Chữa Trào Ngược Dạ Dày Đông Y

Chữa Trào Ngược Dạ Dày Đông Y

Trào ngược dạ dày thực quản hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) trào ngược lên thực quản. Cùng tìm hiểu cách trị Trào Ngược Dạ Dày Đông Y nhé.

Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,..

Dấu hiệu trào ngược dạ dày

Dấu hiệu trào ngược dạ dày
Dấu hiệu trào ngược dạ dày

1. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Ợ hơi thường xuyên là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày (vùng thượng vị), dưới xương ức lan lên cổ.

Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.

2. Buồn nôn, nôn

Sự trào ngược của axit vào họng hoặc miệng, kích thích họng miệng gây cảm giác buồn nôn.

Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ và khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.

2. Đau tức ngực thượng vị

Bạn có thể có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay.

Nguyên nhân do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực.

Bạn cần tránh nhầm lẫn với các bệnh tim mạch và bệnh phổi khi có cùng triệu chứng.

2. Khó nuốt

Trào ngược dạ dày thực quản với tần suất lớn gây phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.

2. Khản giọng và ho

Do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khản giọng do dây thanh phù nề, khó nói và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.

2. Miệng tiết nhiều nước bọt

Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit trào lên.

Ngoài 6 dấu hiệu trào ngược dạ dày phổ biến trên, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như khó tiêu, đầy bụng, hen suyễn viêm phổi,…

3. Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nằm ngoài hai cơ chế: Sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày. Hiểu một cách đơn giản, ta ví dạ dày như cái thùng, cơ thắt thực quản đóng vai trò như nắp thùng. Trào ngược dạ dày xảy ra khi có hiện tượng “ thùng đầy nắp yếu”.

Những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới:

● Tác dụng phụ của thuốc Tây: Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen và các loại thuốc huyết áp…

● Thói quen sinh hoạt dùng các chất kích thích và gây nghiện như: cafein, rượu, thuốc lá,…

● Các bệnh lý: Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản hoặc các bệnh lý di truyền, thoát vị hoành…

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa acid hay sự quá tải bên trong dạ dày

● Bệnh lý dạ dày: Rất nhiều bệnh lý dạ dày là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản như viêm dạ dày, loét, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư hay hẹp hang môn vị dạ dày…

● Thói quen ăn uống: Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu ( nước có gas, đồ ăn nhanh, trứng, sữa,…)

Một số nguyên nhân khác dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

● Thừa cân hoặc béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng

● Mang thai

● Stress…

Trào ngược dạ dày khi mang thai

Trào ngược dạ dày khi mang thai
Trào ngược dạ dày khi mang thai

 Nguyên nhân phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày

Phụ nữ mang thai bị ốm nghén hoặc do tâm trạng lo lắng, căng thẳng quá mức cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh đau dạ dày ở bà bầu phát triển nặng hơn.

Đau dạ dày khi mang thai rất không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, tình trạng ốm nghén tiến triển do thay đổi hormone mang thai, dạ dày sẽ rất đau do thai phụ nôn nhiều và liên tục, đôi khi còn nôn khan ra nước.

Khi triệu chứng ốm nghén thoái lui thì cũng là lúc tử cung to lên khiến vị trí dạ dày trong ổ bụng thay đổi (bị đẩy lên phía trên), thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, gây ra tình trạng khó tiêu, ợ nóng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày và thực quản.

Bà bầu bị đau dạ dày làm thế nào để cải thiện?

1. Kiểm soát ốm nghén

Khoảng 70% phụ nữ mang thai có triệu chứng ốm nghén, thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Thông thường đến cuối tháng thứ 4, các triệu chứng này gần như biến mất hoàn toàn hoặc giảm đi nhiều. Để làm giảm đi các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ ốm nghén các mẹ bầu có thể:

  • Chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa chính (khoảng 2 tiếng ăn một lần).
  • Tránh những thực phẩm có mùi, thực phẩm chiên nướng, dầu mỡ sẽ làm cho tình trạng ốm nghén tệ hơn.
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ, uống nhiều nước, có thể để sẵn những thực phẩm này bên mình để ăn bất cứ khi nào có thể trong ngày.
  • Thêm gừng, chanh vào các bữa ăn hàng ngày.
  • Có thể ăn bánh mì hoặc ngũ cốc nguyên chất vào buổi sáng.
  • Ăn ít đường và giảm ăn mặn.

2. Kiểm soát chứng ợ nóng

Hiện tượng ợ nóng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt thai kỳ, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn vào những tháng cuối. Đây cũng là hiện tượng thường gặp, ở khoảng 30 – 35% phụ nữ mang thai. Bà bầu có thể làm theo một số cách sau để giảm chứng ợ nóng khi mang thai:

  • Tránh ăn những thực phẩm gây chứng ợ nóng như: socola, đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn cay, rượu, cà phê, bạc hà… Đặc biệt tránh ăn vào thời gian trước khi đi ngủ vì thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết nên khi nằm xuống, axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, gây khó chịu.
  • Uống sữa hay các chế phẩm sữa (sữa chua, phô mai) có thể làm giảm bớt chứng ợ nóng vì trong sữa có chứa nhiều canxi và một số chất khoáng giúp trung hòa axit trong dạ dày.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và không nên ăn nhiều trước khi đi ngủ.
  • Nằm nghiêng bên trái hoặc kê cao gối khi ngủ.

Lưu ý, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bà bầu sử dụng thuốc kháng acid do một số loại thuốc có thể làm giảm hấp thu sắt khi dùng chung.

3. Giảm mệt mỏi, căng thẳng

  • Bà bầu cần ngủ đủ giấc (đảm bảo ít nhất 8 giờ/ngày, ngủ trưa 30 phút), ngủ đúng giờ, tránh thức khuya.
  • Dành nhiều thời gian thư giãn, đọc sách, xem tivi, nghe nhạc…

Bà bầu bị đau dạ dày cần thận trọng khi dùng thuốc

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm đau

Đây là lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe khi nhắc đến việc dùng thuốc giảm đau cho thai phụ mắc bệnh về dạ dày. Do hầu hết các thuốc đều có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Thuốc có thể từ máu mẹ thấm qua nhau thai, vào máu và gây hại cho thai.

  • Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành các cơ quan (tim, hệ thống thần kinh trung ương, tay, chân…), việc bà bầu sử dụng bừa bãi một số thuốc trong thời kỳ này có thể dễ gây ra dị tật, quái thai.
  • Ba tháng giữa thai kỳ tuy là giai đoạn thai ít nhạy cảm với thuốc, tuy nhiên vẫn có những bộ phận cơ quan của thai tiếp tục biệt hóa như: hệ thần kinh và hệ sinh dục bên ngoài, vì vậy thuốc vẫn có thể gây hại cho các bộ phận này.
  • Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn các bộ phận của thai đã hình thành đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện như: gan chưa thực hiện tốt chức năng chuyển hóa, thận chưa hoàn thiện chức năng đào thải… Do đó, thuốc vẫn có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và cho cả người mẹ khi sinh nở.

Bài thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày Đông Y

Đặc điểm chung của việc điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản Đông y là lấy việc lập lại cân bằng âm dương trong cơ thể làm gốc. Vừa tiêu trừ bệnh căn, lưu thông khí huyết đồng thời bồi bổ cơ thể.

Điều trị bệnh phải điều trị tận gốc, đẩy lùi căn nguyên gây bệnh, vì vậy các bài thuốc đông y chữa trào ngược thường hướng đến mục tiêu:

  • Kiện tỳ vị
  • Tiêu viêm
  • Giáng khí

Chữa Trào Ngược Dạ Dày Đông Y do ăn uống không điều độ, căng thẳng, lo âu, stress.

Chữa trào ngược dạ dày đông y
Chữa trào ngược dạ dày đông y

Triệu chứng thường gặp: Bệnh nhân có cảm giác đau bụng, ợ hơi, buồn nôn, đầy bụng khó chịu

Tác dụng: Bổ tỳ vị, nhuận tràng, cải thiện chức năng tiêu hóa

Chú ý: Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, ăn kiêng

Dược liệu:

  • Tía tô 16g, Xương bồ 12g, Bạch Biển đậu 16g, Hoàng kỳ 15g, Hoài sơn 16g, Sâm đại hành 16g, Lá đắng 16g, Chỉ xác 10g, Trần bì 10g ( vỏ cam hoặc quyết khô ), Bạch truật (sao vàng hạ thổ) 16g, Cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, Đương quy 12g, Lá lốt 12g,

Cách dùng:

  • Rửa sạch, sắc uống 2 ngày một tháng
  • Ngày uống 2 lần sau bữa ăn, uống khi thuốc còn ấm nóng để phát huy tác dụng

Để đặt bài thuốc tổng hợp những vị thuốc trên với định lượng cụ thể. Quý khách vui lòng liên hệ 0968951159

Lời khuyên từ chuyên gia tiêu hóa

Các chuyên gia khẳng định trào ngược dạ dày thực quản có thể điều trị, thậm chí chúng có thể chữa khỏi mà không cần dùng thuốc nhờ tuân thủ theo những yêu cầu sau:

  • Cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hỗ trợ điều trị bệnh: Thay đổi là điều vô cùng cần thiết và bắt buộc nếu bạn muốn chữa khỏi dứt điểm căn bệnh này, không để chúng tái phát lại thành mãn tính hoặc chuyển sang biến chứng nguy hiểm
    • Xây dựng thời gian biểu hợp lý, cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi, sinh hoạt và tập luyện thể dục
    • Không thức quá khuya, hạn chế làm việc ca đêm hoặc làm việc quá khuya
    • Cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, không để căng thẳng, lo âu, stress quấy rầy bạn
    • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ ngày, và 3 lần/ tuần
    • Nên sử dụng gối có độ cao thích hợp trong khi ngủ
    • Không nên mặc quần áo quá chật
    • Duy trì cân nặng ổn định, tránh để thừa cân béo phì
    • Không ăn quá no, ăn khuya trước khi đi ngủ 3 giờ, ăn chậm, nhai kỹ trước khi nuốt
    • Không sử dụng các loại thức ăn làm tăng tiết acid, kích thích dạ dày.
    • Không sử dụng đồ uống có cồn, không hút thuốc và sử dụng chất kích thích
  • Trong những trường hợp bệnh gây ra nhiều khó chịu và không có dấu hiệu suy giảm, bạn nên đi khám bác sĩ để có có hướng điều trị phù hợp. Đồng thời tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ
    • Uống thuốc theo đơn, uống đúng thuốc, đúng hàm lượng và thời gian quy định
    • Không bỏ thuốc, tự ý đổi thuốc, hoặc tự ý mua thuốc sử dụng

Có hiệu quả, an toàn, tác dụng lâu dài là điểm chung của những bài thuốc điều trị trào ngược dạ dày Đông y. Nếu bạn e ngại những tác dụng phụ của thuốc Tây, bạn có thể suy nghĩ đến việc sử dụng bài thuốc Đông y này. Nhưng có một điều bạn luôn luôn phải nhớ, hãy đi khám để có thể uống đúng thuốc và thay đổi hết tất cả những thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến căn bệnh của bạn.

Kênh YouTube Thuốc Hay

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ !
remove email facebook