Những con đường dễ lây nhiễm Viêm Gan B

Viêm Gan B lây qua đường nào

Viêm Gan B lây qua đường nào? Bài viết này sẽ thống kê những con đường dễ lây truyền viêm gan B chính là những con đường mà virus viêm gan b có thể dễ dàng thâm nhập vào cơ thể của người lành làm suy giảm chức năng gan. Viêm gan B là một loại bệnh có tính truyền nhiễm rất mạnh, phạm vi lan truyền rộng, nguồn lây nhiễm chủ yếu là cho gia đình và xã hội.

Liên quan đến bệnh Viêm Gan B

Viêm Gan B lây qua đường nào ?

1. Viêm Gan B lây nhiễm qua đường máu

Viêm Gan B lây nhiễm qua đường máu
Viêm Gan B lây nhiễm qua đường máu

Con đường lây truyền viêm gan B chủ yếu đó chính là lây nhiễm qua đường máu. Tiếp xúc với máu hay các chất dịch của bệnh nhân trong khi da hoặc niêm mạc bị trầy sướt, bị đâm thủng như trong các trường hợp: tiêm chích xì ke, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu…

Qua dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng khi chữa răng, nội soi hoặc nạo thai… ở những cơ sở y tế không đảm bảo.

2. Viêm Gan B lây nhiễm qua đường tình dục

Viêm Gan B lây nhiễm qua đường tình dục
Viêm Gan B lây nhiễm qua đường tình dục

Các vết trầy xước, chảy máu trong khi quan hệ tình dục đều có thể là nguyên nhân lây truyền virus viêm gan B từ người bệnh sang người lành. Đặc biệt, với những người có mối quan hệ không phải một vợ một chồng, quan hệ bừa bãi và không sử dụng bao cao su thì nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục sẽ cao hơn. Đây chính là Con đường lây truyền viêm gan B nhiều ở giới trẻ hiện nay. 

3. Viêm Gan B lây nhiễm từ mẹ sang con

Viêm Gan B lây nhiễm từ mẹ sang con
Viêm Gan B lây nhiễm từ mẹ sang con

Virus viêm gan B có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong khi mang thai và quá trình sinh nở.

Nhận biết được những con đường lây truyền viêm gan B giúp người bệnh có thể chủ động phòng ngừa bệnh cho bản thân hoặc những người chưa mắc bệnh. Viêm gan B là căn bệnh dễ lây lan và biến chứng nguy hiểm đe doạ tới sức khoẻ cũng như tính mạng của người bệnh. Do đó, để phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B, các bác sỹ phòng khám Gan Kim Mã khuyên bạn nên tiêm vacxin phòng bệnh càng sớm càng tốt và thường xuyên thăm khám sức khoẻ định kì để có thể phát hiện bệnh kịp thời cũng như có biện pháp khống chế viêm gan B hiệu quả.

Viêm Gan B lây qua đường nào ?

Chồng bị Viêm Gan B có lây sang vợ không ?

Như chúng ta đã biết, Viêm Gan B có thể lây qua 3 con đường, đối với vợ chồng thì hoàn toàn có thể lây nhiễm qua đường tình dục, phương án tốt nhất là đưa người chưa bị lây nhiễm Viêm Gan B tới phòng y tế địa phương để chích ngừa 3 mũi virut siêu vi B để hạn chế tối thiếu việc lây nhiễm.

Trường hợp thứ nhất (vợ bị viêm gan nhưng chồng không bị)

Nếu người vợ bị viêm gan B thì vi khuẩn viêm gan sẽ có rất nhiều trong dịch tiết âm đạo. Người chồng sẽ dễ bị lây nếu dương vật bị trầy xát vì sự xâm nhập của vi khuẩn viêm gan có trong dịch tiết âm đạo của vợ sẽ vào trong máu của chồng qua chỗ trầy xát này. Còn không có sự trầy xát thì khó lòng người chồng bị lây.

Trường hợp thứ hai: (chồng bị viêm gan nhưng vợ không bị)

Nếu người chồng bị viêm gan B thì vi khuẩn viêm gan sẽ có trong tinh dịch của chồng. Người vợ sẽ dễ bị lây nếu trong âm đạo có sự trầy xát vì sự xâm nhập của vi khuẩn viêm gan có trong tinh dịch của chồng sẽ vào trong máu của vợ qua chỗ trầy xát này. Còn không có sự trầy xát ở âm đạo thì vợ khó mà bị lây. Những phụ nữ vào tuổi mãn kinh, âm đạo hay bị khô dễ bị trầy xát có nguy cơ dễ bị lây từ chồng bị viêm gan B.

Tuy nhiên trong quá trình quan hệ, âm đạo và dương vật có thể có những vết xước nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được nên nguy cơ lây nhiễm sẽ cao khi quan hệ mà không dùng bao cao su khi chưa chích ngừa. Trường hợp vợ hoặc chồng có kháng thể kháng viêm gan B (Anti Hbs): Khi cơ thể chưa được chích ngừa viêm gan B nhưng đã từng bị lây nhiễm viêm gan B nhưng sức đề kháng đủ khả năng đẩy lui bệnh và sinh ra kháng thể chống lại virus viêm gan B, đi kiểm tra sẽ thấy cơ thể có kháng thể viêm gan B trong máu.Về việc tiêm phòng vacxin bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn đã được gia đình tiêm phòng vacxin khi còn bé, do bạn không nhớ. Còn nếu chưa tiêm phòng thì nên tiêm phòng vacxin vì trong thời gian vợ chống sống với nhau có thể nhiều trường hợp bạn sẽ không còn may mắn không dính căn bệnh này nữa.

Viêm Gan B có lây qua đường ăn uống không ?

Viêm Gan B có lây qua đường ăn uống không ?
Viêm Gan B có lây qua đường ăn uống không ?

Nhiều người cứ lầm tưởng rằng, việc sử dụng chung muỗng đũa, ăn cơm chung với người bệnh Viêm gan B sẽ gây lây nhiễm. Nhưng thực tế là việc Viêm gan B lây nhiễm qua đường ăn uống là không thể xảy ra. Mọi người cần phân biệt sự khác nhau giữa Viêm gan A và Viêm gan B. Cụ thể đó là Viêm gan A có thể lây qua đường ăn uống, còn Viêm gan B thì hoàn toàn không lây qua đường ăn uống.

Virus HBV gây Viêm gan B tồn tại nhiều trong máu, dịch bạch huyết, dịch sinh dục của người bệnh. Vì thế, Viêm gan B mới dễ dàng lây nhiễm nếu người bệnh thực hiện các hành vi liên quan đến máu, dịch tiết với người khác.

Đồng thời đó thì virus Viêm gan B không tồn tại trong nước bọt hoặc chỉ tồn tại rất ít, không đủ khả năng để gây lây truyền bệnh. Việc sử dụng chung đũa, muỗng, ăn uống chung không thể nào khiến lây nhiễm bệnh Viêm gan B. Bên cạnh đó, những hình thức ăn uống vốn có thể gây lây nhiễm Viêm gan A thì không thể gây lây nhiễm Viêm gan B, bao gồm: các thức ăn lề đường, hàng rong, nguồn nước công cộng…

Vì vậy, người không mắc Viêm gan B vẫn có thể ăn uống chung với người bệnh và không cần phải lo sợ lây nhiễm Viêm gan B qua con đường này, bao gồm cả những cử chỉ tiếp xúc thông thường. Miễn sao không thực hiện những hành vi liên quan đến máu và dịch tiết của cơ thể.

Việc nhận thức đúng đắn về vấn đề lây nhiễm Viêm gan B, lây qua đường nào và không lây qua những hành vi nào, giúp mọi người có thái độ cảm thông hơn đối với người bệnh, nhằm tránh phát sinh tâm lý tự ti và mặc cảm ở họ. Người bệnh cảm thấy họ không bị cách ly và xa lánh, tích cực và thoải mái hơn trong việc điều trị bệnh, giúp sức khỏe phục hồi hiệu quả.

Các chuyên gia của Bệnh viện chuyên gan khuyến cáo, người bệnh Viêm gan B cũng cần tìm hiểu kĩ về những kiến thức về Viêm gan B để chủ động hơn trong việc phòng ngừa lây nhiễm sang người khác và bớt lo lắng về những hành vi không gây lây nhiễm Viêm gan B, tập trung điều trị để đạt hiệu quả nhanh chóng.

Các phương pháp ngăn ngừa Viêm Gan B

  • Tránh để máu tiếp xúc với máu: không dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng và các vật dụng cá nhân khác.
  • Băng lại các vết thương hở và dùng thuốc tẩy lau sạch các vết máu. Đừng để người khác chạm vào vết thương hoặc máu của bạn trừ khi họ mang găng tay.
  • Bỏ những đồ dùng vệ sinh cá nhân như khăn giấy, băng vệ sinh, băng cá nhân và bông băng đã dùng vào túi nhựa đóng kín.
  • Dùng bao cao su và dầu bôi trơn khi quan hệ tình dục.
  • Không dùng chung kim và bất cứ dụng cụ nào để chích ma túy.

Viêm gan B có chữa được không

Bệnh viêm gan B không thể chữa khỏi nhưng có thuốc để khống chế siêu vi. Thuốc có thể giảm sự hủy hoại của gan và nguy cơ ung thư gan. Nó cũng giúp gan tự chữa lành. Bác sĩ sẽ báo cho bạn biết bạn có cần uống thuốc hay không. Đó là lý do tại sao việc gặp bác sĩ đều đặn là điều quan trọng.

Nếu bạn cần uống thuốc, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa gan. Vị này sẽ giải thích loại thuốc nào có sẵn và loại nào tốt nhất cho bạn. Bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa thường xuyên một khi bạn bắt đầu dùng thuốc và điều quan trọng là phải uống thuốc đều đặn. Nếu bạn gặp trở ngại trong việc uống thuốc, đừng ngưng thuốc; hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước.

Những con đường lây nhiễm Viêm Gan B

Ba con đường chính làm lây lan viêm gan B gồm:

Viêm Gan B Có Lây Không? Có 3 con đường chính bạn có thể bị lây nhiễm.
1. Lây truyền từ mẹ sang con. Nếu mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì con có khả năng mắc bệnh rất cao, với xác suất 90%. Nếu tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi trẻ được sinh, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm.

2. Lây truyền qua đường tình dục. Nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan B, bạn cũng có khả năng cao mắc bệnh này.

3. Lây truyền qua đường máu. Nếu dùng chung kim tiêm với người bị viêm gan B, bạn cũng có khả năng mắc bệnh này.

Sản phẩm đề xuất tầm soát bệnh Viêm Gan B

Liên quan đến bệnh Viêm Gan B

Câu hỏi thường gặp về bệnh Viêm Gan B

Cách ngăn ngừa viêm gan b

Làm sao để ngăn ngừa Viêm Gan B
Làm sao ngăn ngừa viêm gan B?
Tránh để máu tiếp xúc với máu: không dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng và các vật dụng cá nhân khác.
Băng lại các vết thương hở và dùng thuốc tẩy lau sạch các vết máu. Đừng để người khác chạm vào vết thương hoặc máu của bạn trừ khi họ mang găng tay.
Bỏ những đồ dùng vệ sinh cá nhân như khăn giấy, băng vệ sinh, băng cá nhân và bông băng đã dùng vào túi nhựa đóng kín.
Dùng bao cao su và dầu bôi trơn khi quan hệ tình dục.
Không dùng chung kim và bất cứ dụng cụ nào để chích ma túy.
Đây là câu hỏi thường gặp nhưng khó trả lời vì mỗi người đều có nhu cầu và các quan hệ khác nhau. Nói chuyện với người có thể hiểu và giúp đỡ mình có thể mang lại ích lợi cho bạn. Hãy dành thì giờ để suy nghĩ và quyết định ai là người bạn cảm thấy tin tưởng để nói ra.
Mặc dầu bạn không cần nói cho mọi người biết mình mắc viêm gan B, bạn cần ngăn ngừa không để lây bệnh cho ngưòi khác. Việc nói cho người trong nhà và bạn tình biết là điều quan trọng để họ làm xét nghiệm và chủng ngừa, nhưng bạn không cần nói với những người khác.
Việc nói cho nhân viên y tế như nha sĩ hoặc các bác sĩ có thể giúp họ chăm sóc bạn một cách hữu hiệu hơn, nhưng việc này tùy bạn quyết định. Nhân viên y tế tham gia việc chăm sóc cho bạn có trách nhiệm bảo vệ sự riêng tư và bảo mật thông tin của bạn. Họ không được kỳ thị bạn dưới bất cứ hình thức nào.

Viêm Gan B có chữa được không ?

Viêm Gan B có chữa được không ?
Bệnh viêm gan B không thể chữa khỏi nhưng có thuốc để khống chế siêu vi. Thuốc có thể giảm sự hủy hoại của gan và nguy cơ ung thư gan. Nó cũng giúp gan tự chữa lành. Bác sĩ sẽ báo cho bạn biết bạn có cần uống thuốc hay không. Đó là lý do tại sao việc gặp bác sĩ đều đặn là điều quan trọng.
Nếu bạn cần uống thuốc, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa gan. Vị này sẽ giải thích loại thuốc nào có sẵn và loại nào tốt nhất cho bạn. Bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa thường xuyên một khi bạn bắt đầu dùng thuốc và điều quan trọng là phải uống thuốc đều đặn. Nếu bạn gặp trở ngại trong việc uống thuốc, đừng ngưng thuốc; hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước.

Viêm Gan B có lây không ?

Viêm Gan B có lây không?
Viêm Gan B Có Lây Không? Có 3 con đường chính bạn có thể bị lây nhiễm.
1. Lây truyền từ mẹ sang con. Nếu mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì con có khả năng mắc bệnh rất cao, với xác suất 90%. Nếu tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi trẻ được sinh, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm.
2. Lây truyền qua đường tình dục. Nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan B, bạn cũng có khả năng cao mắc bệnh này.
3. Lây truyền qua đường máu. Nếu dùng chung kim tiêm với người bị viêm gan B, bạn cũng có khả năng mắc bệnh này.

Làm gì để phòng tránh bệnh Viêm Gan B ?
Phòng qua đường tình dục
Với bất kể hình thức quan hệ tình dục nào cũng có thể lây nhiễm viêm gan B. Vì vậy quan hệ tình dục an toàn là cách phòng bệnh viêm gan B hiệu quả. Các bác sĩ khuyên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp tránh được bệnh đến 99%.
Phòng qua đường máu
Không tiếp xúc máu với người lạ, không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, hạn chế xăm hình hoặc nếu xăm nên chọn những cơ sở uy tín dụng cụ được tiệt trùng, không dùng chung bơm kim tiêm…
Phòng từ mẹ sang con

Nên tiêm phòng vacxin hoặc huyết thanh cho bé để giúp bé tránh được căn bệnh nguy hiểm này.
Hiện nay đã có vacxin viêm gan B. Vì thế cách tốt nhất để bạn phòng tránh viêm gan B là tiêm phòng đủ ba mũi vacxin cho bạn và gia đình bạn.

Cách phòng tránh viêm gan B cho người chưa bị nhiễm virus
Nếu bạn không bị nhiễm virus viêm gan B, hay giáo dục bản thân, tìm hiểu thêm về bệnh và tuyên truyền đến người thân, bạn bè nhé.

Nên tìm hiểu để biết tình trạng sức khỏe của người yêu, bạn tình. Giúp cho việc sinh hoạt tình dục diễn ra an toàn. Nên sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục để tránh các bệnh lây nhiễm nguy hiểm như HIV, giang mai hay ngay cả bệnh viêm gan B này nhé.
Nếu bạn đi du lịch, công tác đến những nơi có dịch bệnh viêm gan B thì nên chuẩn bị vắc-xin từ trước. Tiêm phòng viêm gan B thường diễn ra trong vòng sáu tháng với ba mũi tiêm.

Viêm Gan B lây qua đường nào ?

Có 3 con đường chính lây nhiễm Viêm Gan B đó là : Đường máu, đường tình dục và đường từ mẹ sang con.

Chồng bị Viêm Gan B có lây sang vợ không ?

Như chúng ta đã biết, Viêm Gan B có thể lây qua 3 con đường, đối với vợ chồng thì hoàn toàn có thể lây nhiễm qua đường tình dục, phương án tốt nhất là đưa người chưa bị lây nhiễm Viêm Gan B tới phòng y tế địa phương để chích ngừa 3 mũi virut siêu vi B để hạn chế tối thiếu việc lây nhiễm.

Viêm Gan B có lây qua đường ăn uống không ?

Nhiều người cứ lầm tưởng rằng, việc sử dụng chung muỗng đũa, ăn cơm chung với người bệnh Viêm gan B sẽ gây lây nhiễm. Nhưng thực tế là việc Viêm gan B lây nhiễm qua đường ăn uống là không thể xảy ra. Mọi người cần phân biệt sự khác nhau giữa Viêm gan A và Viêm gan B. Cụ thể đó là Viêm gan A có thể lây qua đường ăn uống, còn Viêm gan B thì hoàn toàn không lây qua đường ăn uống.

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ !
remove email facebook