Câu Kỷ Tử
Tác dụng điều trị bệnh của câu kỷ tử
- Là một vị thuốc dùng để bồi bổ cơ thể, bổ tinh khí
- Dùng phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc hỗ trợ cho bệnh tiểu đường
- Tác dụng rất tốt cho những trường hợp mắc bệnh di mộng tinh
- Tốt cho người già: mắc chứng chân tay tê mỏi, mắt mờ
- Tác dụng giảm cân ở người béo phì
Đối tượng sử dụng
- Người xanh sao, gầy yếu dùng để bồi bổ sức khỏe
- Người bình thường dùng tăng sinh lý, hoặc dùng kết hợp với các vị thuốc khác để ngâm rượu
- Dùng cho trường hợp người mắc chứng di mộng tinh, xuất tinh sớm
- Người già: Chân tay tê mỏi, mắt mờ
- Người thừa cân béo phì, phụ nữ tăng cân sau sinh
Tên khác
- Kỷ tử còn có tên là Câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, câu kỷ tử
- Câu kỷ tử hay kỷ tử là quả chín phơi khô của cây khởi tử.
Tên khoa học
Lycium sinense Mill., thuộc họ Cà Solanaceae.
Mô tả cây thuốc
Cây khởi tử là dạng cây nhỏ, chỉ cao từ 0,5 đến 1,5m. Hoa có màu tím đỏ. Quả mọng, hình trứng, khi chín có màu tím đỏ hay vàng đỏ. (Xem hình ảnh cây kỷ tử để thấy rõ hơn)
Bộ phận dùng:
- Quả của cây Khởi tử (Kỷ tử) chính là bộ phận chủ yếu được dùng làm thuốc của cây thuốc này. Ngoài ra Lá, cỏ cây và rễ cùng đều được dùng làm thuốc:
- Lá (rau khởi) dùng nấu canh điều trị ho, sốt.
- Vỏ và rễ cây khởi tử phơi khô còn gọi là “Địa cối bì”
Nơi sống và thu hái:
Cây khởi tử là loài cây thuốc mọc nhiều ở các quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Trước đây quả của cây Khởi tử (kỷ tử) ta thường phải nhập của Trung Quốc. Nhưng một vài năm gần đây nước ta đã bắt đầu trồng để lấy quả làm thuốc. Cây được trồng bằng hình thức gieo hạt hoặc dâm cành. Sau 3 năm có thể thu hoạch được. Quả được hái vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Theo kinh nghiệm của những nhà vườn, trồng cây khởi tử thì cứ 1ha sai quả có thể cho thu hoạch được 1,5 tấn quả.
Thành phần hóa học:
- Các nhà khoa học đã tìm thấy trong thân và rễ cây Khởi tử có 0.08% ancalioit, 1.7% saponin.
- Trong 100g quả có 3.96mg coroten, 150mg canxi, 6.7mgP, 3.4mg sắt, 3mg Vitamin C, 1.7mg axit nicotinic, 0.23mg amon sunfat.
Video công dụng của kỷ tử
Kỷ tử điều trị bệnh gì ? Tác dụng của câu kỷ tử.
Kỷ tử là một vị thuốc bổ có tác dụng bổ can thận âm, dưỡng huyết, được sử dụng trong các trường hợp sau: Bệnh nhân mắc đái thái đường (Thường dùng kết hợp với các vị thuốc khác), dùng cho các trường hợp bệnh nhân mắc ho lao, viêm phổi, mệt nhọc, gầy yếu, béo phì, bổ tinh khí và giúp trẻ lâu.
Theo tài liệu cổ: Kỷ tử có vị ngọt, tính bình vào 3 kinh: Phế, can và thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt. Dùng cho các bệnh nhân mắc chứng chân tay tê mỏi, mắt mờ, di mộng tinh.
Kỷ tử giúp tăng cân ở người gầy yếu đồng thời giúp giảm cân ở người béo phì. Tác dụng này có được là do cơ chế hoạt động của vị thuốc này là điều hòa sự hấp thu, điều hòa các chức năng trong cơ thể giúp cho người gầy hấp thu tốt hơn, đồng thời làm giải phòng năng lượng, giảm sự tích tụ chất béo ở người béo phì do vậy giúp cho người tăng cân béo phì giảm cân hiệu quả.
Sau đây là một số tác dụng chính của vị thuốc này:
- Tác dụng giảm béo
- Tác dụng tăng cường sinh lý
- tác dụng điều trị di mộng tinh
- Tác dụng bồi bổ sức khỏe, rất tốt cho người mới ốm dậy
- Tác dụng bổ máu, dưỡng huyết (Tốt cho người xanh xao, thiếu máu)
- Tác dụng bổ phổi
- Tác dụng điều trị táo bón
- Tác dụng điều trị bệnh xương khớp
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc bệnh di tinh, mộng tinh
- Bệnh nhân Tiểu đường
- Người gầy yếu xanh sao dùng để bồi bổ
- Người mắc các bệnh về phổi và đường hô hấp
- Người già mắc chứng: Mắt mờ, chân tay tê mỏi (Thận âm hư)
- Người bị táo bón
- Người thừa cân, béo phì, béo bụng, phụ nữ sau sinh
Hướng dẫn cách dùng Kỷ tử làm thuốc
1. Liều dùng hàng ngày: 20-25g dưới dạng thuốc sắc (Cách dùng trên giúp giảm béo rất hiệu quả)
2. Cách ngâm rượu kỷ tử:
a. Ngâm độc vị kỷ tử
- Kỷ tử: ………… 600g
- Rượu trắng: …. 2 lít
- Ngâm trong hai tuần trở lên. Ngày dùng 2-3 chén trong mỗi bữa ăn sẽ có tác dụng bồi bổ cơ thể
b. Ngâm phối hợp nhiều vị
Có thể ngâm phối hợp nhiều vị cùng với kỷ tử trong bài Rượu anh hùng tửu như sau:
Thành phần :
- Sơn thù ………….. 150 g
- Cẩu tích ………….. 150 g
- Đương quy ……… 150 g
- Kỷ tử ………………. 150 g
- Thỏ ty tử …………. 150 g
- Nhân sâm ……….. 150 g
- Mạch môn ………. 300 g
- Tắc kè ……………. 5 đôi
- Rượu trắng ……… 10 Lít
3. Đơn thuốc có vị kỷ tử cho bệnh nhân mắc Di mộng tinh
- Thành phần: Kỷ tử 6g, sinh khương 2g, nhục thung dung 2g
- Cách dùng: Sắc với 600ml nước, sắc cạn còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Ngoài vị thuốc câu kỷ tử trên, còn có một vị Kỷ tử khác đó là Kỷ tử quả đen
Câu kỷ tử quả đen
Câu kỷ quả đen còn gọi là Khủ khởi, Rau khởi – Lycium ruthenicum Murr, cây thuộc họ cà.
Mô tả:
Cây thấp nhỏ, thường chỉ cao khoảng 2m, thân có gai, quả màu đen nên còn được gọi là hắc kỷ tử.
Bộ phận dùng:
Lá, chứ không dùng quả.
Công dụng của hắc kỷ tử
Lá dùng nấu canh, ngoài ra còn có thể dùng điều trị ho. Ở Ấn Độ người ta dùng cây chế thuốc điều trị đau mắt cho gia súc (Lạc Đà)
Mua vị thuốc Kỷ Tử
Mua vị thuốc Kỷ Tử theo định lượng cụ thể, quý khách vui lòng đặt mua trên trang Thuốc Hay. Top hoặc liên hệ 0968951159
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.