Mạch Đông
Tên khoa học: Ophiopogon japonicus KerGawl, họ Hành (Liliaceae);
Tên khác : Thốn đông (Nhĩ Nhã), Mạch đông (Dược Phẩm Hóa Nghĩa), Dương cửu, Ô cửu, Dương tề, Ái cửu, Vũ cửu, Tuyệt cửu, Bộc điệp (Ngô Phổ Bản Thảo), Dương thử, Vũ phích (biệt Lục), Giai tiền thảo (Bản Thảo Cương Mục), Đại mạch đông, Thốn mạch đông, Nhẫn lăng, Bất tử thảo, Mạch văn, Thờ mạch đông, Hương đôn thảo, Bất tử diệp, Trĩ ô lão thảo, Sa thảo tú căn, Đông nhi sa lý, An thần đội chi, Qua hoàng, Tô đông (Hòa Hán Dược Khảo), Củ Tóc Tiên, Lan Tiên (Dược Liệu Việt Nam).
Bộ phận dùng: Rễ cây mạch môn đông (Radix Ophiopogonis) phơi khô. Được ghi nhận vào Dược điển VN.
Mô tả: Cây Mạch môn là cây có thể sông lâu năm, cao khoảng 20 – 40cm, rễ chùm, trên rễ có những quãng phát triển thành củ mầm. Lá mọc từ gốc hẹp và dài tựa lá lúa mạch, dài khoảng 15 – 40cm, rộng 2 – 4cm, cuống hơi có bẹ trắng, phần trên lá màu xanh lục sẫm. Hoa màu trắng nhỏ. Quả mọng màu tím nhạt, nhỏ. Cây mạch môn đông mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta.
Thu hái và chế biến:
Khoảng tháng 9 – 12, đào lấy rễ củ già ở cây đã trồng 2 năm, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ nhỏ ở hai đầu. Củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi rồi phơi khô hoặc sấy nhẹ lửa. Cũng có thể rửa sạch rồi phơi nắng to, xong dồn đống cho thoát hơi nước, sau đó lại phơi ra cho khô. Mạch môn đông mùi hơi thơm, vị ngọt, nhai có chất dính. Loại mạch môn củ to mập, khô, màu trắng ngà, mềm nhuận, nhai có chất dính không mốc là tốt. Loại mạch môn nhỏ, gày, màu vàng xám, nhai không có chất dính là kém. Một số sách gọi cây này là Duyên giới thảo mà gọi cây Liriope graminifolia (L) Baker là mạch môn đông. Cũng cần phân biệt với cây tóc tiên cùng họ nhưng lá nhỏ.
Công dụng của MẠCH ĐÔNG
Theo Đông y, Mạch môn đông vị ngọt, hơi đắng, tính hơi lạnh, vào 3 kinh Tâm, Phế, Vị. Có tác dụng nhuận mát phổi, thanh tâm, tả nhiệt (trừ nóng), nuôi dạ dày, sinh tân dịch, lợi sữa, nhuận tràng, tiêu đờm, chữa ho. Dùng để chữa các chứng bệnh: người suy yếu mệt nhọc mà ho, ho khan, ho ra máu, viêm cuống phổi, lao, miệng khô đắng, có đờm đặc, khát, sốt nóng tân dịch khô ráo, đại tiện táo bón, phụ nữ kinh nguyệt ít, sữa không xuống.
- Theo Tây y, mạch môn có tác dụng hạ sốt, chữa ho, thông đờm, bổ tim, giảm đường huyết, chống viêm.
- Liều dùng: 5 – 10g sắc uống, khi dùng thì bỏ lõi.
- Lưu ý: Người bị ho do ngoại cảm lạnh hoặc tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không được dùng.
Một số bài thuốc Mạch Môn Đông
- Bài số 1: Chữa ho, đau cuống họng: Thiên môn đông 50g; Mạch môn đông 50g. Nấu với nước, lọc bỏ bã, cô lại, thêm mật ong uống chia làm 10 ngày.
- Bài số 2: Chảy máu chân răng: nước sắc mạch môn đông dùng súc miệng vài lần là khỏi.
- Bài số 3: Chữa họng khô, khát, lưỡi đỏ, yếu phổi, ho, nôn ra dãi: Mạch môn động 15g; Đảng sâm 9g; Gạo tẻ 15g; Cam thảo 3g; bán hạ chế 5g; Đại táo 4 quả. Sắc để uống.
- Bài số 4: Chữa tân dịch ít, táo bón: Mạch môn 15g; Sinh địa 15g; Huyền sâm 9g. Sắc uống.
- Bảo quản nơi khô ráo, râm mát,tránh ẩm ướt.
Mua vị thuốc MẠCH ĐÔNG
Mua vị thuốc theo định lượng cụ thể, quý khách vui lòng đặt mua trên trang Thuốc Hay. Top hoặc liên hệ 0968951159
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.