Tên khác: Cỏ cứt lợn, bù xích, cỏ hôi, thắng hồng kế, nhờ hất bồ (K`ho).
Tên khoa học: Ageratum conyzoides L., thuộc họ Cúc – Asteraceae.
Tên tiếng Trung: 胜红蓟 (Thắng Hồng kế)
Cây Cây cứt lợn
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Cây cỏ sống hàng năm, cao 30 – 50cm. Thân có lông mềm, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, mép khía răng tròn, hai mặt đều có lông, 3 gân tỏa từ gốc lá. Hoa tím hay trắng, mọc thành ngù đầu ở ngọn. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc.
Phân bố :
Cây mọc hoang ở khắp nơi trên mọi loại địa hình.
Bộ phận dùng :
Toàn cây, trừ rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ. Dùng tươi hay phơi khô. Thường dùng tươi.
Thành phần hóa học :
Tinh dầu 0,7 – 2,0%, màu vàng nhạt, gồm ageratochromen, demethoxy, ageratochromen, cadinen, caryophyllen. Ngoài ra còn có alcaloid, saponin.
Vị thuốc Cây cứt lợn
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Tính vị:
Vị hơi đắng, tính mát
Qui kinh:
Vào 2 kinh Thủ thái âm Phế và Thủ quyết âm Tâm bào
Công dụng :
Thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi.
Liều dùng:
Liều dùng khi uống trong, từ 15-30g khô (hoặc 30-60g tươi), sắc với nước uống hoặc giã vắt lấy nước cốt uống; dùng ngoài không kể liều lượng
Nhỏ mũi nước ép cây tươi hay dịch chiết cây khô. Chữa rong huyết sau đẻ : Ngày 30 – 50g cây tươi giã nát lấy nước uống. Cây tươi nấu nước gội đầu cho thơm, sạch gầu, trơn tóc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cây cứt lợn
Viêm họng:
Cây cứt lợn 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá giẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Viêm đường hô hấp:
Cây cứt lợn 20 g, lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Sỏi tiết niệu:
Cỏ cứt lợn 20 g, kim tiền thảo 16 g, râu ngô 12 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Phụ nữ đẻ xong chảy máu không ngừng:
Cây cứt lợn 30-50 g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày.
Eczema, chốc đầu:
Cây cứt lợn lượng vừa phải, nấu nước rửa tổn thương, ngày 1-2 lần.
Viêm xoang:
Cây cứt lợn 30 g, kim ngân hoa 20 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày:
Cây cứt lợn 20 g, cỏ nhọ nồi, kim nữu khấu, dạ hương ngưu mỗi thứ 30 g, giã nát, thêm nước cây ma phong 15 ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần.
Chữa viêm xoang mũi dị ứng:
Cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông, dùng bông nhét vào lỗ mũi.
Chữa bệnh phụ nữ (bị rong huyết sau khi sinh nở):
30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày.
Tham khảo
Ghi chú:
Tránh nhầm với cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L. – cũng được gọi là cây Cứt lợn, Cỏ hôi).