Chữa viêm bao hoạt dịch bằng đông y
Trước khi tìm hiểu bài thuốc Đông y chữa Viêm Khớp, chúng ta cùng tìm hiểu một số loại viêm khớp thường gặp, nguyên nhân – triệu chứng của mỗi loại bệnh lý nhé.
Viêm bao hoạt dịch khớp là một trong những bệnh lý xương khớp rất phổ biến hiện nay, đặc biệt ở những đối tượng là vận động viên thể thao hay người lao động chân tay nhiều. Để chẩn đoán chính xác căn bệnh này thì cần phải tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
Bệnh viêm bao hoạt dịch là gì?
Viêm bao hoạt dịch khớp là tình trạng viêm, sưng, đỏ của một túi chứa dịch lỏng ở các khớp. Bao hoạt dịch thường nằm ở vị trí xung quanh vai, hông, khuỷu tay hoặc đầu gối, bàn chân và có vai trò như một lớp đệm giữa xương và các bộ phận xung quanh như cơ bắp và gân, da để giúp cho các hoạt động được dễ dàng hơn.
Bệnh viêm bao hoạt dịch thường xuất hiện ở những khớp xương phải hoạt động thường xuyên như viêm bao khớp gối, viêm bao khớp cổ tay… và có xu hướng tái phát sau khi đã điều trị khỏi.
Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh viêm bao khớp hoạt dịch, tuy nhiên, những người phải hoạt động nhiều và càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Triệu chứng cảnh báo viêm bao hoạt dịch khớp
Không giống như nhiều căn bệnh khác, triệu chứng của viêm bao hoạt dịch khớp rất dễ nhận biết, bao gồm:
- Khớp sưng và tấy đỏ;
- Người bệnh cảm thấy đau nhức hoặc cứng khớp, cơn đau sẽ chuyển biến nặng hơn khi người bệnh di chuyển hoặc ấn vào;
- Có thể xuất tiết dịch nhiều gây ứ dịch trong bao hoạt dịch hoặc tràn dịch khớp;
- Nếu bị viêm bao khớp gối thì người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi di chuyển, viêm bao khớp cổ tay thì khó khăn khi cầm nắm.
Viêm bao hoạt dịch khớp có nguy hiểm không?
Mặc dù bệnh viêm bao khớp không thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không có phương án điều trị đúng thì bệnh sẽ diễn tiến nặng và xuất hiện các biểu hiện như:
- Cơn đau kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm;
- Bị sưng quá nhiều, bầm tím, tấy đỏ hoặc phát ban khu vực bị viêm;
- Đau nhói bất thình lình, đặc biệt là khi đang tập thể dục;
- Người bệnh bị sốt.
Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp
Người bệnh có thể bị viêm bao khớp gối, viêm bao khớp cổ tay hay viêm bao khớp vai nhưng chúng đều có thể xuất phát từ các nguyên nhân khách quan, chủ quan sau:
- Do bị chấn thương: Các khớp khủy tay, khớp gối thường có bao hoạt dịch nằm dưới da nên khi bị chấn thương sẽ làm cho bao hoạt dịch bị tổn thương và viêm nhiễm;
- Do nghề nghiệp: Những nghề bắt buộc phải vận động thường xuyên, lao động chân tay nhiều như làm vườn, lao công… hay vận động viên thể thao sẽ khiến cho khớp phải hoạt động thường xuyên và chịu nhiều áp lực, vì thế mà bao hoạt dịch bị tổn thương và gây ra bệnh;
- Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc phải bệnh viêm bao hoạt dịch khớp càng lớn bởi tuổi tác làm cho xương khớp bị lão hóa và mất đi độ chắc khỏe, dễ bị tổn thương;
- Do bệnh lý: Người bệnh đã và đang mắc phải các bệnh lý như bệnh gout, thấp khớp, tiểu đường… cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm bao hoạt dịch khớp.
Điều trị bệnh viêm bao hoạt dịch khớp
Viêm bao hoạt dịch khớp là căn bệnh gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng và đưa ra phương án điều trị bệnh phù hợp.
Khi phát hiện bệnh, người bệnh sẽ phải nghỉ ngơi và dừng các hoạt động trong vòng ít nhất 2 tuần. Khớp bị viêm sẽ được cố định bằng một thanh nẹp hoặc băng bột trong vòng 10 ngày. Ngoài ra, để giúp giảm sưng và đau nhanh chóng thì người bệnh có thể chườm đá và sử dụng các loại thuốc kháng viêm như ibuprofen, aspirin, naproxen.
Trường hợp viêm bao khớp do nhiễm trùng gây ra thì bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh; chọc hút bớt dịch trong bao hoạt dịch để giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, việc chọc hút quá nhiều có thể khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ đứt gân, nhiễm trùng tái phát. Chính vì thế nếu điều trị trong vòng 12 tuần mà bệnh không thuyên giảm thì người bệnh cần phải nội soi khớp hoặc phẫu thuật mở để chữa lành các tổn thương và làm giảm áp lực lên túi hoạt dịch.
Ngoài ra, một số biện pháp có thể giúp người bệnh viêm bao hoạt dịch khớp kiểm soát tình trạng bệnh và giảm đau hiệu quả gồm:
- Nghỉ ngơi và hạn chế cử động khu vực bị viêm để giúp tăng độ phục hồi;
- Chườm đá có thể giúp giảm sưng, đau;
- Nếu bị viêm bao khớp gối thì hãy đặt một chiếc gối giữa hai chân khi nằm nghiêng một bên để giảm áp lực lên đầu gối;
- Nếu bị viêm bao khớp khuỷu tay thì hãy tránh đè lên tay khi nằm nghiêng;
- Nếu muốn chơi các môn thể thao đối kháng thì phải mặc đồ bảo hộ khi chơi;
- Không nên lặp đi lặp lại các hoạt động;
- Đi khám bệnh thường xuyên để bác sĩ xem xét các tổn thương dây chằng, khớp và xương (nếu có).
Viêm bao hoạt dịch khớp là bệnh thường gặp, gây đau đớn và giới hạn các hoạt động thường ngày dẫn tới ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy trong vận động thường ngày, bệnh nhân cần chú ý không gây áp lực nhiều lên vùng khớp bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng khớp và có biện pháp can thiệp hiệu quả.
Viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu, có thể bao gồm nhiều khớp hoặc chỉ một khớp. Những khớp này là những khớp ở phần dưới của cột sống, nơi kết nối với các phần của xương chậu, gần hông. Đau do viêm khớp cùng chậu có thể ảnh hưởng đến:
- Vùng mông
- Lưng dưới
- Chân (một hoặc cả hai)
- Hông
- Bàn chân (không phổ biến)
Viêm khớp cùng chậu là một phần chính trong viêm cột sống dính khớp. Viêm cột sống dính khớp là một bệnh thấp khớp gây viêm khớp và cứng khớp ở cột sống và hông. Bệnh là một dạng viêm khớp tiến triển.
Mức độ phổ biến của viêm khớp cùng chậu
Bất cứ ai cũng có thể bị viêm khớp cùng chậu. Tuy nhiên, viêm cột sống dính khớp, trong đó có viêm khớp cùng chậu, ít phổ biến hơn và thường gặp ở người da trắng. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp cùng chậu là gì?
Các triệu chứng của viêm khớp cùng chậu có thể giống như các vấn đề khác ở vùng thắt lưng. Tuy nhiên, vấn đề cụ thể của nó là một tình trạng viêm khớp. Triệu chứng thường gặp là đau ở lưng dưới, hông, mông và dọc xuống chân. Điều này đôi khi kèm theo sốt nhẹ.
Cơn đau thường nặng hơn sau khi bạn đứng trong một thời gian dài, đi lên hoặc xuống cầu thang, chạy hoặc đi bộ với những bước dài.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân
Chữa viêm bao hoạt dịch bằng đông y
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng khớp cùng chậu bao gồm:
- Tổn thương do chấn thương. Một tác động đột ngột như một tai nạn xe cộ hay ngã, có thể làm tổn thương các khớp cùng chậu.
- Viêm khớp. Viêm khớp hao mòn (viêm khớp xương mãn tính) có thể xảy ra ở khớp cùng chậu, có thể là viêm cột sống dính khớp – một loại viêm khớp có ảnh hưởng đến cột sống.
- Mang thai. Các khớp cùng chậu phải nở rộng và kéo dài để thích ứng cho việc sinh đẻ. Trọng lượng gia tăng và dáng đi thay đổi trong khi mang thai có thể gây tăng áp lực lên các khớp và dẫn đến những hao mòn không bình thường.
- Nhiễm trùng. Trong trường hợp hiếm hoi, các khớp cùng chậu có thể bị nhiễm trùng.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm khớp cùng chậu?
Có một số phương pháp giúp chẩn đoán bệnh. Việc kết hợp các phương pháp này thường cho chẩn đoán chính xác hơn. Bác sĩ thường bắt đầu với kiểm tra lâm sàng có thể bao gồm ấn các điểm ở vùng hông hoặc mông và di chuyển hai chân.
Để xác định cơn đau ở trong khớp cùng chậu mà không phải ở một nơi nào khác ở phần lưng dưới, bác sĩ có thể đề nghị tiêm một loại thuốc tê trực tiếp vào khớp. Tuy nhiên, thử nghiệm này không thường cho kết quả chính xác vì thuốc tiêm vào có thể lan sang các khu vực khác.
Bạn bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang để xác nhận. Chụp MRI có thể được sử dụng nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm cột sống dính khớp.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm khớp cùng chậu?
Điều trị viêm khớp cùng chậu tùy thuộc vào loại bệnh. Dùng thuốc giảm đau không cần toa và cho khớp được nghỉ ngơi thường có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng khá nhiều. Tuy nhiên, nếu đang mang thai, bạn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào. Lựa chọn điều trị cho viêm khớp cùng chậu bao gồm:
- Chườm đá và nhiệt xen kẽ để giảm đau và viêm
- Vật lý trị liệu và tập thể dục
- Tiêm corticosteroid trực tiếp vào khớp (phương pháp này chỉ có thể được thực hiện định kỳ do các tác dụng phụ của việc sử dụng thường xuyên)
- Kích thích điện vào khớp (như kích thích thần kinh qua da) và kích thích cột sống
- Phẫu thuật chỉ thực hiện trong các trường hợp nghiêm trọng và để cố định các xương với nhau
Các lựa chọn thuốc
Nếu cơn đau nặng, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giảm đau hoặc thuốc làm giãn cơ nếu có co thắt thường xuyên xảy ra. Bác sĩ cũng có thể kê toa một loại thuốc gọi là chất ức chế TNF nếu viêm khớp cùng chậu có liên quan đến viêm cột sống dính khớp.
Đông y chữa Viêm Khớp
Dựa vào những quan niệm và phép trị trên, Đông Y đưa ra rất nhiều bài thuốc phù hợp với từng tình trạng và thể trạng của bệnh nhân. Trong đó, cách điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y nổi bật nhất là 2 bài thuốc cổ phương “Độc hoạt tang ký sinh” và “Quyên Tý Thang”. 2 bài thuốc kinh điển này được cho là khắc tinh của các bệnh về xương khớp.
Mục tiêu của đông y là chọn những vị thuốc đông y trị viêm khớp – đông y chữa viêm khớp cùng chậu, trong đó các thành phần của vị thuốc giải quyết các vấn đề sau :
- Khai thông khí huyết, giải tỏa kinh lạc
- Khu phong, tán hàn, trừ thấp và giải nhiệt.
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Bồi bổ chức năng gan thận, nội tạng và hệ xương khớp
- Giải tỏa chứng viêm đau khớp
Chữa Viêm Khớp bằng đông y
YHCT Việt Nam nằm trong một quần thể YHCT Đông Nam Á, chính vì thế quan niệm về có nét giống và khác nhau. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với kho tàng Đông Y đồ sộ, các lương y quốc gia này cũng có cái nhìn tương tự với Việt Nam.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc cũng được cho là thuộc tình trạng tắc nghẽn máu. Để khớp khỏe mạnh, máu cần được lưu thông đến khớp, xương và dây chằng. Các lương y giải thích rằng hoạt huyết chính là năng lượng thiết yếu của chúng ta, bao gồm cả năng lượng thần kinh và năng lượng sinh học. Nếu không có máu, khớp khó có thể vận động được bình thường.
Dưới đây là 2 bài thuốc đông y chữa viêm khớp nổi tiếng, được nhiều bệnh nhân áp dụng phương pháp đông y chữa viêm khớp thành công:
Độc hoạt tang ký sinh
- Nguyên liệu: Phục linh 12g, Cam thảo 6g, Đương quy 8g, Đẳng sâm 12g, Bạch Thược 12g, Thục địa 12g, Độc hoạt 12g, Tần giao 12g, Quế chi 8g, Tang ký sinh 12g, Đỗ trọng 12g, Phòng phong 12g.
- Công dụng: trị đau nhức, mỏi khớp, trị phong hàn thấp tý, ích can thận, bổ khí khí huyết, chỉ tý thống.
- Cách dùng: Sắc với nước uống ngày 1 thang, chia làm 2 bát.
Quyên Tý Thang
- Nguyên liệu: Táo Tàu 3 quả, trích cam thảo 4g, nghệ 12g, phòng phong 8g, hoàng kỳ 20g, gừng 4 lát, đương quy 12g, xích thược 12g, khương hoạt 8g.
- Chủ trị: hoạt huyết, tán hàn, khu phong, giải nhiệt trừ thấp…
- Cách dùng: Sắc ngày uống 1 tháng, chia làm 2 lần.
Liên hệ 0968951159 để đặt thuốc theo thang, có định lượng cụ thể để tối ưu, tiết kiệm chi phí điều trị .