Cây Thài Lài là loài rau vốn dĩ đã rất quen thuộc với đời sống của mọi người, đặc biệt là người dân ở một số vùng nông thôn dùng làm rau ăn sống rất ngon. Không chỉ dừng lại ở công dụng làm rau ăn mà Cây Thài Lài còn ẩn chứa trong mình những tác dụng điều trị bệnh hiệu quả mà ít ai biết, đặc biệt giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể và chữa một số bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Cây thài lài là gì ?
Cây thài lài hay còn được gọi là cây rau trai hoặc cỏ lài trắng được trồng phổ biến ở các khuôn viên trường học, công viên hoặc sân vườn trong nhà,… và được nhiều người biết tới. Cây thài lài còn có tên khoa học là Tradescantia pallida, thuộc họ Thài Lài, Commelinaceae
Cây thài lài có mấy loại ?
Cây thài lài bào gồm có các loại như cây thài lài (tía, thái, tím, trắng) có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả mà ít ai biết, đặc biệt giúp thanh nhiệt, giải độc.
Theo như báo cáo của các nhà nghiên cứu, cây thài lài được chia làm 2 loại chính đó là thài lài trắng và thài lài tía. Dưới đây là đặc điểm cũng như các tác dụng riêng của từng loại, cụ thể như sau:
Cây thài lài trắng
Là cây thân thảo, thân mảnh có màu xanh, lá hình bầu dục thuôn dài, hoa màu xanh biển, nhụy hoa màu vàng đậm, có tác dụng trị côn trùng cắn, mụn nhọt, điều trị viêm amedan,….
Cây thài lài tía
Thân và lá cây thài lài tía có màu đỏ tía đậm, có vẻ ngoài bắt mắt cây thài lài trắng nên thường được trồng để làm kiểng trong nhà, trong khuôn viên trường học hoặc công viên. Ngoài ra nó còn có công dụng chữa được bệnh viêm phổi, tiểu tiện khó khăn, giúp giải độc, trị hơ mắt sưng tấy đỏ,… Để làm thuốc, người ta thường sử dụng cây thài lài tía nhiều hơn bởi nó chứa dược tính nhiều hơn cây thài lài trắng.
Cây thài lài thái
Cây có nguồn gốc từ thái lan. Là cây mọng nước, bò lan rộng đến thân tạo ra thảm cây dày đặc. Thân cây rất dễ mọc rễ ở các khớp. Những lá cây thuôn dài thường có màu tím đỏ, không có lông trắng
Cây thài lài tím
Cây có nguồn gốc từ vịnh Mexico, thường được trồng để trang trí trong vườn, trong giỏ treo, hoặc làm cây phủ đất, làm ranh giới,..Thài lài tím là cây xanh lâu năm, lá màu xám lục, hoa không có khả năng sinh sản. Và nó thường chết do sương giá lạnh nhưng sẽ mọc lại cây mới từ rễ ở các khớp thân. Ở Ấn Độ, người sử dụng cây này để chữa bệnh phong. Ở Trung Quốc thì lại dùng để chữa viêm phổi ở trẻ nhỏ, mụn nhọt lở ngứa.
Đặc điểm của cây thài lài
Cây thài lài là dạng cây thân thảo lùn chỉ cao khoảng 20 – 40 cm, tuy nhiên cây mọc vươn lên rất cao ở ngọn. Lá thuôn dài với các đầu nhọn khoảng 3 cm. Cả thân và mặt phía trên của lá đều mang màu đỏ tía và nghiêng sang xám ở những lá cây đã già. Cuống ôm vào lá có màu hồng đậm. Hoa thài lài có màu hồng nhạt gồm 3 cánh mõ ra từ những cặp lá bắt uốn cong trên ngọn cây. Và đặc biệt cây nở hoa liên tục khi điều kiện khí hậu mát mẻ, ấm áp. Hoa thài lài thường nở vào buổi sáng sớm. Nó sinh trưởng nhanh hơn và có màu sắc đẹp hơn khi được đặt ở nới ánh sáng chiếu sáng nhiều.
Cây thài lài mọc nhiều ở đâu?
Cây thài lài thường phân bố ở những nơi đất ẩm ướt như đồng ruộng, ven bờ ao,..Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng nhiều khắp các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra, nó còn phân bố rộng rãi sang một số quốc gia có khí hậu ôn hòa như Indonesia, Malaysia,….
Thu hái và chế biến cây thài lài làm thuốc
Là loài cây dễ sinh trưởng và phát triển, chính vì thế mà cây thài lài được thu hái quanh năm mà không cần đợi đến vụ mùa. Sau khi thu hái toàn thân đem về, người dân sẽ mang đi rửa thật sạch để loại bỏ lớp đất cát, bụi bẩn. Sau đó cắt khúc rồi mang đi phơi hoặc sấy khô. Tiếp theo là cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần.
Tác dụng của cây thài lài
Từ xưa đến nay, mọi người chỉ biết đến cây thài lài với công dụng là làm rau ăn hoặc làm cây kiểng trang trí sân vườn, trường học hay công viên. Nhưng chúng ta không hề biết rằng nó còn có tác dụng chữa được rất nhiều loại bệnh như:
- Cây thài lài có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, mát gan
- Cây thài lài điều trị một số bệnh về đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Cây thài lài có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi
- Giúp điều trị mụn nhọt lở ngứa ở lưng, chân tay.
- Cây thài lài giúp kháng viêm, giảm sưng đau đồng thời giúp lợi tiểu
- Cây thài lài điều trị cảm cúm, phù thũng, nhiễm trùng đường tiết niệu
- Cây thài lài có vị ngọt lại lành tính có công dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, điều trị chứng hơ mắt sưng đỏ,…
- Điều trị vết thương do côn trùng cắn, điều trị kiết lỵ
- Cây thài lài có tác dụng điều trị viêm mủ trên da, khớp xương đau nhức.
Cách sử dụng cây thài lài
Cây thài lài là có vị ngọt nhẹ, tính mát, thơm ngon, rất dễ sử dụng. Bạn có thể sử dụng nó theo cách đơn giản dưới đây:
- Lấy khoảng 20 – 30gram cây thài lài khô, rửa qua bằng nước sạch
- Sao vàng hạ thổ
- Đun sôi với 600ml nước, sắc cạn còn 300ml nước rồi sử dụng hằng ngày
- Cũng có thể lấy cây thài lài tươi, giã nát rồi vắt lấy nước uống cùng liều lượng như trên
Ngoài ra, cây thài lài còn kết hợp với hoa cây đậu tằm có tác dụng hạ huyết áp rất hiệu quả. Cụ thể: cây thài lài khô 30 – 50gram, hoa cây đậu tằm 10gram. Rửa thật sạch, sao vàng hạ thổ rồi đun sôi với 1 lít nước, sắc cạn còn 600ml rồi sử dụng làm thức uống hằng ngày
Cây thài là chữa bệnh gì ?
Theo y học cổ truyền, cây thài lài có tính hàn, ấm, vị ngọt the, mát rất dễ uống. Ngoài những tác dụng kể trên thì loại rau này còn có khả năng chữa được rất nhiều các loại bệnh khác nhau. Cụ thể như sau:
Cây thài lài chữa viêm họng, viêm amidal
Dùng 40g cây rau trai tươi, đem đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó cho 800 ml nước vào sắc đên khi cạn còn khoảng 250 ml thì tắt bếp. Chia thành 2 lần uống trong ngày, ngoài ra bạn có thể giã nát rồi cho thêm một chút xíu muối ăn, sau đó vắt lấy nước cốt để ngậm và nuốt từ từ. Sử dụng ngày 2 lần sáng và tối, kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 5 ngày.
Cây thài lài hỗ trợ chữa chứng tăng huyết áp:
Sử dụng 100g Cây thài lài trắng tươi, hoa cây đậu tằm 15g. Đem tất cả dược liệu đi rửa sạch, sau đó cho 1 lít nước lọc và sắc đến khi cạn còn 300 ml thì tắt bếp, có thể dùng để uống thay trà trong ngày. Duy trì liên tục trong vòng 10-15 ngày.
Cây thài lài chữa chứng kiết lỵ
Dùng cây rau trai trắng tươi 50g (hoặc nếu dùng khô thì 10g), sau đó đem đi rửa sạch, cho vào 800ml nước lọc và sắc đến khi cạn còn 200ml nước, chia thành 2 đến 3 lần uống trong ngày, kiên trì sử dụng liên tục trong 5 ngày.
Cây thài lài hỗ trợ điều trị phong thấp
Dùng 30g cây thài lài trắng, đem đi rửa sạch rồi cắt nhỏ, đậu đỏ 40g. Đem Đậu đỏ, rửa sạch, ngâm nước 1 tiếng cho nở rồi cho 700 ml nước hầm nhừ, sau đó cho thài lài trắng vào, tiếp tục đun lửa nhỏ trong vòng 10 phút, sau đó thêm chút đường, rồi ăn cả nước lẫn cái. Duy trì liên tục trong vòng 10 ngày.
Cây thài lài chữa chứng bí tiểu
Dùng cây thài lài trắng tươi, mã đề tươi, mỗi loại dùng 40g. Đem dược liệu đi rửa sạch, sau đó giã nát, để vắt lấy nước cốt, rồi cho thêm chút mật ong vào và uống lúc đói bụng. Duy trì liên tục trong vòng 5 ngày.
Cây thài lài chữa mụn nhọt sưng đau (mụn nhọt chưa vỡ mủ)
Dùng cây thài lài trắng tươi đem đi rửa sạch, sau đó giã nát, rồi cho thêm chút rượu nóng. Tiếp theo đem hỗn hợp thuốc đắp vào chỗ sưng đau rồi băng cố định lại, ngà thay thuốc 2 lần, sáng và tối trước khi ngủ.
Cây thài lài chữa bệnh viêm cầu thận cấp, bệnh phù thũng, chứng đái buốt, bí tiểu
Sử dụng cây rau trai, cây cỏ xước, cây mã đề mỗi loại dùng 40g. Đem dược liệu rửa sạch và cho vào nồi sắc uống với 500ml. Dùng nước thuốc này uống trong ngày. Duy trì liên tục trong vòng 2 tuần sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Cây thài lài chữa phong thấp, viêm khớp và chứng phù tim
Sử dụng cây rau traii và đậu đỏ mỗi loại dùng 40g. Đem rau đi rửa sạch và cắt khúc, đậu đỏ đem ngâm nước cho mau chín. Sau đó cho vào nồi ninh như rồi cho rau trai vào nêm vị vừa miệng rồi tắt bếp. Ăn cả cái lẫn nước. Kiên trì sử dụng để thấy hiệu quả.
Cây thài lài dùng để chữa viêm phần trên đường hô hấp:
Sử dụng 30g cây rau trai, cây bồ công anh, Dâu tằm mỗi loại dùng khoảng 20g. Đem tất cả các dược liệu đi sơ chế và cho và nồi săc cùng với 50ml nước. Và dùng nước thuốc này để uống trong ngày.
Cây thài lài chữa rắn cắn
Nế chẳng may bị rắn cắn, bạn hãy sử dụng câu rau trai đem rửa sạch,sau đó giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Sau đó dùng phần bã đắp để đắp lên chỗ rắn cắn, mỗi ngày thực hiện 2 lần. Kiên trì thực hiện trong vòng 3 ngày là sẽ khỏi
Đối tượng sử dụng cây thài lài
- Người mắc các chứng bệnh về đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Người bị cảm cúm, phù thũng, nhiễm trùng đường tiết niệu
- Người thường xuyên sử dụng bia rượu
- Người bình thường nên sử dụng để thanh nhiệt, mát gan
- Người tỳ vị hư hàn không nên sử dụng
- Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người