Tên Huyệt:
Đường kinh túc Thái dương Bàng Quang nối với Túc Thiếu âm Thận, huyệt Chí Âm là huyệt cuối cùng của kinh Bàng Quang, vì vậy gọi là Chí Âm (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Ngoại Chí Âm.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 67 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Tỉnh, thuộc hành Kim.
+ Huyệt Bổ của kinh Bàng Quang.
Vị Trí:
Ở bờ ngoài ngón út, cách góc chân móng 0, 2 thốn, trên đường tiếp giáp da gan chân – mu chân.
Giải Phẫu:
Dưới da là xương đốt 3 ngón chân thứ 5.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Tác Dụng:
Sơ phong ở đỉnh sọ, tuyên khí cơ hạ tiêu, hạ điều thai sa?n.
Chủ Trị:
Trị ngón chân thứ 5 đau, đầu đau, mũi nghẹt, mũi chảy máu, thai bị lệch (cứu).
Châm Cứu:
Châm xiên lên trên sâu 0, 1-0, 2 thốn, hoặc châm nặn ra ít máu – Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5-10 phút.
Tham Khảo:
(“Chứng khóc nghẹn là do Âm khí thịnh mà Dương khí hư, Âm khí nhanh mà Dương khí chậm, Âm khí thịnh mà Dương khí tuyệt nên châm bổ kinh Túc Thái Dương (Chí Âm) và tả Túc Thiếu Âm” (LKhu.28, 11).
( “Thân thể hơi đau, châm huyệt Chí Âm” (TVấn.36, 31).
(“Tà khí nhập ở Lạc Túc Thái Dương, khiến nửa bên đầu cổ đều đau, châm huyệt tại chân góc móng ngón út (huyệt Chí Âm), nếu bệnh bên pHải thì châm bên trái, và ngược lại”(TVấn.63, 11).