Tên khác : Mía dò còn gọi là tậu chó, đọt đắng, đọt hoàng, cát lồi, củ chóc.
Tên khoa học Costus speciosus Smith.
Thuộc họ Gừng Zinhiberaceae
Tên tiếng Trung: 闭鞘姜 (Bế sáo khương)
Cây mía dò
( Mô tả, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Loại cỏ cao chừng 50-60cm, thân mềm, có thân rễ phát triển thành củ, lá xòe ra, hình mác, phía đáy lá tròn, đầu phiến nhọn, nhẵn, dài 15-20cm, rộng 6-7cm, cuống ngắn. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành, không cuống, hình trứng, mọc rất sít, lá bắc xếp cặp đôi không đối xứng, màu đỏ, có lông dài và hơi nhọn, tràng hình phễu, phiến lá chia thành 3 phần đều, môi rất lớn, màu hồng hay trắng, dài và rộng 4-8cm, quả nang dài 13mm, nhiều hạt nhẵn, màu đen, bóng dài 3mm
Phân bố:
Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta, miền núi cũng như đồng bằng, thường ưa những nơi ẩm ướt. Có nơi trồng để lấy thân rễ ăn.
Thành phần hóa học:
Thân rễ chứa saponin steroid, thuỷ phân diosgenin, tigogenin.
Tác dụng chống viêm. . . Ngọn và cành non còn tươi, nướng, giã, vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai. Có thể dùng làm nguyên liệu để chiết xuất diosgenin.
Tác dụng dược lý:
1. Tác dụng gây thu teo tuyến ức
Thí nghiệm trên chuột cống trắng đực còn non, cao mía dò tiêm dưới da với liều 0,3g/kg và 0,5g/kg làm giảm trọng lượng tuyến ức 34,5% và 49,7% so với lô đối chứng.
2. Tác dụng chống viêm
Ở cả hai giai đoạn viêm cấp tính và mạn tính, cao mía dò đều có tác dụng chống viêm rõ rệt. Trên các mô hình viêm cấp như gây phù bàn chân chuột cống trắng bằng carragenin (0,8%), cây mía dò với liều 0,15g/kg và 0,25g/kg ức chế phù đạt 32% và 58,5%. Trên mô hình gây phù bằng kaolin với những liều dùng trên mức độ ức chế phù đạt 49,7% và 52%; Trên mô hình gây viêm nội khớp thực nghiệm trên chuột cống trắng, cao mía dò với liều 0,25g/kg ức chế hiện tượng sưng khớp đạt 55,6%. Ở giai đoạn viêm mạn tính với mô hình gây u hạt thực nghiệm trên chuột trắng, cao mía dò với liều 0,75g/kg và 1,25g/kg làm giảm trọng lượng u hạt 29,5% và 47,2%.
3. Ảnh hưởng của cao mía dò đối với sự sinh sản
Thí nghiệm được tiến hành trên chuột cống trắng cả đực và cái, cao mía dò dùng liều hàng ngày 0,7g/kg trong 10 ngày liên tục. Khi bắt đầu dùng thuốc cho chuột giao phối, theo dõi tỷ lệ chuột có chửa, tình hình sinh đẻ, số lượng và quá trình phát triển của chuột con. Kết quả cho thấy so với lô đối chứng, cao mía dò không ảnh hưởng đến sự sinh sản của chuột.
4. Tác dụng giảm đau
Thí nghiệm tren chuột nhắt trắng, gây đau nội tạng (douleur viscérale) bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch acid acetic, cao mía dò với liều 0,17g/kg và 0,25g/kg có tác dụng làm giảm số lần quặn đau 48,8% và 60% so với lô đối chứng. 5. Về độc tính của cây Đã tiến hành xác định độc tính cấp và mạn của cao mía dò. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, bằng đường uống, cao mía dò có LD50 = 7,28g/kg (5,38 – 9,82g/kg). Về độc tính mạn, liều dùng hàng ngày 0,3g/kg trong 30 ngày liên tiếp, được tiến hàng trên thỏ không ảnh hưởng đến cân nặng các chỉ số huyết học và công năng gan, thận. Theo tài liệu nước ngoài (Pandey V.B), hỗn hợp saponin chiết được từ mía dò có tác dụng chống viêm rõ rệt, tương đương với tác dụng của b – methason. Thí nghiệm trên chuột cống cái đã cắt buồng trứng, hỗn hợp này làm tăng trọng lượng tử cung một cách có ý nghĩa. Cây mía dò dược liệu quan trọng điều chế Saponin từ Diosgenin
Vị thuốc mía dò
( Công dụng,Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Công dụng:
Thanh nhiệt tiêu viêm
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc mía dò
Chữa đau tai, viêm tai mãn tính:
Lấy cây mía dò tươi( ngọn) giã nhuyễn vắt lấy nước nhỏ trực tiếp vào tai để 5 phút rồi lấy bông thấm cho khô, ngày làm 3 lần.
Viêm thận phù thũng cấp:
Dùng 15g Mía dò đun sôi uống.
Chữa mày đay, mẩn ngứa, mụn nhọt sưng đau:
Thân rẽ mía dò 100g sắc nước đặc để xoa, rửa, đắp lên chỗ mày đay mẩn ngứa (dùng lúc còn ấm) hoặc pha loãng nước để tắm hàng ngày.
Chữa đái dắt, đái buốt:
Mía dò, bồ công anh, Mã đề, Rau má, Râu ngô, cam thảo dây, Rễ cỏ tranh mỗi thứ 10g, sắc mỗi ngày một thang, chia 2-3 lần uống.
Chữa viêm ganB
Mía dò 12g, Nhân trần 20g, Chi tử 12g, Thổ phục linh 12g, Xa tiền tử 12g, Sâm bố chính 12g, Bồ công anh 12g, Mạch môn 10g, Thủy xương bồ 8g, Cam thảo đất 6g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm tai, đau mắt:
Cành lá mìa dò non, tươi đem nướng, vắt lấy nước hay giã lấy nước nhò vào tai, mắt đau.
Chữa đái dắt, đái vàng, đái buốt, thấp khớp, đau lưng, đau vai, đau dây thần kinh:
thân rẽ mía dò 20g sắc uống hàng ngày.
Eczema, mề đay:
Nấu nước Mía dò với lượng vừa đủ để xoa, rửa.
Chữa sốt, đái buốt, đái vàng, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh
Ngày 10-20g dạng thuốc sắc, hoặc cao lỏng
Chữa đau mắt đau tai:
Nhân dân dùng ngọn hay cành non nướng nóng vắt lấy nước nhỏ vào mắt hay vào tai để chữa bệnh
Có nơi dùng thân rễ uống, chữa sốt ra mồ hôi, làm thuốc mát.
Thân rễ có khi được dùng dùng luộc ăn.