Tinh dầu tràm là gì? Chúng có tác dụng gì? Tại sao lại nhiều người tìm mua đến vậy? Dầu tràm nổi tiếng với chức năng kháng khuẩn rất tốt. Vì thế sản phẩm này đang rất được ưa chuộng hiện nay. Vậy xông tinh dầu tràm có tác dụng gì?
Tinh dầu tràm là gì?
Trong việc chăm sóc hệ hô hấp, cơ xương khớp và bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên dùng các sản phẩm tinh dầu từ tự nhiên sẽ giúp đem lại tính hiệu quả cao hơn, điển hình là tinh dầu tràm.
Đây là loại tinh dầu rất được tin dùng hiện nay với tính năng kháng khuẩn cao, có thể dùng cho mọi độ tuổi, giúp ngăn chặn và chữa trị được nhiều loại bệnh.
Tinh dầu tràm có tên gọi tiếng Anh là Cajeput Oil, là một loại tinh dầu tự nhiên, được chiết xuất từ thân, cành, lá của cây tràm bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Đây là loại tinh dầu rất được ưa chuộng hiện nay bên cạnh tinh dầu sả.
Nó được biết đến với nhiều công dụng trong việc chăm sóc hệ hô hấp và cơ xương khớp nhưng để có thể phát huy được công dụng tốt nhất thì bạn cần phải mua được tinh dầu tràm nguyên chất.
Thế nào là tinh dầu tràm nguyên chất?
Tinh dầu tràm nguyên chất là loại tinh dầu không bị pha loãng bằng nước hay trộn thêm bất kỳ tạp chất nào, nó phải được chiết xuất hoàn toàn từ cây tràm đúng phương pháp.
Dầu tràm nguyên chất đạt chuẩn chất lượng thì bên trong luôn chứa chứa 2 thành phần hóa học quan trọng là α-Terpineol chiếm 5-12 % và 1.8- Cineol chiếm 42-60%.
Cách nhận biết tinh dầu tràm nguyên chất, đạt tiêu chuẩn
Tinh dầu tràm nguyên chất, đạt tiêu chuẩn sẽ có mùi đặc trưng của cây tràm, có màu vàng nhạt ngả xanh trong, luôn có màu dù nhiều hay ít.
Khi bôi trực tiếp lên da, loại tinh dầu nguyên chất sẽ thấm ngay vào da và da trở về khô thoáng như thường. Nếu da có hiện tượng nhờn rít thì đó không phải là tinh dầu tràm nguyên chất.
Đặc biệt, loại này nhẹ hơn nước và sẽ không tan trong nước nên đây cũng là một cách hiệu quả để thử tinh dầu có thực sự nguyên chất hay không.
Nhận biết tinh dầu tràm nguyên chất
Phân loại tinh dầu tràm
Hiện nay, có 2 loại dầu tràm được sử dụng rất phổ biến đó là tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm gió. Ở Việt Nam, thông thường khi nhắc tới dầu tràm, người ta sẽ nghĩ ngay tới tinh dầu tràm gió.
Tinh dầu tràm gió
Loại này có tên khoa học là Melaleuca cajuputi powell, là chiết xuất từ cây tràm gió – loài cây thân gỗ được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Thành phần hóa học chủ yếu của nó là 1.8- Cineol, α-Terpineol và Limonene. Trong đó α-Terpineol và 1.8- Cineol đóng vai trò quan trọng nhất nhờ tính kháng khuẩn cao.
Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có tên khoa học là Melaleuca alternifolia, là chiết xuất từ cây tràm trà – loài cây thuộc họ Đào kim nương, có xuất xứ và được sử dụng lần đầu tiên bởi người Úc.
Thành phần hóa học chủ yếu của chúng là Gamma-terpinene và terpinen-4-ol. Đây là loại tinh dầu chủ yếu được sử dụng để chăm sóc da và trị mụn, được dùng phổ biến ở Úc.
Tinh dầu tràm có tác dụng gì? Công dụng của tinh dầu tràm
Dầu tràm mang lại nhiều công dụng hữu ích trong đời sống, ngày càng được nhiều người biết đến và sử dụng. Hầu như trong mỗi gia đình Việt đều có ít nhất một lọ tinh dầu tràm trong nhà.
Bởi lẽ, tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe con người là không thể phủ nhận. Đặc biệt là đối với hệ hô hấp và cơ xương khớp.
Sau đây là một số công dụng của dầu tràm mà chúng ta nên biết.
Tinh dầu tràm có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa Virus Corona (nCoV)
Trưởng phòng Nghiệp vụ dược – Sở Y tế TP.HCM cho biết, chỉ cần nhỏ 1 giọt tinh dầu lên trên khẩu trang thì khả năng ngăn ngừa dịch bệnh sẽ được nâng cao. Đây là một sáng kiến cần thiết và kịp thời. Đặc biệt là đang trong đại dịch Virus Corona (nCoV) như hiện nay.
Theo các nhà khoa học, dầu tràm không chỉ có hương thơm dễ chịu mà còn có chứa hoạt chất α-Terpineol có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Hoạt chất này có thể ức chế sự hoạt động của một số loại virus, trong đó có cả virus cúm H5N1.
Ngoài ra, tinh chất từ dầu tràmcòn có hoạt chất Eucalyptol (1.8- Cineol) cũng có khả năng sát khuẩn nhẹ.
Tinh dầu tràm có tác dụng trị cảm lạnh, cảm cúm
Do sở hữu tính kháng khuẩn cao nên chúng rất có ích trong việc điều trị cảm lạnh, ho, sốt,… Chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu để xông mũi, các cơn cảm lạnh tự động chấm dứt.
Xông tinh dầu tràm có tác dụng giúp điều trị cảm là một biện pháp tốt giúp tránh phụ thuộc vào thuốc Tây. Thích hợp để sử dụng cho trẻ nhỏ và cả trẻ sơ sinh.
Tinh dầu tràm có tác dụng giúp hạ sốt nhanh
Thoa tinh dầu trực tiếp bên ngoài và giữ cơ thể thông thoáng sẽ giúp hạ sốt nhanh. Cách này giúp giữu ấm cơ thể rất tốt. Phù hợp khi đang bị sốt nhưng vẫn phải ra đường hoặc trong thời tiết giá lạnh.
Tinh dầu tràm có tác dụng trị ho hiệu quả
Nhỏ tinh dầu lên tay và thoa một ít vào mũi và cổ họng giúp trị ho cực tốt. Nó có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn ở vòm họng nhanh chóng. Tương tự như cách súc miệng bằng nước muối diệt khuẩn hàng ngày. Nếu có thể kết hợp hai cách này với nhau, bảo đảm các cơn ho sẽ lập tức chấm dứt.
Tác dụng của tinh dầu tràm điều trị suy hô hấp
Xông tinh dầu tràm có tác dụng giúp điều trị suy hô hấp rất hiệu quả. Khi cảm thấy khó thở, tức ngực, hít vào thở ra khó khăn nên hít vào một ít hương dầu tràm.
Sau đó bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, thở nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Người bị suy hô hấp nên phòng sẵn một chai dầu tràm trong mình, lúc cần thiết thì lấy sử dụng.
Tinh dầu tràm có công dụng khử mùi, kháng khuẩn
Dầu tràm pha loãng, xịt quanh nhà, trong văn phòng, nơi làm việc sẽ giúp kháng khuẩn rất tốt. Không chỉ vậy, nó còn giúp đuổi ruồi, muỗi, tiêu diệt côn trùng hiệu quả.
Tác dụng của tinh dầu tràm chữa đầy bụng, khó tiêu
Xoa bụng với một ít tinh dầu sẽ cảm thấy đỡ đau bụng và dễ chịu hơn. Nên mát xa bụng liên tục sau đó để tiêu hóa được tốt hơn.
Tác dụng của tinh dầu tràm trị viêm xoang
Người bị viêm xoang luôn cần một chai tinh dầu để dùng khi cần. Xịt tinh dầu tràm có tác dụng giúp cánh mũi thông thoáng, khiến người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Thay vì dùng những chai xịt mũi bằng hóa chất, hãy để sẵn một chai tinh dầu tràm thiên nhiên ở trong người.
Tác dụng của tinh dầu tràm giảm đau răng
Nhỏ vài giọt tinh dầu vào bông gòn, đưa vào chỗ răng đau và cắn chặt lại. Sau 10-15 phút nhả ra sẽ thấy hết đau răng. Cách này được các mẹ hay dùng để trị cho con nhỏ. Vừa an toàn, vừa hiệu quả mà không phải lạm dụng thuốc Tây.
Tác dụng của tinh dầu tràm đuổi muỗi, thanh lọc không khí
Tác dụng của dầu tràm giúp đuổi muỗi, ruồi, côn trùng rất hay. Trước khi vào phòng ngủ hoặc mắc màn nên xịt trước khoảng 10 phút. Sẽ không còn con côn trùng nào dám lởn vởn xung quanh bạn nữa.
Công dụng của tinh dầu tràm giúp giảm đau xương khớp
Tinh dầu tràm có tác dụng giảm đau hay như rượu thuốc. Thoa chúng lên chỗ đau nhức rồi xoa bóp nhẹ giúp giảm cơn đau nhanh chóng. Ngoài ra, khi bị căng cơ cũng nên sử dụng nó để các cơ được thư giãn, bớt đau nhức.
Công dụng của tinh dầu tràm trong làm đẹp
Công dụng của dầu tràm trà được đánh giá cao trong việc giúp làm đẹp da nhờ có tính sát khuẩn cao, làm se da, giảm nhờn cho da và trị mụn hiệu quả.
Công dụng của tinh dầu tràm giúp trị mụn
Dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm và thoa trực tiếp lên đầu mụn, thoa dầu tràm 2 lần mỗi ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Đối với các vùng da thường dễ bị mụn như trán, mũi và cằm thì nên thoa trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bạn đang bị mụn trầm trọng, hãy nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu tràm vào sữa rửa mặt và kiên trì sử dụng hàng ngày.
Cách sử dụng tinh dầu tràm an toàn, hiệu quả
Sau đây là một số cách sử dụng tinh dầu tràm cơ bản vừa an toàn lại hiệu quả, mời các bạn tham khảo:
- Thoa tinh dầu hai bên thái dương, xương ức, xương sống,…
- Xông trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ,…
- Xông, hít, ngửi dầu tràm vào vùng mũi họng.
- Tắm nước ấm có pha thêm vài giọt tinh dầu tràm.
- Nhỏ nhiều giọt tinh dầu tràm trà vào bồn nước và ngâm mình trong khoảng 10-20 phút để giúp cơ thể thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.
- Nhỏ 2 giọt tinh dầu vào cốc nước ấm rồi dùng dung dịch này súc miệng 2 lần/ ngày sẽ chống hôi miệng, viêm lợi.
Cách sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ bị ho lâu ngày không khỏi, nhiều người thường dùng thuốc kháng sinh để chữa ho dứt điểm cho con. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ lại không biết rằng lạm dụng thuốc kháng sinh quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ và có thể khiến trẻ nhờn thuốc nếu dùng nhiều lần.
Để giải quyết vấn đề này, trong Đông y có một phương pháp trị ho cổ truyền cực kỳ hiệu quả cho trẻ nhỏ. Đầu tiên, hãy dùng tay massage huyệt dũng tuyền (huyệt nằm ở vị trí lõm giữa lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn thẳng nối từ đầu ngón chân thứ hai đến bờ sau của gót chân) bằng tinh dầu tràm nhằm ủ ấm lòng bàn chân, tạo hiệu ứng giáng khí rồi từ từ lưu thông khí huyết, đưa phần nóng phía trên xuống dưới bàn chân trẻ. Nhờ vậy, giúp trẻ dứt được cơn ho nhanh chóng.
Phương pháp cổ truyền này đã được rất nhiều bà mẹ sử dụng và tin tưởng. Nếu bé nhà bạn đang gặp tình trạng ho dai dẳng không dứt thì các bạn có thể áp dụng phương pháp trên vào mỗi tối trước khi bé đi ngủ.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp phòng lạnh, chống đầy hơi, viêm nhiễm, ngạt mũi và chống côn trùng đốt cho trẻ hiệu quả.
Cách sử dụng tinh dầu tràm cho phụ nữ đang mang thai và sau sinh
Phụ nữa khi mang thai và sau khi sinh xong cơ thể còn đang rất yếu, để tránh bị cảm, bị ho khi đi ra ngoài trời gặp gió lạnh, bạn nên dùng dầu tràm thoa vào gan bàn tay, bàn chân và mang tai trước khi ra ngoài.
Để giảm tình trạng mệt mỏi, hãy thoa tinh dầu vào những chỗ đau nhức. Hoặc có thể hòa chung với nước ấm dùng để xông người thư giãn.
Sau khi sinh xong, hiện tượng bị rụng tóc là điều khó tránh khỏi ở các chị em. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, bạn nên pha một ít dầu tràm với dầu gội đầu rồi mới gội để giảm thiểu rụng tóc.
Tác hại của tinh dầu tràm, lưu ý khi sử dụng
- Không để rơi vào mắt, không thoa tinh dầu vào các vết thương hở.
- Không tiếp tục sử dụng nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ.
- Trước khi bôi diện rộng, bạn nên bôi thử lên mu bàn tay để thử khả năng kích ứng của da.
- Không nên quá lạm dụng, chỉ dùng một lượng vừa đủ.
Đối tượng sử dụng tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm rất tốt cho sức khỏe, có thể sử dụng cho mọi đối tượng kể cả sản phụ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cách dùng để sử dụng đúng cách, an toàn và hiệu quả nhé.