Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y được thực hiện đan xen giữa việc sử dụng thuốc và vật lý trị liệu, đặc biệt phù hợp với đối tượng bệnh nhân ở thể trạng nhẹ hoặc trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật.
Chữa bệnh bằng bài thuốc Đông y có nhiều ưu điểm so với điều trị ngoại khoa, đặc biệt là hạn chế được độc tính và tác dụng phụ trên cơ thể. Mặt khác đây cũng là biện pháp giúp bệnh nhân tiến gần đến tình trạng ổn định và tránh nguy cơ tái phát. Tuy nhiên điều trị bằng bài thuốc Đông y phụ thuộc nhiều vào thể bệnh và sức khỏe hiện tại của người bệnh, do vậy cần có sự kiên trì sử dụng và hỗ trợ của thầy thuốc.
Phụ tử ma hoàng quế chi thang
Đây là bài thuốc có chứa nhiều thành phần, trong đó chủ đạo là vị phụ tử – ma hoàng – quế chi. Được sử dụng trong điều trị đau nhức xương khớp, lạnh buốt ở khu vực thắt lưng, chân tay tê bì không còn sức lực…
Thành phần:
- Độc hoạt, cát căn, ma hoàng, xuyên ô, quế chi mỗi vị 9g.
- Cam thảo 6g và tế tân 3 g.
Thực hiện và sử dụng:
- Các vị thuốc trên được chuẩn bị đúng hàm lượng, sau đó cho tất cả vào ấm sắc thuốc.
- Thêm nước đầy và tiến hành đun sôi, vặn nhỏ lửa để nước cạn dần. Còn khoảng 2 bát thì tắt bếp.
- Lọc bỏ phần bã dược liệu, chắt lấy nước và uống trực tiếp.
- Bệnh nhân nên dùng hết trong 1 ngày và chia thành 2 lần uống.
Bài thuốc từ cỏ xước và tế tân
Ngoài cỏ xước và tế tân thì bài thuốc còn bổ sung thêm các dược liệu như: Đẳng sâm, độc hoạt, xuyên khung…Đặc biệt phù hợp với đối tượng người bệnh thường xuyên mệt mỏi, cơ thể nặng nề, mạch bị phù, đau người khi vận động…
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y từ cỏ xước và tế tân được thực hiện như sau.
Thành phần:
- Độc hoạt, cỏ xước, đẳng sâm, xuyên khung mỗi vị 9g.
- Tần giao, tang ký sinh, thạch chi mỗi vị 15g.
- Cam thảo 3g.
Thực hiện và sử dụng:
- Các nguyên liệu sau khi được chuẩn bị thì mang rửa sạch qua nước ấm.
- Thêm 600mL nước rồi tiến hành đun đến sôi, đến khi còn ½ lượng nước thì dừng.
- Lọc bỏ phần bã dược liệu, cho vào bát, để nguội rồi uống.
Bài thuốc dành cho bệnh nhân bị thận hư dẫn tới thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc này được chỉ định riêng với đối tượng có trung khí bị hạ hãm khiến cơ thể có những triệu chứng suy nhược sức khỏe như: Đau âm ỉ, thận suy, thể hàn thấp…Khi duy trì sử dụng trong 1 tháng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, bổ thận tráng dương và tán hàn khí từ bên trong.
Thành phần:
- Thục địa, cao ban long, kỷ tử mỗi vị 12g.
- Thỏ ty tử, tục đoạn, đương quy, đỗ trọng mỗi vị 8g.
- Hoài sơn 3g.
Thực hiện và sử dụng:
- Các vị dược liệu được chuẩn bị sẵn, sau đó cho vào ấm sắc thuốc và thêm nước vừa đủ.
- Tiến hành nấu trên bếp với ngọn lửa vừa, cho đến khi sôi đều thì tắt.
- Chia liều thuốc thành 6 bát bằng nhau, mỗi lần sử dụng 1 bát như vậy.
Bài thuốc giảm đau thắt lưng trong thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc này đặc biệt phù hợp với bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính, dẫn tới kinh nguyệt không đều và nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Với các thành phần như: Ô tiêu xà, phục linh, tang ký sinh…bài thuốc hỗ trợ giải độc gan, lưu thông khí huyết, giải quyết tình trạng đau cột sống cho người bệnh nhanh chóng.
Thành phần:
- Thổ phục linh, tang ký sinh mỗi vị 12g.
- Thổ miết trùng, cẩu tích, ngô công mỗi vị 9g.
- Ô tiêu xà, sài hồ mỗi vị 5g.
Thực hiện và sử dụng:
- Các vị dược liệu trên được mang đi rửa sạch, sau đó cho vào ấm sắc cùng 1500mL nước.
- Tiến hành đun trong khoảng 45 phút rồi dừng. Lọc bỏ bã rồi cho bệnh nhân sử dụng.
PHƯƠNG PHÁP BẤM HUYỆT
Phương pháp bấm huyệt thường được sử dụng kết hợp trong thời gian điều trị dạng thuốc uống. Trong đó, nguyên tắc của bấm huyệt dựa trên việc sử dụng những thao tác bấm, xoa và di phần dầu của các ngón tay trực tiếp tại vị trí huyệt vị trên cơ thể. Đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân bị thoát vị, thầy thuốc sẽ xác định vị trí tổn thương và các mô xung quanh để tiến hành thao tác này.
Mục đích của phương pháp bấm huyệt trong điều trị thoát vị đĩa đệm:
- Điều trị tình trạng nhức mỏi và đau kéo dài do chèn ép thần kinh, mang lại cảm giác thoải mái cho bệnh nhân mắc bệnh mãn tính.
- Hỗ trợ vận động tại khớp nhờ làm giảm tình trạng cứng và thoái hóa xương.
- Hỗ trợ giãn nở mao mạch, đưa dòng máu đến khu vực tổn thương, phòng ngừa tình trạng tê bì chân tay hoặc rối loạn tiền đình do tắc nghẽn mạch máu.
- Ngoài ra, đây còn là biện pháp giúp giãn cơ và mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng, bệnh nhân không bị thoát vị đĩa đệm cũng có thể áp dụng thực hiện hàng ngày.