Hỏi Đáp : Bệnh Học Gout và Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gout Đông Y

đông y trị bệnh gout

Hỏi Đáp : Bệnh Học Gout và Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Đông Y, bật mí các vị thuốc đông y trị bệnh gout hiệu quả, được nhiều bệnh nhân áp dụng.

Bệnh gout thường khiến người bệnh đau đớn ở các vùng khớp tay, chân, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Việc phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ giảm thiểu được những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn về căn bệnh này và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Bệnh gout là gì, có nguy hiểm không?

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện YHCT TƯ “Bệnh gout hay bệnh thống phong là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa ngày càng phổ biến hiện nay. Bệnh xuất hiện do lượng acid uric trong máu tăng cao không kiểm soát. Acid uric tăng khiến tinh thể muối urat bị tích tụ trong dịch khớp gây nên viêm khớp cấp và làm suy giảm chức năng thận và các cơ quan khác”.

Bệnh gout không chỉ gây ra những cơn đau khớp dữ dội, khớp ngón chân cái bị sưng đau,… nếu không được chữa trị kịp thời hoặc chữa trị không đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh gout có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời
Bệnh gout có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời

Một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh gout có thể gây ra cho người bệnh có thể kể đến như:

  • Xuất hiện hạt tophi: Những bệnh nhân bị gout giai đoạn mãn tính thường gặp tình trạng này. Hạt tophi là những hạt trắng sần sùi ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp.
  • Biến chứng lên thận: Khi lượng acid uric tăng quá cao khiến hình thành sỏi urat của thận – đây là loại sỏi không cản quang gây nên tình trạng viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, nhiễm trùng tiết niệu,…. Nhiều trường hợp bị gout nặng còn khiến bệnh nhân bị suy thận mãn tính nguy hiểm.
  • Biến chứng dạ dày: Việc sử dụng các loại thuốc chống viêm giảm đau khi bị gout thường xuyên sẽ gây áp lực lên dạ dày gây viêm loét dạ dày tá tràng, ruột non.

Triệu chứng của bệnh gout

Bệnh gout thường gây đau nhức các khớp tay, chân nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp, viêm đa khớp,…. Tuy nhiên, việc nhận biết biểu hiện của bệnh gout rất quan trọng, từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời.

Bệnh gout rất dễ phát hiện thông qua những biểu hiện đặc trưng

Bệnh gout được chia làm 2 thể: cấp tính và mãn tính tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh. Tùy vào từng thể trạng mà biểu hiện của bệnh gout sẽ có sự khác nhau:

– Thể cấp tính:

  • Xuất hiện những cơn đau dữ dội, đột ngột tại các khớp khiến hạn chế vận động.
  • Sưng tấy, nóng đỏ các khớp, chủ yếu là khớp tay, chân.
  • Cơn đau xuất hiện mạnh và dồn dập vào ban đêm
  • Các đợt viêm, sưng khớp có thể kéo dài từ 3 đến 10 ngày.
  • Vùng da khớp bị sưng viêm sau khi khỏi đau thường ngứa, và có hiện tượng bong tróc da.

– Thể mãn tính

  • Xuất hiện tình trạng viêm sưng, đau nhức ở nhiều khớp, kéo dài theo từng đợt.
  • Vùng da quanh khớp trở nên bầm tím, bong tróc như bị nhiễm trùng.
  • Biến dạng khớp

Nguyên nhân gây bệnh gout

Có rất nhiều nguyên nhân tác động dẫn tới bệnh gout, như thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên rượu bia, dùng chất kích thích,…. Theo bác sĩ Vân Anh, nguyên nhân gây bệnh gout có thể được chia làm 2 nhóm, bao gồm các nguyên nhân nguyên phát từ bên trong của người bệnh, nguyên nhân thứ phát do những thói quen, tác động bên ngoài.

Nguyên nhân nguyên phát

  • Di truyền: Những người có gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) có tiền sử bị gout sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Bẩm sinh: Nhiều trường hợp bị thiếu men HGPT bẩm sinh sẽ khiến lượng acid uric trong cơ thể không ổn định sẵn.

Nguyên nhân thứ phát

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, giàu chất đạm làm tăng hàm lượng acid uric trong máu. Bên cạnh đó thói quen ăn nhậu, sử dụng nhiều bia rượu, chất kích thích cũng là nguyên nhân khiến bệnh gout khởi phát.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Những người sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, aspirin trong thời gian dài sẽ làm giảm chức năng của thận, giảm khả năng đào thải acid uric trong máu dẫn đến bệnh gout.
  • Bệnh lý chuyển hóa: Những người mắc các bệnh lý như viêm cầu thận mãn tính, suy thận, rối loạn lipid máu, đái tháo đường,… rất dễ bị tăng nồng độ acid uric trong máu.
  • Béo phì: Theo một số nghiên cứu, người béo phì có khả năng mắc bệnh gout cao gấp 5 lần so với người bình thường.

Bài Thuốc Đông y trị bệnh Gout

Gout thể phong thấp nhiệt (Xuất hiện cơn gout cấp)

– Triệu chứng: Xuất hiện các cơn đau gout cấp tại các ngón chân cái, sưng nóng, đỏ tấy, cực kì nhạy cảm, chỉ cần đụng nhẹ vào thôi cũng đau đớn rất khó chịu. Ngoài ra, xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như: Sốt, đau đầu, miệng khô, khát nước,…

– Bài thuốc “Gia vị tam diệu thang” gồm: Đương Quy 15g, Tri Mẫu 9g, Thanh Đại 6g, Ngưu Tất 12g, Hoàng Bá 12g, Tỳ Giải 12g, Thương Truật 15g, Mộc Qua 12g, Kê Huyết Đằng 30g, Xích thược 15g, Ý Dĩ Nhân 30g, Hoạt Thạch 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, các triệu chứng sẽ giảm đáng kể.

Để đặt bài thuốc tổng hợp những vị thuốc trên với định lượng cụ thể. Quý khách vui lòng liên hệ 0968951159 

Gout thể đám thấp ứ trệ (Gout mạn tính)

– Triệu chứng: Khớp sưng to, co duỗi khó, xuất hiện hạt tophi tại các vị trí khớp đau, dưới da và vành tai khi sờ vào thấy mềm, không đau.

– Bài thuốc “Nghiệm Phương” gồm: Tế tân 4g, Ô đầu chế 4g, Xích thược 12g, Thổ phục linh 16g, Tỳ giải 12g, Quế chi 6g, Đương quy 12g, Uy linh tiên 10g, Ý dĩ nhân 20g, Mộc thông 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, giảm các cơn đau và làm tan dần các u cục tophi.

Để đặt bài thuốc tổng hợp những vị thuốc trên với định lượng cụ thể. Quý khách vui lòng liên hệ 0968951159 

Trong quá trình sử dụng các bài thuốc này, người bệnh cần tuyệt đối kiêng cử các loại đồ ăn giàu đạm, tập thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh xa các loại bia rượu, chất kích thích và vận động phù hợp với thể trạng cơ thể. Ngoài ra, vận dụng bộ 3 thảo dược quý là Tơm Trơng, Thổ Phục LinhDâm Dương Hoắc đang được giới chuyên gia đánh giá cao, được chứng thực khả năng hỗ trợ điều trị bệnh gout từ 2 trường Đại học Y Huế và Đại học Y dược Tp.HCM. Bài thuốc trên đã vận dụng bộ 3 dược liệu quý này và nhận được phản hồi rất tốt từ người bệnh gout.

Câu hỏi thường gặp về bệnh Gout

bệnh gút kiêng ăn rau gì ?

Các thực phẩm kiêng ăn bệnh gout là : nấm, rau bina, dập mùng, giá đỗ , măng tây

bị gút có ăn chuối được không ?

Các thành phần vitamin C, acid folic, kali  trong chuối giúp hỗ trợ giảm acid uric và triệu chứng gút. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá mong đợi chuối sẽ điều trị bệnh gút thay thế thuốc chữa bệnh gút. Điều quan trọng là kiểm tra chỉ số acid uric trong máu định kỳ và kiểm soát tốt ở ngưỡng an toàn.

gout ăn trứng được không ?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bệnh gút hoàn toàn có thể ăn được trứng mà không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Trước tiên, mặc dù trứng giàu chất đạm nhưng chất đạm của trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản, dễ hòa tan và ít chứa nhân purin

bị gút có ăn được ốc không ?

Một trong các yếu tố khiến tỷ lệ người mắc bệnh gout ngày càng tăng theo từng năm chính là thói quen ăn uống hằng ngày. Chế độ ăn nhiều đạm, cụ thể là purin sẽ khiến cơ thể sản xuất nhiều enzyme sản sinh ra acid uric. Vì lẽ đó, trước đây người ta vẫn thường gọi đùa rằng “ gout là căn bệnh của nhà giàu”.
Ngoài ra, các nhóm thức ăn sau khi đã đưa vào cơ thể sẽ phân rã thành nucleoprotein ( còn được gọi là acid uric nội sinh). Khi hàm lượng vượt ngưỡng cho phép, tất yếu đã gây ra bệnh gout ở người bệnh.
Dựa vào những thông tin vừa được cung cấp, chúng tôi xin trả lời rằng với những người đã, đang trong quá trình điều trị bệnh gout đều không nên sử dụng ốc trong thực đơn hằng ngày.
Chính hàm lượng dinh dưỡng quá dồi dào trong ốc có thể khiến gout trở nặng và viêm đau nhiều hơn thông thường.
Đồng thời, cơ thể vì điều trị gout đang rất yếu ớt và nhạy cảm. Các loại ký sinh, giun sán và vi khuẩn trong ốc có thể nhân cơ hội này tấn công bạn bất kỳ lúc nào. Vì vậy dù cho ốc có là món khoái khẩu đến mấy, người bệnh gout cũng phải “nói lời tạm biệt” mà thôi.

người bị gout có uống sữa được không ?

Những lưu ý khi uống sữa ở người bị bệnh gút
– Sữa tươi làm giảm lượng Axit uric trong máu, nhưng sữa đậu nành làm tăng Axit uric. Người bị bệnh gút hãy tránh xa sữa đậu nành và các sản phẩm khác  nguồn gốc từ đậu nành.

đông y trị bệnh gout ?

Hỏi Đáp : Bệnh Học Gout và Kinh Nghiệm Đông y trị bệnh Gout, bật mí các vị thuốc nam giúp chữa gout hiệu quả, được nhiều bệnh nhân áp dụng.

Kênh YouTube Thuốc Hay

Xem thêm

1 những suy nghĩ trên “Hỏi Đáp : Bệnh Học Gout và Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gout Đông Y

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ !
remove email facebook