Vi khuẩn ăn thịt người – đây chính là một trong những thông tin mà tất cả mọi người hiện nay đều quan tâm bởi đây là một loại vi khuẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Theo thông từ các cơ quan y tế thì khi mắc phải vi khuẩn ăn thịt người nguy cơ tử vong lên đến 60%. Và số người mắc vi khuẩn tại Việt Nam hiện nay đang tăng lên đáng kể. Vậy làm sao để phát hiện và phòng tránh loại vi khuẩn nguy hiểm này.
Vi khuẩn ăn thịt người là gì?
- Hà Tĩnh – Phát hiện một người mắc bệnh Whitmore nguy kịch
- Mẹo hay bảo vệ Gan hiệu quả
- Phương pháp chống đột quỵ bằng nước
- Uống lá gì để mát Gan
Vi khuẩn ăn thịt người đang gây xôn xao dư luận hiện nay chính là loại vi khuẩn có tên là Vi khuẩn Whitmore. Loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết xước, hoặc tiếp xúc tay, chân trần mà không có thiết bị bảo hộ lao động. Vi khuẩn từ vết xước đi vào máu gây nhiễm trùng máu hay áp xe hoại tử nhiều cơ quan trong đó có da và vùng da bị bệnh gây loét hoại tử nên bị gọi là “ăn thịt người”.
- Vi khuẩn có trong đất và nước không sạch. Bệnh này không lây từ người sang người và cũng không dễ bị nếu vệ sinh sạch sẽ.
- Tỉ lệ tử vong của Whitmore là 40 – 60%, bệnh nhân có thể tử vong trong 1 tuần với các trường hợp nặng bị nhiễm khuẩn cấp.
Vi khuẩn ăn thịt người bệnh Whitmore – Cách phát hiện và phòng tránh.
Các triệu chứng phát bệnh khi bị nhiễm bệnh Whitmore
Triệu chứng bệnh có thể cấp tính: gồm sốt, suy hô hấp, co giật hoặc viêm phổi kéo dài, sốt kéo dài, loét hoại tử một hay nhiều vùng da trên người.
Do các triệu chứng này giống với các triệu chứng của nhiễm trùng thông thường khác như quai bị, áp xe, viêm tấy,… nên khi gặp phải bạn nên cẩn thận và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám. Không nên uống thuốc chưa qua khám chữa của bác sĩ.
Cách phòng bệnh Whitmore
- Hạn chế tiếp xúc với bùn, đất hoặc các vùng nước có khả năng bị ô nhiễm.
- Đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ. Rửa tay, chân thường xuyên đặc biệt sau khi ra ngoài về.
- Nếu có các vết thương hở, vết xướt bạn nên thận trọng và hạn chế tiếp xúc với môi trường bùn, đất, nguồn nước không đảm bảo. Nên có sự che chắn cẩn thận.
- Xịt khuẩn và giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
- Đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất khi có các triệu chứng như sốt cao, viêm phổi, áp xe, nổi cục nhiễm trùng ở các vùng khác nhau trên cơ thể.
Quá trình điều trị Vi khuẩn Whitmore
Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng và điều trị bệnh Whitmore – vi khuẩn ăn thịt người. Nên khi bị nhiễm bị thì bệnh nhân chỉ có thể điều trị theo từng gia đoạn:
- Giai đoạn 1: Tối thiểu 10 đến 14 ngày dùng kháng sinh truyền tĩnh mạch (IV). Nếu nặng hơn có thể kéo dài đến 8 tuần.
- Giai đoạn 2: Là 3 – 6 tháng sử dụng một trong hai kháng sinh đường uống.
Hy vọng với những thông tin hỗ trợ về các triệu chứng mắc bệnh Vi khuẩn ăn thịt người và cách phòng tránh mà Thuốc Hay cung cấp sẽ giúp bạn an tâm hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Câu hỏi thường gặp về vi khuẩn Whitmore
Vi khuẩn ăn thịt người đang gây xôn xao dư luận hiện nay chính là loại vi khuẩn có tên là Vi khuẩn Whitmore. Loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết xước, hoặc tiếp xúc tay, chân trần mà không có thiết bị bảo hộ lao động. Vi khuẩn từ vết xước đi vào máu gây nhiễm trùng máu hay áp xe hoại tử nhiều cơ quan trong đó có da và vùng da bị bệnh gây loét hoại tử nên bị gọi là “ăn thịt người”.
Vi khuẩn có trong đất và nước không sạch. Bệnh này không lây từ người sang người và cũng không dễ bị nếu vệ sinh sạch sẽ.
Tỉ lệ tử vong của Whitmore là 40 – 60%, bệnh nhân có thể tử vong trong 1 tuần với các trường hợp nặng bị nhiễm khuẩn cấp.
Triệu chứng bệnh có thể cấp tính: gồm sốt, suy hô hấp, co giật hoặc viêm phổi kéo dài, sốt kéo dài, loét hoại tử một hay nhiều vùng da trên người.
Do các triệu chứng này giống với các triệu chứng của nhiễm trùng thông thường khác như quai bị, áp xe, viêm tấy,… nên khi gặp phải bạn nên cẩn thận và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám. Không nên uống thuốc chưa qua khám chữa của bác sĩ.
Hạn chế tiếp xúc với bùn, đất hoặc các vùng nước có khả năng bị ô nhiễm.
Đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ. Rửa tay, chân thường xuyên đặc biệt sau khi ra ngoài về.
Nếu có các vết thương hở, vết xướt bạn nên thận trọng và hạn chế tiếp xúc với môi trường bùn, đất, nguồn nước không đảm bảo. Nên có sự che chắn cẩn thận.
Xịt khuẩn và giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
Đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất khi có các triệu chứng như sốt cao, viêm phổi, áp xe, nổi cục nhiễm trùng ở các vùng khác nhau trên cơ thể.
Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng và điều trị bệnh Whitmore – vi khuẩn ăn thịt người. Nên khi bị nhiễm bị thì bệnh nhân chỉ có thể điều trị theo từng gia đoạn:
Giai đoạn 1: Tối thiểu 10 đến 14 ngày dùng kháng sinh truyền tĩnh mạch (IV). Nếu nặng hơn có thể kéo dài đến 8 tuần.
Giai đoạn 2: Là 3 – 6 tháng sử dụng một trong hai kháng sinh đường uống.
- Hà Tĩnh – Phát hiện một người mắc bệnh Whitmore nguy kịch
- Mẹo hay bảo vệ Gan hiệu quả
- Phương pháp chống đột quỵ bằng nước
- Uống lá gì để mát Gan
- Kênh YouTube Thuốc Hay