còn bình thường sẽ có màu trắng.
Nếu không được phát hiện sớm để điều trị, bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm như giảm thị lực, thính lực, đần độn.
Những trường hợp bé sơ sinh nào bị ảnh hưởng bệnh vàng da
Có đến 6 trong 10 trẻ sinh ra bị vàng da. Tỷ lệ này còn cao hơn ở những trẻ sinh non (8 trên 10 bé). Nhưng chỉ có 1/20 số trẻ sinh ra là có lượng bilirubin cao đến mức cần phải chữa trị.
Một sự thực mà mẹ cần biết là các trẻ được bú sữa mẹ lại có nguy cơ vàng da kéo dài hơn. Tuy nhiên, những lợi ích mà sữa mẹ mang lại có thể vượt xa những bất lợi mà vàng da mang đến.
Cách chữa trị bệnh trẻ bị vàng da
Hầu hết các trường hợp vàng da sơ sinh là vô hại và không cần điều trị. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đo lường mức độ sắc tố da cam của bé, thông thường là bằng cách lấy một lượng nhỏ máu từ gót chân bé.
Có hai phương pháp thường được sử dụng là chiếu đèn và truyền máu. Với phương pháp đầu tiên, bé sẽ được nằm trong lồng chiếu đèn giúp chuyển bilirubin thành một dạng dễ phân hủy, giúp gan dễ dàng xử lý.
Nếu bé có nguy cơ bị nhiễm độc bilirubin cao, bác sĩ có thể xem xét biện pháp truyền máu. Trong đó, một phần máu của bé sẽ được thay thế để giảm bớt nồng độ bilirubin.
Một loại chăn đặc biệt bằng sợi quang, được gọi là chăn vàng da, có tác dụng tương tự. Mục tiêu của việc điều trị là làm giảm mức độ sắc tố da cam nhằm ngăn chặn sự tích tụ các chất độc trong não bé (một loại bệnh gọi là vàng da nhân). Với việc theo dõi và điều trị kịp thời, nguy cơ bệnh vàng da nhân và các biến chứng khác hầu như không xảy ra.
Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
Chỉ những trường hợp có mức bilirubin quá cao mới cần phải được can thiệp về y tế bởi nguy cơ biliburin có thể di chuyển đến não và gây hư hại não.
Không có câu trả lời chính xác bao lâu thì sẽ điều trị xong bệnh vàng da ở trẻ vì cơ địa mỗi bé mỗi khác. Khi bác sĩ nhận thấy sức khỏe trẻ ổn định và đáp ứng rất tốt với việc chữa trị thì có thể mau chóng trở về nhà.
Vàng da bệnh lý khá nguy hiểm nhưng dễ điều trị nếu phát hiện sớm
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?
Chế độ ăn nhiều caroten làm bé bị vàng da. Đây là nguyên nhân vàng da mà các mẹ ít chú ý tới. Beta-carotene có màu cam.
Nó thường thấy trong các loại trái cây và rau quả có màu cam, màu vàng như cà rốt, bí ngô, đào, khoai lang đỏ, khoai lang vàng… Hoặc những loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bi na, cải xanh…
Nếu không muốn bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra với bé cưng các mẹ hãy lưu ý cả chế độ ăn của mình. Đặc biệt cần cẩn trọng trong cách điều trị theo mẹo dân gian, khoa học mới là cách lựa chọn tốt nhất!
Dược phẩm điều trị hữu hiệu bệnh Vàng Da do Trang Thuốc Hay đề xuất
Câu hỏi thường gặp:
Vàng da là hiện tượng hồng cầu bị vỡ, chức năng chuyển hóa bilirubin của gan chưa hoàn thiện. Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có thể gây biến chứng vàng da nhân não, có thể khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng chậm phát triển ở trẻ. Do vậy, các bà mẹ nên nhận biết được một số dấu hiệu để phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da bệnh lý.
Có 2 phương pháp để điều trị vàng da sơ sinh bệnh lý do tăng Bilirubin gián tiếp:
Chiếu đèn là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn và hiệu quả. Mục tiêu của phương pháp này là sử dụng năng lượng ánh sáng xuyên qua da giúp chuyển hóa Bilirubin tự do trong máu thành chất khác không độc, đào thải ra ngoài phân, nước tiểu. Khi chiếu đèn, trẻ sẽ được cởi bỏ quần áo ở trần, che kín mắt và bộ phận sinh dục, xoay trở để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng.
Thay máu là biện pháp được sử dụng khi trẻ vàng da ở mức độ nặng thất bại điều trị với liệu pháp chiếu đèn hoặc có triệu chứng thần kinh đi kèm.
Khi trẻ bị vàng da kéo dài, cha mẹ nên áp dụng các mẹo chữa cho bé trong bài viết này, ngoài ra nên đưa bé tới phòng khám để bác sĩ tư vấn thêm nhé!
Sau khi áp dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị thì bệnh thường hết sớm từ 1- 2 tuần.
Nguyên nhân gây hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của Bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào hồng cầu cao, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Trong khi đó, gan của trẻ lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết Bilirubin khỏi máu vì vậy gây nên vàng da. Khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý Bilirubin nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.
Một số nguyên nhân gây vàng da sơ sinh bệnh lý như: bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rh), bệnh lý tan máu ( thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng), xuất huyết dưới da, chậm đi phân su, nhiễm virus bào thai, bệnh lý gan mật bẩm sinh (teo đường mật, giãn đường mật).
Khi trẻ có một trong số các dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân điều trị vàng da kịp thời.
Vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ sau sinh.
Vàng toàn thân, vàng cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Vàng da kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ thiếu tháng.
Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú ít, co giật, sốt, phân bạc màu…
Vang da ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm, tuy nhiên để bé có sức khoẻ tốt nhất nên cho bé đi khám ở trạm y tế để nhận được lời khuyên hữu ích từ bác sĩ!
Chăm sóc sức khỏe tốt khi mang thai, khám thai đầy đủ theo lịch hẹn để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý trong thai kỳ. Nhờ đó tránh được sinh non, sinh nhẹ cân, quá cân, nhiễm trùng từ mẹ sang con.
Cho trẻ bú sữa non ngay sau sinh và giữ ấm trẻ để giúp trẻ không bị hạn thân nhiệt, hạ đường huyết và đi phân su sớm ngay sau sinh.
Phòng trẻ phải có đủ ánh sáng để có thể dễ dàng theo dõi màu sắc da của trẻ.
XEM THÊM :
+150 Truyện cổ tích cho bé nghe – Truyện thai giáo tuyển chọn (Thư viện truyện hay)
Bình luận đã được đóng lại.