Cây sương sáo hay còn gọi là cây thạch đen, hình ảnh cây thân thảo, dùng thân và lá làm thuốc có công dụng giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, mát gan. Vậy cụ thể cây sương sáo có tác dụng gì?
Cây sương sáo là cây gì?
Ngoài cái tên sương sáo, người dân Nam Bộ còn gọi nó là cây thạch đen. Trong đông y gọi nó là lương phấn thảo, tiên nhân thảo, tiên nhân đông hoặc cây thủy cẩm, sương sáo đen, trắng. Nó còn có tên khoa học là Mesona chisnensis Benth, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).
Đối với người dân Nam Bộ tiếng rao “Ai sương sáo bánh lọt đổi lúa hông?” đã quá quen thuộc. Bởi nó không chỉ đơn thuần là món thạch ăn giải nhiệt mà nó còn là dược liệu chữa bệnh quý giá.
Cây sương sáo từ lâu đã là món thạch ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ. Loại thạch này có tác dụng giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể vào những ngày trời nắng nóng, oi bức. Ngoài ra, nó còn có công dụng hỗ trợ điều trị viêm khớp, huyết áp cao, bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Đặc điểm của cây sương sáo
Là loại cây thân thảo có vòng đời ngắn, chỉ cao khoảng 30 – 60cm có thể cao đến 1 mét. Toàn thân cây đều có lông trắng bao phủ, ít phân thành nhánh. Lá cây sương sáo thường mọc đối xứng nhau, phiến lá có hình trứng và thuôn dài ở ngọn; mép lá dày có hình răng cưa; có cuống lá dài khoảng 2 cm.
Hoa sương sáo thường mọc thành từng cụm ở ngọn; mỗi chùm dài khoảng 10 đến 13 cm. Mỗi chùm hoa đều được phủ một lớp lông mịn, có lớp lá bắc màu hồng nhạt. Hoa thường có màu hồng hoặc màu trắng. Quả nhẵn thuôn dài khoảng 0,7mm. Cây thường ra hoa vào mùa thu hoặc mùa đông, có thể thu hái quanh năm.
Cây sương sáo mọc ở đâu?
Cây sương sáo bắt nguồn từ khu vực Đông Nam Châu Á, tập trung nhiều ở các nước như Trung Quốc, Đài Loan, trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta, cây mọc hoang ở các khu vực rừng núi, mãi về sau này nó mới được trồng tại các vùng đồng bằng lớn như đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ như Hậu Giang, An Giang (Châu Đốc).
Thu hái và chế biến cây sương sáo
Loại cây này có thể thu hái quanh năm nhưng tập trung chủ yếu là vào mùa mưa. Để làm thuốc, người ta sử dụng toàn bộ cây trừ rễ. Sau khi thu hái, thân và lá cây sẽ được mang đi rửa sạch sau đó phơi khô để làm thuốc hoặc nấu làm thạch ăn thanh nhiệt.
Thành phần hóa học của cây sương sáo tươi
Hiện nay, vẫn chưa có báo cáo nghiên cứu cụ thể về thành phần hóa học của loại cây này. Nhưng có một số chuyên gia cho biết trong thân và lá cây sương sáo có hoạt chất pectrin – là một hoạt chất tạo gel.
Khi nấu nước sương sáo và để nguội thì chất này sẽ làm nước đông lại tạo nên khối thạch đen làm thức uống giải khát, làm mát ngày hè nắng nóng. Khối thạch óng ánh này được người miền Nam gọi là sương sáo.
Cây sương sáo có tác dụng gì?
Theo y học của cổ truyền, sương sáo có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể và chữa được một số chứng bệnh như:
– Tác dụng của sương sáo giúp giảm cholesterol trong máu và chống lão hóa da hiệu quả.
– Giúp quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể hoạt động dễ dàng.
– Sương sáo có tác dụng chữa bệnh đau nhức xương khớp, viêm khớp cấp tính.
– Có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận cấp tính, bệnh đái tháo đường.
– Tác dụng của sương sáo chữa bệnh cảm mạo, huyết áp cao.
– Đặc biệt, nó còn là vị thuốc giúp điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Ở Trung Quốc, người dân sử dụng loại cây này với công dụng giúp giải cảm nắng, giải khát và giải nhiệt. Đồng thời, nó còn có thể điều trị bệnh vàng da, bệnh lỵ, các bệnh liên quan đến đường tiết niệu và lợi tiểu.
Tại Đài Loan và Indonesia, người dân thường sử dụng dược liệu này với mục đích điều trị chứng tiểu tiện không thông.
Công dụng của cây sương sáo trị bệnh gì?
Không chỉ là loại thạch ăn giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng mà nó còn là một trong những dược liệu quý giá của người dân miền Nam. Theo sách y học “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi thì loại dược liệu này có thể hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như:
Công dụng của cây sương sáo trị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến ở lứa tuổi trung niên, căn bệnh này khiến cho người bệnh luôn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, có thể mê man khi bị tuột đường, điều này rất nguy hiểm. Các bác sĩ Đông y khuyến cáo người bệnh nên sử dụng cây sương sáo giúp ổn định đường huyết với liều lượng như sau:
Sử dụng 30g cây rau đắng khô (hay còn gọi là cây biển súc) và 30g thân và lá cây sương sáo khô và 50g cây rung rúc. Đem tất cả dược liệu đi rửa sạch, sau đó cho vào ấm và sắc cùng với 500ml nước lọc. Sắc đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống trong ngày, dùng mỗi ngày 1 thang để bệnh tình được cải thiện.
Công dụng của cây sương sáo giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan
Trời oi bức sẽ khiến bạn cảm thấy nóng bức và khó chịu trong người. Hãy nấu 20g lá sương sáo khô sắc cùng với 500ml nước lọc trong vòng 20 phút. Có thể dùng nước uống thay trà hằng ngày.
Uống nước sương sáo còn giúp lợi tiểu và chữa các bệnh liên quan đến đường tiết niệu.
Công dụng của cây sương sáo trị bệnh cảm mạo
Mỗi lần bị cảm mạo do thời tiết, bạn chỉ dùng 10 – 15g lá sương sáo khô rửa sạch rồi sắc cùng với 200ml nước lọc. Uống hết 1 lần, áp dụng liên tục trong vòng 3 ngày, mỗi ngày 1 thang sẽ khỏi bệnh.
Ngoài ra, cây sương sáo còn được dùng để giải say nắng, điều trị chứng vàng da, viêm thận, bệnh lỵ.
Cách nấu lá sương sáo
Sương sáo là món ăn giúp giải khát rất hiệu quả, bởi nó có mùi vị rất đặc trưng, mang một hương vị rất riêng. Nó mang một vị ngọt thanh, lợ lợ pha một chút đắng nhưng không đến nỗi khó ăn. Nhưng hương vị của nó khiến người ta càng ăn càng ghiền, rất hấp dẫn.
Trong phần dưới đây, nhà thuốc sẽ mang đến cho bạn 2 cách nấu sương sáo đơn giản và dễ làm nhất nhé!
Cách nấu lá sương sáo tươi
Theo cách nấu của người miền Nam sẽ nấu 1kg lá sương sáo tươi cùng với 10 lít nước lọc. Trước tiên là mang lá đi rửa sạch và cho vào nồi nấu cùng với 8 lít nước pha thêm 2 muỗng canh nước tro vào. Nấu đến khi nước sôi và xuất hiện dịch nhớt thì tắt bếp và mang đi lọc bả lấy nước.
Tiếp theo, cho thêm 2 lít nước còn lại vào phần nước đã lọc và cho thêm 2 muỗng canh bột sắn dây hoặc bột gạo đều được. Rồi bắt lên bếp nấu với lửa nhỏ.
Nếu thấy nước đông lại thì phải khuấy đều, nấu trên bếp khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp và để nguội. Sau 2 – 4 tiếng thì chúng ta đã thu được một mẻ sương sáo thơm ngon.
Cách nấu lá sương sáo khô
Nếu nấu thạch sương sáo bằng lá cây khô thì bạn nên thu hoạch lá khi cây bắt đầu kết nụ. Sau khi thu hái về, thì mang lá cây rửa sạch và rải đều ra để phơi nắng nhẹ cho ráo nước, phơi trong vòng 2 – 3 đợt nắng thì lá sẽ khô hoàn toàn.
Thông thường, cứ 10kg lá tươi sẽ thu được 1kg lá khô. Sau khi đã phơi khô, thì đem lá sương sáo khô đi xay thành bột mịn. Tiếp đến là cho nước vào nấu kỹ trong vòng 20 phút rồi lọc lấy nước.
Cho tiếp bột sắn dây hoặc bột gạo vừa đủ vào và nấu cho sôi lại thì tắt bếp, để thạch mau đông hơn thì bạn có thể cho thêm nước tro tàu vào. Sau khoảng 2 – 4 tiếng thì thạch đã đông hoàn toàn và có thể ăn được.
Khi ăn, chúng ta nên thái hạt lựu cho vào chén và cho nước đường và tinh dầu chuối và đá vào để ăn ngon hơn. Ngoài ra cũng có thể kết hợp với hạt lựu, nước cốt dừa, bánh lọt, trái cây tô, các món chè,… để món ăn hấp dẫn hơn.
Cách sử dụng cây sương sáo
Theo khuyến cáo của các thầy thuốc Đông y, mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 10 – 15g lá cây sương sáo khô rửa sạch rồi mang đi sắc cùng với 500ml nước để uống trong ngày. Liều lượng này có thể tăng – giảm tùy thuộc vào thể trạng và bệnh của từng người.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng cây sương sáo
Tuy sương sáo có vị ngọt, tính mát lại không có độc nhưng khi sử dụng bạn nên chú ý một số điều như sau:
– Người bị khí hư, dương hư, âm hư đều không nên sử dụng.
– Trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều thạch sương sáo vì có thể sẽ làm giảm đi cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu protein cũng như các chất dinh dưỡng.