Thảo Quả
Thảo quả dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng, đầy bụng, chướng bụng, nấc, nôn ọe, tiêu chảy, sốt rét, hôi miệng, sâu răng… Trong y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng. Ngoài công dụng làm thuốc, thảo quả còn được dùng nhiều làm gia vị.
Thảo quả hay còn gọi là đò ho, tò ho, thảo đậu khấu, mác hấu; thuộc họ gừng. Tên khoa học: Amomum tsaoko Crevost et Lem- Họ Gừng (Zingiberaceae).
Mô Tả:
Thảo quả là cây thuộc họ gừng sống lâu năm, có thể cao 2 – 3 m, đường kính thân có thể tới 4cm; thân rễ to, phân cành, có đốt, mọc thành cụm. Lá mọc so le, có lá có cuống, có lá không cuống, bẹ lá có khía dọc. Cụm hoa dạng bông, mọc từ gốc thân, dài 15 – 20 cm. Đài dạng ống, tràng hoa màu vàng. Quả mọc thành chùm màu đỏ mận chín, hình trứng. Hạt màu vàng nâu, có áo hạt, vị ngọt, mùi thơm hơi cay. Người ta chủ yếu thu hạt của thảo quả mỗi quả có trên 20 hạt. Hạt có mùi thơm đặc trưng nhờ nó chứa tới 1,5% tinh dầu có vị nóng, cay dễ chịu.
Phân bố:
Thảo quả là cây đặc biệt ưa bóng, ưa ẩm nên chỉ có thể trồng được dưới tán rừng, ở độ cao 1.300 – 2.200 m, có khí hậu ẩm mát quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 13 – 15,3 độ C, thường xuyên có sương mù. Mọc hoang và được trồng ở các tỉnh miền núi như Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Tây Bắc.
Thu hái, Sơ chế và chế biến:
- Lựa quả chưa chín, hái về phơi hoặc sấy nhẹ lửa cho khô thường thì 3-4 ngày. Quả khô sẽ ngả mầu xám nâu nhạt, nhiều nếp nhăn dọc và thường phủ 1 lớp phấn trắng. Khi nào dùng mới bóc vỏ ngoài lấy hạt, nếu bóc ngay sẽ mất mùi thơm.
- Dùng Cám hòa với nước sôi cho dẻo, bọc Thảo quả rồi nướng, bỏ xác và xơ trắng ở bên trong đi, để dành dùng.
- Dùng bột mì trộn với nước sôi cho dẻo, bọc Thảo quả, nướng chín, bỏ vỏlấy nhân dùng
Thành phần hóa học:
Trong Thảo quả có tinh dầu chừng 1-3%. Tinh dầu mầu vàng nhạt mùi thơm, ngọt, vị nóng cay, dễ chịu
Tác dụng của thảo quả trong y học:
- Thảo quả giúp giảm lượng caffeine trong cơ thể. Làm giảm sự co thắt dạ dày. Làm mát cho cơ thể
- Giảm bớt đau bụng ở trẻ em, làm dịu sự đau họng. Giảm đau dây thần kinh. Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do dị ứng như ho, cảm lạnh, viêm phế quản và hen suyễn.
Tính vị:
Thảo quả vị cay, tính ôn táo, thiên về trừ hàn thấp mà ôn táo trung cung cho nên Thảo quả là vị thuốc chủ yếu để trừ hàn thấp ở tỳ vị.
Tác dụng dược lý của vị thuốc thảo quả :
Nước sắc 0,25-0,75% của Thảo quả có tác dụng hưng phấn ruột cô lập của súc vật thí nghiệm
Một số bài thuốc:
– Trị sốt rét: Thảo quả nhân 4g, Thục phụ tử 10g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 quả, sắc uống.
– Trị bụng đau, bụng đầy do hàn thấp tích trệ: Thảo quả đã nướng 6g, Hậu nphác, Hoắc hương đều 10g, Thanh bì, Bán hạ, Thần khúc đều 6g, Cao lương khương 6g, Đinh hương, Cam thảo đều 4g, Sinh khương, Đại táo 10g, sắc uống.
– Trị sốt rét: Thảo quả nhân 2g. tán bột, bọc trong miếng gạc, trước khi lên cơn, nhét vào 1 bên lỗ mũi.
– Trị tiêu hóa rối loạn do ăn uống, không tiêu, tích thực, gây vùng thượng vị đầy đau: Tò ho đã nướng 6g, Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Sinh khương đều 10g, Cam thảo 4g, Đại táo 3 quả, sắc uống.
– Trị miệng hôi: Thảo quả gĩa dập, ngậm nuốt dần.
– Dùng cho chứng sốt rét, rét nhiều mà nóng ít hoặc chỉ rét không nóng hoặc tỳ hàn tiêu chảy không ăn được: Thảo quả 10g, Kha tử 10g, Gừng sống 7 lát, Táo đen 7 quả, nước 300ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
- hoặc: thảo quả nhân 8g, phụ tử chế 12g, sinh khương 12g, đại táo 3 quả. Sắc uống.
- Tò ho nhân 20g. Nghiền bột, cuộn vào tấm vải màn, một giờ trước khi lên cơn sốt rét, nút vào một bên lỗ mũi, nhằm cắt cơn sốt rét.
- Thường sơn 12g, thảo quả 12g, hạt cau 12g, tri mẫu 8g, bối mẫu 12g, gừng tươi 12g, đại táo. Sắc uống trước khi lên cơn sốt.
- Tò ho 10g, kha tử 10g, sinh khương 7 miếng, đại táo 12g. Sắc lấy 600ml, cô lại còn 200ml, chia uống trong ngày. Chữa sốt rét thiên về đàm nhiệt (đờm nóng, đặc).
Lưu ý:
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng quá nhiều loại thảo dược này.
Hạt Tò ho có thể gây ra đau bụng (đau co thắt) nếu được tiêu thụ nhiều. Vì vậy, bệnh nhân có sỏi ở túi mật nên tránh dùng thảo dược này hoặc nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.
Một vài tác dụng phụ khác mà bạn có thể gặp khi dùng thảo quả bao gồm: khó thở, tức ngực, phát ban hoặc sưng da… Nếu thấy có các dấu hiệu này, bạn nên đi khám càng sớm càng tố.
Để đặt vị thuốc theo định lượng cụ thể, quý khách vui lòng liên hệ 0968951159
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.