Củ Ba Kích
Tên Khác của Vị Thuốc Ba kích :
Vị thuốc Ba kích còn có tên là dây ruột già, Ba kích thiên. Tên khoa học : Morinda officinalis stow. họ cà phê
Nơi phân bố của ba kích :
- Ngoài tự nhiên cây thường mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
- Quảng Ninh là địa phương nổi tiếng nhất với đặc sản củ ba kích và rượu ba kích, tại đây từ nhiều năm nay người dân ở một số huyện miền núi đã có nghề truyền thống là trồng ba kích để ngâm lấy rượu. Rượu ba kích là một đặc sản nơi đây, hầu như khác du lịc tới quảng ninh ai cũng biết tới đặc sản rượu ba kích nổi tiếng.
Bộ phận dùng làm thuốc
Củ ba kích là bộ phận được sử dụng làm thuốc .
Cách chế biến vị thuốc ba kích tươi
- Củ ba kích sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch và phơi ráo nước
- Dùng dao khía nhẹ vào phần thịt củ ba kích để lộ ra phần lõi, dùng dao tách phần thị và rút bỏ lõi
- Phần thịt của ba kích sẽ được dùng làm thuốc (thường để ngâm rượu) bỏ phần lõi, không sử dụng.
Lưu ý: Rượu ba kích ngâm phải được tách bỏ lõi, một số tài liệu nói nếu ngâm rượu ba kích mà không cỏ lõi sẽ gây độc, hại tim (Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng cho điều này) Theo kinh nghiệm dân gian người xưa chỉ khuyên ngâm bỏ lõi ba kích trước khi ngâm rượu (3).
Tác dụng điều trị bệnh của Ba Kích
Theo Đông y: Ba kích vị cay chát ngọt, tính ôn, vào kinh can thận có những tác dụng chính như sau:
- Tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, trừ phong thấp
- Nước sắc ba kích có tác dụng làm hạ huyết áp, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng của cơ thể
- Rượu ba kích có tác dụng tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới, bổ thận tráng dương, kiện gân cốt
- Tác dụng kéo dài thời gian quan hệ, điều trị bệnh xuất tinh sớm
- Tác dụng điều trị yếu sinh lý ở nam giới
Đối tượng sử dụng
- Người muốn tăng cường năng lực phòng the, kéo dài thời gian yêu (Dùng cho cả nam giới và nữ giới)
- Người bị liệt dương, suất tinh sớm nên dùng ba kích ngâm rượu.
- Người mắc chứng di mộng tinh.
- Người bình thường dùng rượu ba kích hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức dẻo dai
- Người trung niên và người già dùng rượu ba kích giúp kiện gân cốt, bổ thận dương
- Các quán ăn, khách sạn, nhà hàng dùng rượu ba kích sẽ là một loại đồ uống giúp khách hàng có những trải nghiệm khó quên.
- Có thể dùng rượu ba kích trong những cuộc vui của cơ quan, gia đình trong mỗi cuộc vui.
Kiêng kỵ:
- Người âm hư hỏa vượng (sốt nhẹ về chiều) táo bón không dùng được.
- Không nên uống quá nhiều rượu ba kích (Mỗi ngày nên uống 4-5 ly nhỏ là vừa đủ)
- Người huyết áp thấp không nên dùng vì có thể gây tụt huyết áp
MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ VỊ THUỐC BA KÍCH
Ngâm rượu Vị Thuốc Ba Kích
a. Ngâm đơn vị chỉ có ba kích:
Ba kích tươi sau khi rửa thật sạch, bỏ lõi, tùy vào mục đích sử dụng mà có những cách chế biến khác nhau. Cách chế biến đơn giản nhất đó là ngâm rượu. Với 1 kg ba kích tươi,sau khi bóc lõi có thể ngâm từ 2-4 lít rượu.
Nếu cho nhiều rượu quá nhiều mùi vị, màu sắc của ba kích sẽ ko được đậm đà. Thường để dùng cho cá nhân thi thoảng uống vài chén cho khỏe là ngâm với tỉ lệ 1kg/2 lít. Rượu ba kích có màu tím, có mùi thơm, vị ngọt nhẹ rất dễ sử dụng.
Tham khảo: Cách ngâm rượu Ba Kích
b. Ngâm phối hợp nhiều vị
Thành phần:
- Ba kích tím loại tươi : …….. 1kg
- Dâm dương hoắc khô: …… 0.5Kg
- Nấm ngọc cẩu khô…………. 0,5 Kg
- Sa sâm, câu kỷ tử , đỗ trọng, đương quy, cam thảo, đại táo mỗi vị 100g
Cách ngâm: Phối hợp các vị thuốc trên ngâm với 7 lít rượu trắng, ngâm trong thời gian 20-25 ngày là có thể dùng được. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 2 ly nhỏ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.