Hoa dâm bụt được gọi với nhiều tên gọi khác như bông bụp, bông bụt, râm bụt, hồng bụt, bông lồng đèn, đại hồng hoa, chu cận,… Giúp điều trị tiêu viêm, kinh nguyệt không đều, thanh nhiệt tiêu độc, trị ho, sát trùng, chỉ huyết và một số bệnh lý khác. Vậy hoa dâm bụt chữa bệnh gì? Công dụng và cách dùng hoa dâm bụt như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.
Hình ảnh hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt có tên khoa học Hibiscus rosa sinensis L thuộc họ bông (Malva ceae). Cao trung bình từ 4 đến 6m là loài cây nhỡ. Đầu lá nhọn và có hình bầu dục kèm hình chỉ nhọn, các mép lá có răng to.
Hoa khá to và mọc ở các nách lá, 5 cánh hoa có màu đỏ, có rất nhiều nhị tập hợp ở tụ đài và có hình trụ hoặc hình nón. Quả chứa nhiều hạt, có hình tròn. Thời điểm ra hoa là từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm.
Bộ phận dùng và khu vực phân bố
Phần hoa, lá và rễ chính là những bộ phận chính được sử dụng để làm thuốc.
Hoa dâm bụt là loài hoa xuất hiện ở Nhật Bản và Trung Quốc, được sử dụng trồng làm cây cảnh hoặc hàng rào trang trí cho ngôi nhà, đa số là ở những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Thu hái, chế biến và bảo quản
Rễ và lá được thu hoạch suốt quanh năm, riêng phần hoa thì được thu hái vào mùa hè. Khi hái về thì rửa thật sạch loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó phơi khô hoặc sấy khô mang bảo quản sử dụng dần hoặc có thể sử dụng dược liệu tươi đều được.
Mang dược liệu bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và những khu vực ẩm ướt.
Thành phần hóa học
Hoa dâm bụt chứa những thành phần quan trọng bao gồm: niacin, thiamin, axit ascorbic, riboflavin. Khi vò nát phần hoa ra sẽ xuất hiện thêm 2 sắc tố khác đó là Anthocyanin và cyanin Diglucosid. Bên cạnh đó trong hoa còn chứa nhiều chất nhầy.
Công dụng của hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt chứa nhiều thành phần có lợi đối với sức khỏe chúng ta. Theo nghiên cứu dược lý của y học hiện đại ngày nay, dược liệu mang lại những công dụng như:
- Điều trị kinh nguyệt không đều, thấy sớm kỳ, ngắn vòng và hay ra nhiều máu, rong huyết.
- Công dụng của hoa dâm bụt giúp điều trị viêm tuyến màng tai, viêm kết mạc cấp tính, quai bị.
- Giúp chữa trị chứng trúng khử gây cấm khẩu, mụn nhọt sưng tẩy, đái đỏ, đái buốt, đại tiện ra máu.
- Công dụng của hoa dâm bụt giúp tiêu viêm, trị ho, điều kinh, thanh nhiệt cơ thể, giải độc.
Cách dùng, liều dùng hoa dâm bụt
Có thể dùng dược liệu tươi hoặc khô đều được. Dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các thảo dược khác để kết hợp thành bài thuốc. Sử dụng 15 đến 30 gram vỏ rễ, lá mỗi ngày bằng các phương pháp sắc uống, tán thành bột, nấu thành cao, đắp ngoài da hoặc có thể hãm và dùng như nước trà.
Hoa dâm bụt chữa bệnh gì?
Từ xa xưa thì dân gian đã sử dụng hoa dâm bụt để điều trị bệnh với rất nhiều bài thuốc. Kết hợp với một số nghiên cứu y học hiện đại ngày nay về dược liệu này làm cho hiệu quả mà vị thuốc này mang lại thêm phần tin cậy và chính xác. Giúp cho người dùng an tâm khi sử dụng.
Hoa dâm bụt chữa bệnh viêm tuyến mang tai
Sử dụng lá hoặc hoa dược liệu với liều lượng 30 gram đem đi ngâm và rửa sạch bằng nước muối pha loãng. Đun sôi cũng với 600ml nước, để lửa nhỏ đến khi lượng nước thuốc cạn còn 200ml nước thì tắt bếp.
Để nguội dần và lọc lấy phần nước chia ra làm 2 lần uống hết trong ngày. Hoặc thể sử dụng nguyên liệu của bài thuốc này kết hợp thêm với lá phù dung rửa sạch. Mang 2 dược liệu đi giã nát và lấy đắp vào vùng đang bị bệnh, mỗi ngày sử dụng 1 lần đến khi các dấu hiệu của bệnh tình thuyên giảm hẳn.
Hoa dâm bụt chữa bệnh viêm kết mạc cấp tính
Chuẩn bị 30 gram rễ dược liệu mang đi rửa thật sạch để loại bỏ đi bụi bẩn, đất cát. Để ráo nước và đun sôi cùng 600ml nước lọc với lửa nhỏ trong vòng 15 đến 20 phút. Khi lượng nước cạn còn 200ml nước thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước thuốc và rót ra uống, mỗi ngày chia ra làm 2 lần, uống 1 thang/1 ngày.
Hoa dâm bụt chữa chứng trúng thử cấm khẩu
Sử dụng phần lá của dược liệu rửa sạch để ráo nước. Mang dược liệu cho vào cối và tiến hành giã nát, thêm một ít muối vào trong lúc giã và trộn đều lên. Dùng ray, vải mùng hoặc vợt lọc để loại bỏ đi phần bã lấy phần nước cốt uống, mỗi ngày dùng phương pháp này 1 lần đến khi các triệu chứng của bệnh giảm hẳn.
Hoa dâm bụt điều trị kinh nguyệt không đều, rong huyết
Dùng 30 gram lá huyết dụ và 30 gram vỏ rễ dược liệu. Mang 2 vị thuốc rửa thật sạch và để ráo nước. Sau khi ráo nước thì cho vào ấm và đun sôi cùng với 800ml nước lọc.
Sắc với lửa nhỏ đến khi lượng nước trong ấm cạn còn 300ml nước tắt bếp và lọc lấy phần nước để uống, chia ra dùng từ 2 đến 3 lần hết trong ngày, mỗi ngày sử dụng 1 thang.
Hoa dâm bụt chữa bệnh khó ngủ, bồn chồn, hồi hộp
Chuẩn bị hoa dâm bụt mang phơi khô trong bóng râm và rửa sạch hoặc có thể tới các cửa hàng thuốc đông y để mua sẵn hoa khô cho tiện lợi. Dùng 3 đến 5 gram cho vào ấm và cho 300ml nước sôi vào hãm như nước trà trong vòng 15 đến 20 phút. Uống ngay khi còn ấm và sử dụng đều đặn mỗi ngày giúp chữa các chứng hồi hộp, bồn chồn và mất ngủ cực kỳ hiệu quả.
Hoa dâm bụt chữa bệnh đại tiện ra máu
Dùng các nguyên liệu sau: Vỏ rễ hoặc vỏ thân hoa dâm bụt gọt phần ngoài lấy phần màu trắng nếu vỏ tươi dùng 50 gram vỏ khô dùng 20 gram, 8 gram trần bì, 8 gram gừng, 20 gram khô hoặc 50 gram tươi táo ta.
Mang dược liệu và táo đi sao vàng hạ thổ. Rồi đem tất cả nguyên liệu sắc cùng với 1 lít nước. Sắc kỹ các vị thuốc và chia ra uống từ 2 đến 3 lần trong ngày. Sử dụng thang thuốc này mỗi ngày 1 lần liên tục trong 7 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ mà nó mang lại.
Hoa dâm bụt chữa bệnh đái đỏ, đái buốt
Chuẩn bị: 10 gram cỏ mã đề, 10 gram thài lài tía, 10 gram lá dược liệu. Mang tất cả 3 vị thuốc này rửa sạch cùng với nước muối pha loãng, để ráo nước. Sau đó cho vào cối giã nát và trộn đều thêm muối.
Cho một ít nước đun sôi được để nguội vào. Rồi lọc lấy phần nước để uống từ 2 đến 3 lần trong ngày. Dùng từ 7 đến 10 ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh giảm đi hẳn.
Hoa dâm bụt chữa mẩn ngứa, giúp tiêu độc
Dùng phần hoa và lá của dược liệu rửa thật sạch, tiếp đến mang đi phơi khô dưới bóng râm hoặc có thể mua những dược liệu khô này ở những cửa hàng thuốc Đông y. Cho 3 đến 5 gram dược vào tách, hãm cùng với 300ml nước sôi trong khoảng 20 phút và uống thay cho nước trà hàng ngày.
Hoa dâm bụt chữa bệnh ung nhọt sưng đau
Theo kinh nghiệm của dân gian dùng một nắm lá trầu không, một nắm lá thảo dược, 1 nắm lá thồm lồm. Mang tất cả các vị thuốc rửa sạch bằng nước muối. Tiếp đến cho các vị thuốc vào cối và giã nát.
Rửa sạch vệ sinh vùng da bị bệnh bằng nước muối sau đó đắp phần thuốc vừa giã vào những vị trí mụn nhọt đang sưng đau, sưng mủ. Nếu sợ phần thuốc không dính vào thì cố định lại bằng gạt y tế hoặc vải.
Áp dụng phương pháp này từ 1 đến 2 lần trong 1 ngày. Tùy theo độ nghiêm trọng của mụn nhọt. Sau 5 đến 7 liên tục các mụn sẽ giảm sưng, đau hẳn và dần dần hết hẳn.
Hoa dâm bụt chữa bệnh quai bị
Dùng từ 30 đến 40 gram dược liệu rửa sạch, để ráo nước. Bên cạnh đó, lấy 5 đến 10 củ hành bóc vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát nhỏ. Cho các nguyên liệu vào cối và tiến hành giã nát ra.
Sử dụng nước đã nấu sôi để nguội chế vào và khuấy đều lên. Lọc lấy phần nước để uống, còn phần bã sẽ đắp vào vị trí đang mắc bệnh quai bị sưng đau. Lấy gạt y tế hoặc vải sạch cố định lại, mỗi ngày dùng phương pháp này 1 lần. Liên tục sử dụng mỗi ngày sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.
Hoa dâm bụt điều trị khí hư ra nhiều ở phụ nữ
Sử dụng 1 nắm lá bấn (bạch đồng tử), 1 nắm lá dược liệu. Rửa sạch và cho vào ấm đun sôi cùng với 800ml nước đến khi cạn còn 400ml thì tắt bếp và uống nhiều lần trong ngày, có thể dùng thay thế cho nước trà hàng ngày.
Lưu ý khi sử dụng hoa dâm bụt
- Khi sử dụng dược liệu để điều trị bệnh thì nên ngâm và rửa sạch cùng với nước muối pha loãng giúp ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng, đặc biệt là đối với trường hợp sử dụng đắp bên ngoài da.
- Tham khảo các ý kiến của các thầy thuốc hoặc bác sĩ để có được cách dùng và liều dùng chính xác. Qua đó giúp cho quá trình điều trị bệnh trở nên khoa học và chính xác hơn mang lại hiệu quả cao.