Phòng Phong
Phòng phong có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, trấn tĩnh, giảm đau, chống kinh quyết, chống dị ứng. Thường dùng trị ngoại cảm, đau khớp xương, trị uốn ván, mắt đỏ, sang lở.
Tên khoa học: Radix Ledebouriellae Sesloidis.
Nguyên liệu:
Rễ của cây phòng phong (Ledebouriella Seseloides). Rễ chắc thơm, lõi trắng là tốt. Không dùng rễ con.
Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học: Có tinh dầu, chất manit, chất có tính chất phenola glucozit đắng, đường, chất acid hữu cơ.
Tác dụng của Phòng Phong
Theo Đông y :
Tính vị – quy kinh: vị cay, ngọt, tính ôn. Vào năm kinh can, phế, tỳ, vị và bàng quang.
Tác dụng: phát biểu, trừ phong thấp.
Chủ trị – liều dùng: trị ngoại cảm, đau khớp xương, viêm xương khớp, trị uốn ván, mắt đỏ, sang lở.
Theo y học hiện đại:
1.Làm ra mồ hôi, hạ nhiệt (được chứng minh trên thực nghiệm)
2.Giảm đau.
3.Lợi tiểu.
4.Kháng vi rút, có tác dụng ức chế vi rút cúm trên thực nghiệm.
Phòng phong có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, trấn tĩnh, giảm đau, chống kinh quyết, chống dị ứng. Nước ép Phòng phong có tác dụng kháng khuẩn nhất định đối với trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng.
Thuốc sắc có tác dụng ức chế không đồng trình độ đối với trực khuẩn lỵ, khuẩn liên cầu tan máu. Đồng thời có tác dụng tăng cường công năng bảo vệ đại thực bào xoang bụng chuột con (Trung dược học).
Lưu ý:
Âm hư hỏa vượng không có phong tà thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa qua, để ráo, thái mỏng, phơi khô.
Theo Trung y:
Cắt bỏ xơ trên đầu cuốn, tẩm nước ướt cho mềm, thái lát, phơi khô dùng sống hoặc sao.
Bảo quản: dễ mốc mọt nên cần để nơi khô ráo, kín. Nếu bị mốc mọt thì sấy hơi diêm sinh.
Mua vị thuốc Phòng Phong
Mua vị thuốc theo định lượng cụ thể, quý khách vui lòng đặt mua trên trang Thuốc Hay. Top hoặc liên hệ 0968951159
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.