Tên khác: Tên thường dùng: duối, snai, som po
Tên tiếng Trung: 鹊肾树
Tên khoa học:Streblus asper Lour.
Họ khoa học: Thuộc họ dâu tằm Moraceae.
Cây Ruối
( Mô tả, hình ảnh cây ruối, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả
Cây có thể cao tới4-8m, cành mang hoa gầy, lá hình trứng, dài 3-7cm, rộng 12-35mm, mép có răng cưa, cứng, nháp, không có lông. Hoa đực cái khác gốc, hoa đực họp thành đầu có cuống, đính phía dưới những cành ngắn, hoa cái mọc đơn độc trên một cuống. Quả thịt, màu vàng nhạt, to bằng hạt tiêu, hơi nổi lên giữa đài
Thu hái và chế biến
Ruối là một cây mọc rất phổ biến và được trồng ở khắp các tỉnh trong nước ta để làm hàng rào do có nhiều cành chằng chịt với nhau.
Người ta dùng lá, thân, rễ tươi và khô, thu hái gần như quang năm. Nhựa ruối cũng được dùng.
Thành phần hóa học
Trong nhựa mủ ruối có nhựa và một ít cao su. Trong nhựa ruối đã đông đặc. Tỷ lệ nhựa tới 76% và cao su là 23%.
Tác dụng dược lý
Một khảo sát (những đặc tính hoá học, những đặc tính dược lý và y học dân tộc ethnomédicales ) được xây dựng và những văn bảng nghiên cứu bổ sung và thay thế( Médecine Vol. 3 pp 217-222) đã tuyên bố rằng cây duối có những đặc tính :
– chống oxy hóa antioxydant
– chống dị ứng anti-allergique
– chống sốt rét antipaludiques
– chống ung thư anti-cancer
– những bệnh về bổ dưởng tim mạch maladies cardio-toniques
– và những đặc tính diệt côn trùng insecticides.
Vị thuốc ruối
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Tính vị
Duối có vị đắng, chát, tính mát
Công dụng
Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng
Liều dùng
Sắc uống từ 12-20g
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc ruối
Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): Nhựa duối tẩm vào giấy bản rồi dán vào mụn 3 giờ, ngày thay 2 lần.
Chữa bí tiểu, nước tiểu sẻn đỏ do nóng: Cành và rễ duối 20g, rửa sạch, thái mỏng cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 250ml nước, chia 3 lần uống trong ngày, 10 ngày 1 liệu trình. Có thể dùng bài thuốc sau: Vỏ rễ duối, rễ nhót, mỗi vị 20g, sao vàng. Đổ 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
Nếu kèm theo đái buốt, đái đục: Vỏ rễ cây duối, rễ cây nhót rừng mỗi thứ 20g, (sao vàng), bạch mao căn 30g, râu ngô 30g, bông mã đề 30g, cỏ nhọ nồi 20g. Đổ 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
Trị đau nhức răng do sâu răng: Vỏ cây duối 20g, thái mỏng, sắc lấy nước đăc ngậm.
Trị đau đầu, nhức hai bên thái dương, nhức trán do thay đổi thời tiết: Phết nhựa duối lên hai miếng giấy trắng, có đường kính 3cm, cho lên lớp nhựa một chút vôi tôi (bằng hạt đỗ xanh), trộn đều vôi vào nhựa, rồi dán hai miếng giấy đó vào hai bên thái dương. Cũng làm tương tự với một miếng giấy có đường kính 1cm, dán vào huyệt ấn đường (điểm giữa hai đầu lông mày). Ngày làm 1 – 2 lần. Có tác dụng giảm đau rõ rệt.
Ngoài ra, một số địa phương bà con còn dùng lá duối sao vàng chữa băng huyết, kiết lỵ và làm thuốc lợi sữa.
Tham khảo
Đặc tính dược liệu lá duối :
Lá duối được dùng :
-Viêm sưng đường tiểu inflammation urinaire,
– Và như chất tạ sữa galactogogue.
▪ Lá duối nghiền nát được dùng làm thuốc trị :
– Lợi tiểu diurétique
– Chữa trị bệnh bạch đới khí hư leucorrhée.
▪ Nước ép lá duối được dùng bởi Garo de Madhupur để chống :
– Chứng tiểu khó dysurie
– Bệnh kiết lỵ dysenterie.
▪ Bột nhão pâte từ lá duối : Ở Ấn Độ, bột nhão pâte chế biến từ lá duối, được áp dụng trên :
– Những chỗ sưng phồng gọi là thủy thũng oedèmes
– Dùng để ngăn ngừa chứng đổ mồ hôi quá nhiều .
▪ Ngâm trong nước đun sôi infusion lá được xem như dùng để thay trà.
▪ Trong y học ayurvédique, những lá duối được sử dụng :
– Để giúp đở xúc tiến trữ lượng sữa mẹ ở những bà mẹ trong thời gian cho con bú.
cũng như chế biến làm thuốc dán để chữa trị :
– Những nhọt đầu đinh
– Những loét ở da
▪ Dung dịch trich từ lá cho thấy có những đặc tính :
– Chống vi trùng antimicrobiennes
Đặc tính hạt duối :
Hạt duối có lợi ích trong :
– Chứng bệnh chảy máu cam épistaxis
– Bệnh tiêu chảy diarrhée.
▪ Bột nhão của hạt áp dụng cho bệnh bạch ban ( da trắng ) leucoderme .
▪ Hạt duối còn có những ích lợi trong những bệnh như : – chảy máu cam ( chảy máu mũi ) và cũng trị tiêu chảy.
Mủ cây duối : mủ cây duối có những đặc tính :
– Và sưng những tuyến.
– Làm se thắc astringentes
– Sát trùng antiseptiques
– Áp dụng dưới chân trị đau gót endoloris
– Chữa trị bàn tay nứt nẻ gercées
– Mủ cây duối đôi khi được áp dụng trên màng tang thái dương trong trường hợp đau dây thần kinh đầu
– Được ghi nhận là thuốc an thần trong trường hợp chữa trị đau dây thần kinh névralgie.
Vỏ cây duối :
Một dược phẩm được bào chế với vỏ cây duối như trong trường hợp :
Nấu sắc trong nước đun sôi vỏ được sử dụng cho :
– Bệnh sốt fièvre
– Bệnh tiêu chảy diarrhée
– Bệnh kiết lỵ dysenterie
Trong khi dùng trực tiếp nhai vỏ như là :
– Một thuốc giải độc rắn cắn.
Mủ của vỏ rỉ ra, ở Ấn Độ được dùng trong trường hợp :
– Da tay và da chân bị nứt nẻ.
Đồng thời cũng được dùng cho những tuyến bị sưng, thường dùng để đắp bên ngoài những chổ sưng
. Vỏ của cây duối có thể nấu chín trong nước sôi và dung dịch nước lọc này dùng như :
– dung dịch sát trùng cho những vết thương và những vấn đề về da.
Rễ duối :
Rễ duối được xem như thuốc chữa trị :
– Thuốc hạ sốt antipyrétique
– Chống bệnh kiết lỵ antidysentérique
– Thuốc giảm đau analgésique
– Thuốc an thần sédative.
– Chứng động kinh épilepsie
– Viêm sưng gonflements inflammatoires
– Những mụt nhọt furoncles.
Nấu sắc rễ cũng được đưa ra cho các bệnh và bệnh sốt.
▪ Thuốc dán chế từ rễ áp dụng cho :
– Bệnh loét ulcères
– Xoang sinus
– Những viêm sưng phồng
– Những nhọt đầu đinh furoncles.
Bột từ rễ quy định chữa trị :
– Tiêu chảy diarrhée
– Bệnh kiết lỵ.
A. Mô tả cây
B. Phân bố, thu hái và chế biến
C.Thành phần hoá học
D. Công dụng và liều dùng
Nhân dân thường dùng nhựa ruối dán lên hai bên thái dương chữa Nhức đầu. Nhựa mủ của ruối có tác dụng là đông sữa.
Cành và rễ thái mỏng sắc uống dùng làm thuốc thông tiểu, chữa bụng trướng. Vỏ ruối ngâm rượu chữa sâu răng, đau họng.
Nhân dân Campuchia còn dùng rễ ruối phối hợp với nhiều vị thuốc khác Chữa ho, chữa lao phổi. Ấn Độ dùng dưới dạng sắc uống chữa sốt, đi ỉa lỏng, lỵ. Có thể dùng dưới dạng sấy vỏ khô, tán nhỏ mà uống.