Phân loại hạt dổi
Ở Lai Châu cũng có 2 loại Hạt Dổi! Bà con trên này phân biệt gọi là HẠT DỔI TO và HẠT DỔI NHỎ. Chi tiết như sau:
– HẠT DỔI NHỎ: Hạt bé, không đều nhau, có hạt bé tí, có hạt lại bằng hạt ngô, thường có màu vàng & đen! Hạt Dổi này cực kì thơm và được ưa chuộng nhất, loại này ít, hiếm hơn và giá bán cao hơn HẠT DỔI TO! Nhiều người thường gọi là DỔI NẾP, thân cây cũng giống Hạt Dổi To, nhưng lá bé hơn, vàng hơn.
– HẠT DỔI TO: Hạt rất to, đen, không thơm bằng Hạt Dổi Nhỏ, ngửi kĩ thì có mùi hắc khá khó chịu, loại này ít được ưa chuộng, số lượng bán nhiều và giá thành rẻ. Nhiều người gọi là DỔI TẺ, đặc điểm cây chỉ khác là lá to hơn & xanh hơn cây Hạt Dổi Nhỏ.
Hạt dổi là một loại gia vị được sử dụng trong ẩm thực miền Tây Bắc từ cách đây hàng trăm năm.
Ở Hòa Bình hạt dổi được sử dụng làm gia vị cho các món ăn như thịt lợn Mường, thịt gà nấu măng chua, thịt vịt nấu măng chua, nước mắm chấm hạt dổi, cá nướng hạt dổi và rất nhiều món ăn khác….
Không giống như các loại gia vị khác như (Hạt tiêu, tỏi, hành…) hạt dổi có một mùi thơm đặc trưng mà không có một loại gia vị nào có được. Món thịt lợn luộc mà chấm với muối hạt dổi thì thơm ngon vô cùng, bạn chỉ cần ăn một lần là nhớ mãi không bao giờ quên.
Ở Hòa Bình hạt dổi đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu trong những dịp lễ tết hay những bữa cỗ đãi khách như món (Thịt lợn Mường chấm muối hạt dổi, thịt lợn mường nướng hạt dổi…)
Cây dổi phải trồng được 5 năm trở lên mới cho quả và cho hạt, những năm đầu một cây dổi mới lớn chỉ được 500 gam đến 700 gam hạt, từ 10 năm trở lên cây mới được từ 3 đến 4 kg hạt. Kỷ lục hiện nay là một cây dổi cổ thụ thu được 10 kg hạt.
Cách dùng hạt dổi
Cách chế biến truyền thống hạt dổi là đem nướng trong than hoa, cách làm như sau:
- Lấy vài miếng than hoa đang đỏ lửa cùng với hạt dổi bỏ vào bát (chén), dùng đũa đảo đều để lửa than nướng chín hạt dổi. Tới khi nào thấy dậy lên mùi thơm là được.
- Nếu không có than hoa, bạn có thể rang hạt dổi trên chảo cũng được (Lưu ý, cách này sẽ không thơm ngon bằng cách nướng hạt dổi với than hoa bạn nhé).
- Giã hạt thành dạng bột rồi đem nêm vào gia vị như: Nước mắm, muối, tiết canh, ướp thị, măng chua…..
Hạt dổi vẫn còn lạ lẫm với dân Việt
Nếu bạn làm quán ăn nếu có được thứ muối chấm, mắm chấm hạt dổi chúng tôi tin chắc khách hàng của bạn quay lại quán lần thứ hai bởi không thể quên được thứ nước chấm đặc biệt này.
Vùng miền nào nước ta có hạt dổi ?
Cây dổi mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta đặc biệt ở Hòa Bình đây là một loại sản vật quý được trồng và mọc tự nhiên nhiều trên các cánh rừng nguyên sinh của tỉnh Hòa Bình. Chúng tôi đang thu mua của người dân và cung cấp loại gia vị đặc biệt này.
+ Hạt Dổi sau khi giã nhỏ có thể dùng 2 cách sau để làm gia vị chấm.
– Chấm khô: Trộn hạt Dổi giã nhỏ với muối, thêm chút ớt! Đơn giản thế thôi, món này rất rất…phù hợp để chấm thịt Gà, Vịt, Ngan….Nai, Hoẵng…
– Chấm ướt: Nếu thích dùng nước mắm, các cụ cho hạt đã giã nhỏ vào bát, chế thêm chút nước ấm (không cho nước nóng già đâu nhé, dễ bị đắng lắm), hòa tan rồi mới rót nước mắm vào.