Tên khác : Khoai nưa, Khoai ngái, Nưa trồng
Tên khoa học: Amorphophallus konjac K. Koch (A. rivieri Dur), thuộc họ Ráy – Araceae.
Cây Khoai nưa
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Cây thảo có củ lớn hình cầu lõm, đường kính có thể tới 25cm; trước ra hoa, sau ra lá. Mỗi lá chia làm 3 nhánh, các nhánh lại chia đốt, phiến lá xẻ thuỳ sâu hình lông chim, các thuỳ cuối hình quả trám thuôn, nhọn đầu; cuống lá thon, dài 40-80cm, nhẵn, màu lục nâu, có điểm các chấm trắng. Cụm hoa có mo lớn, phần bao mo màu lục nhạt điểm các vết lục thẫm, ở phía mép màu hung tím, mặt trong màu đỏ thẫm. Trục hoa dài gấp đôi mo. Quả mọng.
Bộ phận dùng:
Củ – Rhizoma Amorphophalli
Nơi sống và thu hái:
Khoai nưa được trồng ở Nhật bản, Trung quốc, Việt Nam và Philippin. Ở nước ta, các dân tộc ở một số vùng đồi núi thuộc các tỉnh Quảng ninh, Lạng sơn, Hà bắc… đã có tập quán trồng khoai này từ lâu đời. Nhiều vùng nông thôn cũng có trồng để lấy củ ăn. Củ Khoai nưa có kích thước lớn, nếu thu hoạch sớm khi chưa già thì bở mà ít ngứa, để quá vụ mới bới thì sượng, không bở mà ngứa; để sang năm thì ngứa nhiều không ăn được. Khoai nưa bới sớm thì chỉ gọt vỏ, ngâm nước vo gạo độ nửa ngày, rồi nấu với một nhúm muối độ 1 giờ là ăn được. Đối với củ già, củ to thì phải xử lý bằng cách dùng vôi, tro để kiềm hoá. Ta thường dùng loại củ này bổ đôi hay bổ tư thành miếng nhỏ, ngâm nước phèn một đêm, rồi nấu với một cục vôi trong 1 giờ thì mới hết ngứa. Muốn dự trữ để dùng dần thì cũng phải thái miếng ngâm nước phèn một đêm, đem phơi, rồi ngâm với nước nóng hoà vôi trong 1/2 ngày đem phơi khô. Củ dùng làm thuốc cũng phải chế biến, thái mỏng ngâm nước vo gạo một đêm, sau ngâm nước phèn chua một đêm, phơi khô, rồi nấu với Gừng (100g Gừng cho 1 kg củ) trong 3 giờ cho hết ngứa.
Thành phần hoá học:
Người ta đã biết trong 100g củ khô có tinh bột 75,16g, protein 12,5g, lipid 0,98, dẫn xuất không protein 3,27, cellulose 3,67, tro 4,42. Tỷ lệ tinh bột nhiều gấp đôi Khoai sọ.
Tác dụng dược lý:
1. Khả năng chống lão hóa: Konjac Glucomannan thông qua một số phản ứng phức tạp có thể trực tiếp tiêu trừ các gốc tự do của quá trình Oxy hóa. Ngoài ra nó còn có thể thông qua enzim superoxide dismutase và hoạt tính của polyphenol oxidase để kích hoạt chất glutathione, hạ thấp hàm lượng phân tử MDA trong gan, do đó nó có khả năng rất mạnh trong việc phá hủy các gốc tự do bên ngoài cơ thể và bảo vệ các tổn hại đến gen.
2. Tác dụng hạ đường huyết: Konjac Glucomannan có chất xơ không bị hệ thống tiêu hóa hấp thu, không có calo, lại có cảm giác no bụng, thêm vào đó là đặc tính giảm bớt và kéo dài sự hấp thu đường Glucose, đây là loại thuốc bổ sung rất tốt dành cho những người bị bệnh tiểu đường.
3. Điều tiết sự chuyển hóa Lipid: Konjac Glucomannan có thể làm giảm nồng độ Cholesterol trong máu, vừa có thể giảm cả nồng độ Glyceride. Khi lipid máu trở về trạng thái bình thường thì có thể điều tiết được sự chuyển hóa lipid, có tác dụng dự phòng lipid máu cao. Tác dụng giảm mỡ máu, chống Gan nhiễm mỡ thông các con đường: (1) trong đường ống tiêu hóa Konjac kết hợp được với cholesterol, cản trở sự hấp thu của mỡ trung tính và cholesterol; (2) Konjac Glucomannan ngăn chặn axít cholic trong quá trình tuần hoàn của ruột và gan, mà quá trình tuần hoàn của ruột và gan khống chế quá trình cholesterol chuyển biến thành axít cholic; (3)Trong đường ruột Konjac Glucomannan có khả năng hút bám axít cholic, ngăn chặn sự hấp thu axít cholic, và làm cho nó thoát ra ngoài theo đường bài tiết. Từ đó làm cholesterol chuyển hóa theo hướng như axít cholic, dẫn đến tác dụng giảm hàm lượng cholesterol (4) Konjac Glucomannan trong ruột kết bị vi sinh lên men và phân hủy, sản sinh ra axít malnoic trong chuỗi ngắn của axít béo. Những chuỗi ngắn của axít béo này được cơ thể hấp thu, từ đó có tác dụng giảm mỡ máu.
4. Tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột Các nghiên cứu cho thấy, sau thời gian dài chịu sự vận động quá mức công năng của lớp bảo vệ niêm mạc ruột bị giảm sút và từ đó dẫn đến các bệnh về hệ tiêu hóa. Khi được bổ sung Konjac Glucomannan có thể làm cho độc tố trong huyết tương (plasma), độ thấm của niêm mạc ruột và tỷ lệ di chuyển vị trí của vi khuẩn giảm đi một cách rõ rệt. Còn độ dày của niêm mạc ruột, khổ lông tơ, số lượng tế bào Iga trong dịch đường ruột và hàm lượng Siga thì tăng lên rất nhiều.
5. Tác dụng chống ung thư và ảnh hưởng đến chức năng của hệ miễn dịch: Nghiên cứu ở chuột cho thấy, Konjac Glucomannan đối với chất methyl nitro nitrosoguanidine gây ra ung thư phổi ở chuột có thể sản sinh ra tác dụng ức chế và dự phòng. Konjac Glucomannan có thể làm cho số lượng bị ung thư hoặc giai đoạn trước khi ung thư của động vật giảm đi rất nhiều. Tỷ lệ mắc ung thư giảm từ 70,87% xuống còn 19,38%; giảm thiểu khả năng gây ung thư phổi. Trong các loại hình cấu thành u bướu thì u ác tính giảm bớt, không xuất hiện loại ung thư xuất phát từ mô tuyến và tỷ lệ u lành tăng. Tinh bột konjac có tác dụng rõ rệt làm tăng sức miễn dịch của chuột và có tác dụng tăng cao chi số tuyến ức và tuyến tị. Có tác dụng rõ rệt đối với các đại thực bảo tổng hợp và giải phóng tế bào bạch cầu IL-1, TNFα. Ngoài ra nó cũng có tác dụng đối với nông độ TNFα trong huyết thanh. Cho nên, Konjac Glucomannan có thể kỳ vọng làm một loại chế phẩm bổ sung dùng cho việc điều tiết hệ miễn dịch chữa trị bệnh ung thư.
Vị thuốc Khoai nưa
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Tính vị:
Vị cay ngứa, tính ấm, có độc
Công dụng:
Hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch, tiêu sưng tấy.
Ứng dụng lâm sàng của Khoai nưa
Chữa sốt rét có báng, đờm trễ, ăn không tiêu, dày da bụng:
Củ nưa (đã chế biến) 12g, trần bì, cây bách bệnh, nam mộc hương, ý dĩ (sao), nga truật, xạ can, mỗi vị 10g. Sắc nước uống hoặc tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 12 – 24g.
Chữa liệt nửa người:
Củ khoai nưa sống 10g, ô đầu 1g, phụ tử 1g, nước 600ml sắc còn 100 ml, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Chữa u não:
Khoai nưa 30g đun trong 2 giờ, sau đó thêm thương nhĩ tử, quán chúng mỗi vị 30g, rễ bồ hoàng, thất diệp nhất chi hoa mỗi vị 15g. sắc tiếp. Lọc bỏ bã, uống.
Chữa rắn độc cắn:
Khoai nưa tươi: lượng vừa đủ với một ít hoàng liên, giã nát đắp lên vết cắn.
Chữa sốt rét lâu ngày không khỏi:
Khoai nưa, hà thủ ô, hầm với gà ăn.
Chữa sốt rét có báng, đờm trệ, ăn không tiêu, dày da bụng
Củ nưa chế 12g, Trần bì, Bách bệnh, Nam mộc hương, Ý dĩ (sao), Nga truật, Xạ can đều 10g, sắc uống. Có thể tán bột uống mỗi ngày 24g.