Cây mắt mèo còn gọi móc mèo là một loài cây quên thuộc với nhiều người. Nhưng hầu như mọi người đều coi cây là một loài cây dại, chưa biết được những tác dụng thần kỳ của loại thảo dược thần kỳ này.
Cây mắt mèo là cây gì?
Cây mắt mèo hay còn được gọi là cây móc mèo, cây mắc mèo, đậu mèo rừng, đậu ngứa,… Là loài cây thân bụi có nhiều gai nhọn, cây thuộc dạng gỗ. Tên khoa học là Mimosa Pigra.
Cây mắt mèo gây ngứa phải không?
Cây mắt mèo gồm có nhiều bộ phân bao gồm thân, lá, quả, hạt: Chỉ có lá mắt mèo bao gồm nhiều lông gây ngứa, còn các bộ phân khác của cây không hề gây ngứa.
Thân cây mắt mèo
Cây mắt mèo là cây bụi, cao từ 1 – 2m, đường kính thân khoảng 2cm, dạng thân gỗ và có nhiều nhánh nhỏ. Thân và lá cây có nhiều gai cứng, dẫn từ phần gốc đến ngọn cây. Có nhiều cây con mọc đang xen nhau, từ gốc tạo thành bụi cây lớn.
Cây thường sống khoảng từ 3-6 năm rồi chết khô, nhưng rồi những cây nhỏ sẽ mọc lên xen vào những cây cũ, tạo nên bụi cây phát triển từ năm này qua năm khác.
Rễ cây móc mèo (mắt mèo)
Cây mắt mèo (móc mèo) có bộ rễ khá phát triển, bộ rễ lớn gồm nhiều rễ phụ, hóa thành phần thân gỗ, bò lan rộng ra nhiều nơi khác tạo thành chồi mới. Rễ cây mọc dài từ 1-2m, đường kính to 2cm.
Gốc rễ thường tạo thành các khối ngầm, nằm sát mặt đất, trên cạn phần rễ có thể nổi những nốt sần do sự cộng sinh của vi khuẩn gây ra.
Lá cây mắt mèo
Lá cây mắt mèo thuộc dạng lá chét, có hình giống lông chim, 2 bên lá đối xứng nhau. :Lá thon dài, kích thước khoảng 2cm, lá có màu xanh đậm, sống nhiều năm.
Phần lá cây khó rụng, chỉ bị chết khi phần cành lá đó bị gẫy, không thể cấp dinh dưỡng cho phần lá. Nách lá chứa nhiều gai nhọn, hơi cong.
Hoa cây mắt mèo
Cây mắt mèo thường ra hoa 6 tháng sau khi cây mọc, rồi kết quả. Hoa mắt mèo có màu trắng hơi vàng, mọc thành chùm.
Quả mắt mèo
Quả móc mèo mọc thành chùm. Thường có từ 3-10 quả một chùm, dạng quả nang, có nhiều lông và gây ngứa. Bên trong quả chứa hạt, thường là 10-12 hạt.
Hạt mắt mèo
Sự sinh trưởng và lan rộng cây mắt mèo nhanh là do tính chất của cây có thể sinh sản ra gần 10 nghìn hạt trên 1m tán lá. Hạt nhỏ, có lông tơ bao phủ xung quanh. Chúng được phát tán nhờ gió, dòng chảy của nước,… Khi gặp điều kiện thích hợp, thời tiết hơi ẩm, hay không khí ấm thì hạt sẽ nảy mầm nhanh chóng.
xem thêm: Hạt mắc khén
Cây mắt mèo mọc ở đâu?
Cây mắt mèo là loài cây mọc dại. Có nguồn gốc chính là từ vùng Trung, Nam Mỹ. Vì là loài cây bụi, thích nghi tốt với mọi điều kiện khí hậu nên cây được phân bố và phát triển khá tốt ở nhiều nơi.
Cây mắt mèo (móc mèo) thường mọc ven đường, mọc hoang ở vùng đồi núi, vùng đất bán ngập nước,… Là một loài cây có sức sống mạnh mẽ. Ở những vùng đất có độ phèn cao, không cây nào có thể phát triển được, thì cây mắt mèo lại có sức sống vô cùng dẻo dai.
Khi bị ngập nước lâu, cây chỉ rụng hết lá, còn phần ngọn thô, nhưng khi nước rút, cây có thể sinh trưởng rất nhanh chóng.
Thành phần cây mắt mèo
Mắt mèo chứa một chất là levodopa, đây là một chất rất tốt để chữa trị bệnh Parkinson. Ngoài ra, trong cây còn chứa một loại axit amin tên monosin, đây là một chất độc với một số loài động vật. Nhưng theo dân gian truyền lại, thì chính từ chất độc này lại chữa được nhiều bệnh.
Tác dụng của cây mắt mèo
Cây mắt mèo có vị đắng, hơi the, tính mát, có tác dụng khử ứ, giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Bộ phận thường dùng để làm thuốc như hạt, lá, rễ cây.
Cây mắt mèo chữa Parkinson
Cây mắt mèo có chứa chất levodopa (L-dopa ). Chất này khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dopamine trong não bộ. Các triệu chứng của bệnh Parkinson thường do nồng độ dopamine trong não thấp.
Chất levodopa phân hủy trong cơ thể trước khi nó tới não. Nhưng trong hạt mắt mèo chứa nhiều các hóa chất đặc biệt, giúp quá trình levodopa nên não được tốt hơn.
Cây mắt mèo điều trị bướu cổ
Hạt mắt mèo được biết đến là một loại dược liệu giúp trị các chứng bướu cổ, sưng cổ rất tốt. Đây là một các được khá nhiều bác sĩ, dược sĩ khuyên nên dùng hạt mắt mèo của cây.
Cây mắt mèo giúp hỗ trợ điều trị viêm gan B
Theo nhiều nghiên cứu mới đây, hạt móc mèo (mắt mèo) có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, phòng chống viêm gan B rất tốt. Các hoạt chất trong mắt mèo giúp quá trình thải độc của gan được tốt hơn, không gây độc hại cho gan.
Cây mắt mèo trị chứng thận hư
Cây mắt mèo có thể coi là một thần dược cho các chứng thận hư, thận yếu. Vì tính đào thải cây mắt mèo rất tốt, giúp cho quá trình lọc thận được tốt hơn, ngăn quá trình hư thận, các bệnh do quá trình thận hư gây ra.
Hạt mắt mèo chữa viêm xoang
Các nước thuộc châu Đại Dương, họ dùng hạt mắt mèo để chữa bệnh viêm xoang. Hạt mắt mèo dạng khô cứng, vì thế, dùng làm chất đốt rất tốt, mùi thơm từ hạt mắt mèo giúp, kích thích khứu giác, thông thoáng mũi hơn.
Hạt mắt mèo giúp hạ đường huyết
Hạt mắt mèo nướng chín, tán nhỏ thành bột, sau đó hòa với nước uống, giúp điều hòa khí huyết.
Tùy vào các nước, sẽ có các sử dụng, chữa bệnh từ cây mắt mèo khác nhau:
Thái Lan: Phần lá của cây móc mèo được dùng để trung tiên, chữa các chứng đầy hơi, tiêu chảy, khó chịu vùng bụng.
Ở Indonesia, lá mắt mèo được dùng làm thuốc tẩy run, sán.
Philippin, dùng hạt của cây mắt mèo chữa bệnh đau dạ dày, thuốc tẩy giun, chữa sót dạ dày, cầm máu rất tốt.
Ấn Độ, phần lá và vỏ cây được dùng làm thuốc để điều hòa kinh nguyệt, hạ sốt cho trẻ nhỏ, phần nước sắc dùng để trị chứng giun sán.
Ở Ceylon, phần lá non chữa chứng đau răng, tẩy giun đối với trẻ em.
Figi: Dùng để tẩy giun đối với trẻ nhỏ, nước sắc giúp chữa tình trạng viêm xoang do thời tiết, giúp cơ thể đỡ mệt mỏi.
Lưu ý khi sử dụng mắt mèo
Đối tượng không nên sử dụng mắt mèo
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần dùng theo chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ.
Người bệnh đang dùng các loại thuốc.
Dị ứng với bất kỳ loại thảo dược nào.
Cách tốt nhất là nên sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Cách dùng cây móc mèo đúng nhất
Đối với lá, rễ cây, thì có thể dùng sắc với nước cho cạn, sau đó chia theo ngày uống. Uống từ từ vì vị đắng của lá khá gắt.
Ngâm rượu: Đây là cách làm phổ biến, sử dụng lá khô, hoặc rễ khô, hạt, ngâm với 2 lít rượu khoảng 40 độ. Ngâm trong khoảng 1 tháng.
Đối với hột mắt mèo: Nên nướng chín rồi tán bột sử dụng sẽ là tốt nhất.
Sử dụng cây mắt mèo khô
Nhiều người thường hỏi rằng trái mắt mèo khô hay tươi tốt hơn! Thực ra, tất cả các thảo dược, không riêng gì cây mắt mèo, dùng ở dạng khô là tốt nhất.
Vì ở dạng khô, các tạp chất cũng như độc tố gần như bị loại bỏ, việc sử dụng các loại thảo dược sẽ an toàn hơn rất nhiều. Đồng thời việc bảo quản, cũng như sử dụng tốt hơn nhiều.