Tên khác : Tên dân gian: Sâu chít còn được biết với tên gọi Đông trùng hạ thảo Việt Nam, người H’Mông gọi sâu chít là sâu song, người Dao gọi là sâu thau…
Sâu chít là ấu trùng của loài bướm Brihaspa astrostigmella
Con sâu chít
(Mô tả, hình ảnh con sâu chít, phân bố, thu bắt, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)
Mô tả:
Sâu chít là một loại côn trùng sống trong thân cây chít. Theo kinh nghiệm, để biết cây có sâu, người thu hái sẽ lựa những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa. Đó chính là những cây đã bị ấu trùng ký sinh. Vào mùa thu hoạch, sâu chít được bán khá phổ biến tại chợ vùng cao. Những ngọn chít có chiều dài khoảng 35 – 40 cm được bó gọn ghẽ. Sâu được người bán hàng lấy ra bằng cách tách đôi ngọn chít. Những con sâu tươi rói có màu trắng sữa, căng mỏng được thả trong chậu rượu nhạt. Thứ rượu ấy giữ cho sâu không bị biến chất.
Phân bố:
Sâu chít là một trong những “đặc sản” thiên nhiên của một số vùng núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La.
Thu bắt:
Người dân thu hoạch sâu chít vào tháng 11-12 hằng năm, thường là đem ngâm rượu uống.
Thành phần hóa học của sâu chít
Trong đề tài nghiên cứu về thành phần hóa học và ý nghĩa y học của sâu chít, nhóm các tác giả thuộc Viện Y học cổ truyền quân đội, Đại học Y Hà Nội cho biết: đông trùng hạ thảo (một loài sâu hiếm của Trung Quốc vốn được dùng cho những bài thuốc tăng cường sinh lực) có hàm lượng protein chiếm 25-32% trong cơ thể, trong đó có 6 acid amin, còn sâu chít cũng có hàm lượng protein tương đương nhưng thành phần acid amin được xác định lên đến 17/20 loại cần cho cơ thể. Các nhà khoa học nhận định: sâu chít rất giàu đạm, một lượng đạm cao cấp rất cần thiết cho cơ thể. Điều này lý giải tác dụng điều trị suy dinh dưỡng, nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi sinh gây bệnh. Đặc biệt, ở sâu chít, hàm lượng acid béo không no đạt tới 58,37% – đây là thành phần tạo ra chất có hoạt tính sinh học cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được.
Tác dụng dược lý của sâu chít (Đang cập nhật)
Vị thuốc sâu chít
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị)
Tính vị:
Theo y học cổ truyền, sâu chít có vị ngọt tính ôn.
Quy kinh:
Đại bổ phế, thận và mệnh môn
Tác dụng:
Chữa được bệnh phế hư (ho và thổ huyết, suyễn); thận suy yếu, Di tinh, hoạt tinh,
Công dụng:
Công dụng điển hình của sâu chít được dân gian truyền miệng là “phục tráng sức khỏe”.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày dùng 6-12 g dưới dạng rượu ngâm
Nấu cháo, sao khô, ngâm rượu uống
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc sâu chít
Một kết luận khá thú vị là, sâu chít có tác dụng gây độc tế bào ung thư người. Điều này nói lên rằng, có thể sử dụng sâu chít để bào chế thuốc chống u, điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, sâu này không có tác dụng điều trị như thuốc. Hiệu quả điều trị của nó có được là thông qua sự kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể để chống lại vi sinh vật gây bệnh. Sâu chít cũng được khẳng định là không độc với cơ thể, do vậy có thể sử dụng làm thực phẩm và dược liệu.
Với những đặc tính quý, nhưng sâu chít không phải là món tăng cường sinh lực chỉ dành cho cánh đàn ông. Với cách chế biến phù hợp, sâu chít còn giúp cải thiện da và sức khỏe phụ nữ, cho những người thể trạng yếu.
Tham khảo
TS.BS Phan Anh Tuấn cùng các cộng sự thuộc Viện Y học Cổ truyền Quân đội, Đại học Y Hà Nội đã thực hiện công trình nghiên cứu về loài sâu chít này và đã có kết luận đầy đủ về đặc điểm sinh học (các giai đoạn phát triển trong vòng đời) của chúng.
Trong quá trình nghiên cứu để xác định tên khoa học của loài này, TS Phan Anh Tuấn và các cộng sự đã mất hơn 2 năm tìm kiếm thông tin tại các tỉnh Tây Bắc và đã phải gửi mẫu sâu chít trưởng thành sang Viện Bảo tàng động vật của Hoàng gia Anh để tham khảo ý kiến. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định, loài côn trùng này có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là khả năng phục hồi thương tổn hệ miễn dịch sau chiếu xạ.
Theo nghiên cứu của TS Tuấn, sâu chít còn giúp phục hồi các chỉ số sinh sản và bước đầu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư có xạ trị. Đặc biệt, một kết luận cũng khá thú vị khác là, sâu chít có tác dụng gây “độc” tế bào ung thư người.
Vì vậy, có thể sử dụng sâu chít để bào chế thuốc chống u, điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, sâu này không có tác dụng điều trị như thuốc. Hiệu quả điều trị của nó có được là thông qua sự kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể để chống lại vi sinh vật gây bệnh. Sâu chít cũng được khẳng định là không độc với cơ thể, nên hoàn toàn có thể sử dụng làm thực phẩm và dược liệu tốt.
Các bác sĩ thuộc Viện Y học Cổ truyền Quân đội tiến hành thử nghiệm tác dụng tăng cường sinh lực nam giới bước đầu cho kết quả khả quan trên động vật thí nghiệm. Ngoài ra, họ cũng đã nghiên cứu thành công thức và quy trình sản xuất thực phẩm chức năng “rượu bổ sâu chít” ở quy mô phòng thí nghiệm, đủ điều kiện đăng ký độc quyền sản phẩm và giấy phép lưu hành.
Chính vì những nghiên cứu khoa học bước đầu này về tác dụng hữu hiệu của chúng, mà sâu chít đang trở thành món hàng quý ở vùng núi Tây Bắc này và được quan khách miền xuôi đánh giá cao khi sở hữu chúng. Thực tế ở vùng núi này đang rộ lên tình trạng mọi người thi nhau ra rừng tìm sâu chít và cách khai thác vô tội vạ đã khiến những đám lau, chít chưa có sâu bị chặt phá sạch.
Anh Hiệp, cán bộ phòng QLKH Sở KH&CN tỉnh Điện Biên cho biết, trước đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu nuôi nhân tạo sâu chít trong phòng thí nghiệm nhưng chưa thành công. Hiện nay, TS.BS Phan Anh Tuấn cùng các nhà côn trùng học cũng đã thực hiện đề tài “Nuôi sâu để khai thác bền vững”.
Họ đã xác định lại bằng cách nuôi bán nhân tạo ở Điện Biên – nơi đang có điều kiện tự nhiên tốt để phát triển loài sâu được đánh giá là quý hiếm này.
Cách ngâm rượu sâu chít
Bước 1: Lấy sâu chít ra khỏi lõi chít:
Trước hết, xác định đầu ngọn chít. Lấy lưỡi dao nhỏ, sắc lách từ gốc đến đầu ngọn chít. Với cách làm này, bạn có thể chẻ ngọn chít dễ dàng hơn và ít khi trẻ trúng sâu chít bên trong thân chít. Đặt lưỡi dao ở gốc ngọn chít, ấn nhẹ vào sâu trong thân chít rồi tách đôi ngọn chít ra sẽ thấy sâu chít nằm bên trong ngọn chít. Nhẹ nhàng lôi sâu chít ra ngời bằng tay, nên lôi dọc theo thân cây chít để tránh làm rách, vỡ sâu.
Bước 2: Rửa sạch sâu chít
Ngay sau khi lôi sâu chít ra khỏi thân cây chít, ngâm sâu chít trong một chậu nước lạnh để sau nhả ra hết chất bẩn bên trong ra ngoài. Ngâm sâu chít trong khoảng 3h, mỗi giời lại thay nước một lần. Như vậy, khi ngâm rượu sâu chít sẽ có màu đẹp nhất, mùi vị cũng ngon nhất.
Vớt sâu chít ra, để ráo nước rồi rửa sâu chít qua một lần với rượu. Lưu ý không làm sâu bị rách hay vỡ.
Bước 3: Chọn rượu ngâm sâu chít
Nên lựa chọn loại rượu nấu theo cách truyền thống, có nồng độ khoảng 40-45 độ. Loại rượu để rửa sâu chít nên cùng loại với rượu ngâm sâu chít sau đó để hương vị và chất lượng rượu sâu chít là tốt nhất. Nếu dùng 2 loại rượu khác nhau, sâu chít rất dễ bị đen, cháy do độ cồn khác biệt.
Bước 4: Ngâm sâu chít với rượu
Dùng 5l rượu cho 1kg sâu chít. Không giống những loại rượu khác, rượu sâu chít chỉ ngâm từ rượu và sâu, không cho thêm bất cứ thành phần nào khác để không ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của rượu.