Cây Cơm Nguội
(Mô tả, hình ảnh cây Cơm nguội, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…).
Cây cơm nguội là cây gì
Cây nhỏ cao 1,5m, phân nhánh, rất nhẵn trừ các phần non, với nhánh rất mềm. Lá thuôn – mũi mác, thành góc ở gốc, có mũi ngắn, nhọn hay tù ở đầu, có mép phẳng, hơi lượn sóng, mỏng như giấy hay gần như dạng màng, dài 5-12cm, rộng 1-2,5cm. Hoa màu hồng, xếp gần thành tán, chừng 2-12 cái một trên một trục chính rất mảnh, dài 2,5cm, ở nách lá. Quả hình cầu, đường kính khoảng 4mm, có mũi cứng, với 5 cạnh dọc to, giảm dần khi chín, màu đen.
Hoa tháng 2-8, quả tháng 5-12.
Bộ phận dùng:
Lá – Folium Ardisiae Quinquegonae
Nơi sống và thu hái:
Loài của Trung Quốc, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, có nhiều thứ, phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Thái, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Tây, Ninh Bình tới Nghệ An và Gia Lai.
Vị thuốc Cây cơm nguội
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
Tính vị:
Vị hơi cay, chát, tính mát
Tác dụng:
Tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng, Trị gai cột sống, giải độc.
Công dụng:
Lá được dùng pha nước uống, ngậm trị Đau răng và đắp trị đau mình mẩy.
Tham khảo
Phân biệt
Cần phân biệt Cây cơm nguội với Cây quả cơm nguội tên khoa học (Bischofia trifoliata (Rixb) Hook. f. hoặc Bischofia javanica Blume. Họ Euphorbiaceae còn gọi Cây nhội, Thu phong, Trọng dương mộc…
Mô tả: Cây có lá kép, mọc so le, có cuống chung thẳng, dài 8 – 12 cm, đầu cuống có 3 lá chét, lá chét giữa lớn hơn hai lá chét bên. Lá chét hình trứng hay hình mác, mép lá có răng cưa nông, dài 8 – 10cm. Đầu và đáy lá chét nhọn. Cụm hoa hình chùy, mọc ở kẽ lá. Hoa đơn tính khác gốc, nhỏ màu lục nhạt. Hoa đực có 5 lá đài, 5 nhị. Hoa cái có 5 lá đài và bầu thượng 3 ô. Cây ra hoa về cuối xuân sang đầu mùa hạ. Quả thịt hình cầu, khi chín có màu nâu hay màu hồng nhạt, vị chát; quả tạo thành một chùm thõng xuống. Cây mọc hoang trong rừng. Cây có tán lá xanh quanh năm và dễ trồng nên được đưa về thành phố làm cây lấy bóng mát.
Thành phần hóa học: Trong 100g lá non có 76,9 g nước, 4,1 g protid, 13 g glucid, 3,9 g chất xơ, 2,6mg caroten, 30mg vitamin C. Các triterpenoid và các dẫn chất; các steroid. Trong vỏ thân chứa tanin, hạt chứa dầu thô. Cây nhội ở Việt Nam còn thấy tanin galic và vitamin C.
Người ta dùng ngọn, lá non thái nhỏ, rửa kỹ xào hay nấu canh; một số nơi dùng lá non ăn gỏi cá.
Trị phong thấp, đau nhức xương, mụn nhọt, mẩn ngứa
Dùng thân cây trị phong thấp, đau nhức xương, mụn nhọt, mẩn ngứa
Liều dùng: 50g thân cây cơm nguội sắc uống hàng ngày
Trị tiêu chảy, khí hư, viêm âm đạo, mụn nhọt, mẩn ngứa, đau răng, viêm gan
Dùng lá, quả thân cây cơm nguôi trị tiêu chảy, khí hư, viêm âm đạo, mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm gan.
Nghiên cứu lá thân cây hỗ chợ điều trị bệnh ung thư đường tiêu hoá, ung thư dạ dày, chữa viêm gan truyền nhiễm, viêm phổi, viêm hầu họng, trẻ em cam tích. Dùng ngoài trị mụn nhọt và lở ngứa… Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch ép lá làm thuốc trị loét.
Năm 1963, Áp dụng chữa cho phụ nữ bị khí hư do trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis), chữa ỉa chảy do trùng roi (Trichomonas), kết quả nhiều triển vọng và độc tính rất thấp. Ngoài ưu điểm diệt ký trùng nhanh, không gây cương tụ, không làm rát âm đạo và tỷ lệ khỏi bệnh tương đối cao (72%).
Hoa cơm nguội
Trái cơm nguội
Cây cơm nguội trắng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.