Vị thuốc Đông y trị tiểu đường

thuốc đông y trị tiểu đường

Chữa tiểu đường bằng đông y

Trong mươi năm gần đây, cùng với các bệnh lý chuyển hoá như rối loạn lipid máu, gút…, tiểu đường và các biến chứng của nó đã và đang có xu hướng gia tăng và thực sự đã trở thành mối lo ngại rất đáng báo động trên phạm vi toàn thế giới cùng với các bệnh lý tim mạch và ung thư. Cho đến nay, mặc dù các chế phẩm tây y trị liệu tiểu đường là hết sức phong phú và hữu hiệu ở các mức độ khác nhau, nhưng người ta vẫn có xu hướng đi sâu tìm hiểu và khảo sát các biện pháp trị liệu của y học cổ truyền có khả năng điều chỉnh đường máu nhằm tìm ra một phương thức trị liệu có tính hiệu quả và an toàn cao nhất. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, cách nhìn nhận và sử dụng thuốc đông y trị tiểu đường vẫn còn khá nhiều bất cập, thậm chí đã xuất hiện xu hướng có tính cực đoan khiến cho người bệnh cảm thấy hoang mang, không biết lựa chọn phương thức nào cho đúng. Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu những nét cơ bản nhất về đông y trị liệu tiểu đường để độc giả có thể tham khảo và định hướng.

Khái niệm đông y trị tiểu đường

Khái niệm đông y trị tiểu đường
Khái niệm đông y trị tiểu đường

Trong y học cổ truyền không có bệnh danh “tiểu đường”, nhưng đối chiếu với các chứng trạng biểu hiện trên lâm sàng căn bệnh này được quy vào phạm vi chứng “tiêu khát”, một chứng bệnh đã được nói đến rất sớm trong các y thư cổ như Hoàng đế nội kinhLinh khu, Thiên kim yếu phương… Biểu hiện chủ yếu của chứng bệnh này được người xưa gọi là “tam đa, nhất thiểu”, nghĩa là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và sút cân nhanh. Về trị liệu, cổ nhân thường lấy biện chứng “tam tiêu” làm cơ sở, nghĩa là phân chia thành 3 thể: Thượng tiêu (phần trên cơ thể, gồm tâm và phế), Trung tiêu (phần giữa cơ thể, gồm tỳ và vị) và Hạ tiêu (phần dưới của cơ thể, gồm can, thận, tiểu trường, đại trường và bàng quang). Nhưng hiện nay loại này thường chỉ tương ứng với tiểu đường típ I với đặc điểm lâm sàng khởi phát đột ngột, thường gặp ở người dưới 40 tuổi và trẻ em. Còn tiểu đường típ II đa số gặp ở người trên 40 tuổi, có đặc điểm tiến triển âm thầm không bộc lộ rõ các triệu chứng lâm sàng, trên 70% các trường hợp phát hiện là nhờ xét nghiệm máu trong các kỳ khám sức khoẻ định kỳ, bệnh nhân đến với thầy thuốc chủ yếu vì các biến chứng về tim mạch, thần kinh, mắt và nhiễm khuẩn do tiểu dường gây ra. Bởi vậy, phương thức phân loại và biện chứng theo ‘tam tiêu’ truyền thống tỏ ra chưa hoàn toàn thích hợp với thực tiễn lâm sàng hiện đại.

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh tiểu đường

Khái niệm đông y trị tiểu đường
Khái niệm đông y trị tiểu đường

Theo cổ nhân, tiêu khát phát sinh chủ yếu do các nguyên nhân như bẩm thụ tiên thiên bất túc (di truyền), ẩm thực bất điều (ăn uống bất hợp lý), tình chí thất điều (yếu tố tâm thần kinh), ngoại cảm lục dâm (yếu tố môi trường, nhiễm trùng…), cửu phục đan dược (dùng thuốc bất hợp lý), trường kỳ ẩm tửu, phòng lao bất điều (tửu sắc và lao lực quá độ)…Các nguyên nhân này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm rối loạn công năng các tạng phủ, trong đó đặc biệt là ba tạng tỳ, phế và thận, từ đó mà phát sinh tiêu khát. Ví như, ăn uống không hợp lý, dùng quá nhiều đồ ăn thức uống béo bổ và khó tiêu khiến cho tỳ vị bị tổn thương, mất khả năng chuyển vận và tiêu hoá thức ăn gây nên tích trệ, lâu ngày hoá nhiệt làm tổn hao âm dịch mà phát sinh thành bệnh. Hoặc như, căng thẳng thần kinh kéo dài làm cho tạng can mất khả năng sơ tiết, can khí uất kết mà hoá hoả, hoả phía trên gây tổn thương âm dịch của phế và vị, phía dưới gây tổn thương âm dịch của thận, từ đó mà phát sinh tiêu khát…

Nguyên tắc trị liệu theo Đông Y

Cũng như các bệnh lý nội khoa mạn tính khác, đối với chứng tiêu khát, nguyên tắc trị liệu của y học cổ truyền là :
– Điều trị toàn diện, nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm chỉnh thể, coi nhân thể là một khối thống nhất. Toàn diện nghĩa là: (1) Trong trị liệu phải luôn luôn chú ý xem xét và điều chỉnh công năng tạng phủ bị bệnh trong mối quan hệ ràng buộc và tác động qua lại với tất cả các tạng phủ khác; (2) Sử dụng tổng hợp các biện pháp: dùng thuốc và không dùng thuốc, thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện khí công dưỡng sinh…
– Biện chứng luận trị, nghĩa là phải căn cứ vào bệnh cảnh lâm sàng cụ thể, loại hình và giai đoạn bệnh, đặc điểm về thể chất, giới tính, tuổi tác…của từng người bệnh mà lựa chọn thuốc và các biện pháp trị liệu cho phù hợp. Đây là nguyên tắc trị liệu có tính đặc trưng của y học cổ truyền. Tuy nhiên, hiện nay do sự tác động của đời sống công nghiệp, người ta có xu hướng “biện bệnh luận trị” hơn là “biện chứng luận trị”.
– Chú ý vận dụng các liệu pháp có tính tự nhiên như dược thiện (món ăn – bài thuốc), trà dược, xoa bóp, bấm huyệt, khí công, dưỡng sinh…Nguyên tắc này dựa trên quan điểm “thiên nhân hợp nhất” của y học cổ truyền: con người và tự nhiên là thống nhất, con người khởi nguồn từ tự nhiên, dựa vào tự nhiên, phát triển cùng với tự nhiên. Con người là sản phẩm, là một bộ phận cấu thành của tự nhiên, mọi biến đổi sinh lý và bệnh lý của nhân thể luôn luôn chịu sự ảnh hưởng và chi phối của tự nhiên.

Phương pháp dùng thuốc đông y trị tiểu đường

Dùng Dược liệu trị tiểu đường

Dùng thuốc: thường theo ba phương thức biện chứng luận trị, chuyên bệnh chuyên phương và vận dụng kinh nghiệm dân gian
– Biện chứng luận trị: Tuỳ theo từng thể bệnh mà lựa chọn các vị thuốc và bài thuốc cho phù hợp. Ví như: với thể Táo nhiệt thương phế biểu hiện bằng các triệu chứng phiền khát, uống nhiều, ăn nhiều, họng khô miệng táo, tiểu tiện nhiều lần, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô…thì chọn dùng bài thuốc Tăng dịch thừa khí thang gia giảm; với thể Thận âm khuy hư biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, tiểu tiện nhiều lần, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, đổ mồ hôi trộm, họng khô miệng khát, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ không có rêu…thì chọn dùng bài thuốc Tả quy hoàn gia giảm, với thể Tỳ hư đàm trệ biểu hiện bằng các triệu chứng người béo trệ, hay chướng bụng, ăn kém, chậm tiêu, đầu nặng, tay chân rã rời, lưỡi bệu có vết hằn răng…thì chọn dùng bài thuốc Hoắc phác hạ linh thang gia giảm
– Chuyên bệnh chuyên phương: Là phương pháp sử dụng một bài thuốc cố định dùng chung cho tất cả các thể bệnh, cũng có thể gia giảm nhưng số lượng không nhiều. Ví như: ở Trung Quốc, các nhà y học cổ truyền đã nghiên cứu và xây dựng hàng chục phương thuốc trị liệu tiểu đường khác nhau như Tiêu khát linh, Thủy điệt tam hoàng thang, Giáng đường tuỵ phúc khang, Phức phương tam tiêu thang, Ích khí tư thận thang, Sinh tân ngọc dịch cao, Giáng đường kháng niêm phương, Bối qua ẩm, Ích nhân đường, Giáng đường ẩm II…Thực chất, đây là phương pháp trị liệu theo phương thức “biện bệnh luận trị”
– Vận dụng kinh nghiệm dân gian: Đây là phương pháp trị liệu thường rất đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng, rẻ tiền và có hiệu quả ở các mức độ khác nhau. Kinh nghiệm trị liệu tiểu đường trong dân gian là rất phong phú nhưng chưa được chú ý đúng mức và khai thác hết. Ví như: dùng lá ổi, rễ cây dâm bụt, rễ cây dâu tằm, mướp đắng, thiên hoa phấn, củ mài, hoàng liên…sắc uống; dùng dưa hấu, cà rốt, lê, dưa chuột, bí đao, mướp đắng…ép lấy nước uông hàng ngày ; dùng con gián hoặc cương tàm sao vàng tán bột uống…

Bài thuốc Đông y trị tiểu đường

Theo Y học cổ truyền tiêu khát gồm nhiều thể bệnh và có pháp điều trị và bài thuốc cho từng thể bệnh như sau:

Các vị thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị tiểu đường :

Để đặt bài thuốc tổng hợp những vị thuốc trên với định lượng cụ thể. Quý khách vui lòng liên hệ 0968951159 

Thể phế táo vị nhiệt (Thiên về thượng tiêu)

* Chứng trạng: Phiền khát uống nhiều, hay đói, hình dáng gầy còm, miệng khô lưỡi ráo, mép lưỡi nhọn đỏ, mạch hoạt sác.

* Pháp điều trị: Nhuận táo dưỡng âm thanh nhiệt

* Bài thuốc: Bạch hổ gia nhân sâm thang phối hợp ích vị thang gia giảm: Sinh thạch cao 60g (sắc trước), Cam thảo 6g, Sa sâm 15g, Sinh địa 30g, Thiên hoa phấn 15g, Tri mẫu 15g, Đẳng sâm 15g, Mạch đông 12g, Ngọc trúc 15g.

Thể thận âm suy (thiên về hạ tiêu)

* Chứng trạng: Tiểu nhiều lần lượng nhiều, nước tiểu ngầu đục như nước đường, eo lưng mỏi mất sức, miệng khô lưỡi đỏ, hoặc lưỡi nhẵn đỏ không rêu, mạch tế sác.

* Pháp điều trị: Tư dưỡng thận âm

* Bài thuốc: Lục vị Địa hoàng hoàn gia giảm: Sinh đại 15g, Hoài sơn dược 30g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Nữ trinh tử 12g, Bạch thược 12g, Thục địa 15g, Sơn thù du 15g, Đan bì 9g,  Cẩu kỷ tử 12g, Đồng tật lê 12g.

Thể trường vị hoả uất (Thiên về trung tiêu)

* Chứng trạng: Ăn nhiều, chóng đói, cồn ruột, gầy sút nhanh.

* Phương pháp điều trị: Dưỡng vị sinh tân

* Bài thuốc: Tăng dịch thăng: Huyền sâm 32g, Sinh địa 32g, Mạch môn 32g, Thiên hoa phấn 32g, Hoàng liên 10g.

Thể âm dương đều hư:

* Chứng trạng: Tiểu nhiều lần, nước tiểu vẩn đục như nước đường, sắc mặt xám đen hoặc trắng bệch, hoặc có phù, hoặc đi ngoài nát loãng, nặng thì đi lỏng, sợ rét sợ lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm tế vô lực.

* Pháp điều trị: Tư dưỡng thận âm, ôn bổ thận dương.

* Bài thuốc: Kim quỹ thận khí hoàn: Thục đia 30g, Sơn thù du 15g, Đan bì 9g, Nhục quế 3g (nuốt), Sơn dược 30g, Phục linh 15g, Trạch tả 9g, Phụ tử 6g (sắc trước)

Thể ứ huyết

* Chứng trạng: Quá trình bệnh lâu ngày, hoặc bệnh này phối hợp với biến đổi bệnh huyết quản tim mạch não, chất lưỡi tối hoặc có ban ứ, chấm ứ, mạch tế sáp.

* Pháp điều trị: Hoạt huyết hoá ứ

* Bài thuốc: Cách hạ trục ứ thang gia giảm: Ngũ linh chi 15g, Xuyên khung 9g, Đương quy 12g, Đào nhân 9g, Đan bì 9g, Diên hồ sách 9g, Hồng hoa 9g, Xích thược 9g, Ô dược 6g, Chỉ xác 9g.

Các bài thuốc trên cho vào 1 lít nước, sắc lấy n300ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngầy sau khi ăn 30 phút.

Dùng cách không dùng thuốc

Là sử dụng các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, dược thiện, trà dược, cháo thuốc, dán thuốc vào huyệt, tắm thuốc, tập luyện khí công dưỡng sinh…Ví như, chế độ ăn nên trọng dụng các loại thực phẩm như râu ngô, các chế phẩm của đậu tương và đậu đen, xích tiểu đậu, bạch biển đậu, mướp đắng, bí đỏ, bí đao, dưa hấu, tỏi, hoài sơn, hành tây, rau cần, cà rốt, củ cải, măng, hẹ, ngân nhĩ, hải tảo, tuỵ lợn, cá quả, cá trạch, hải sâm…; thường xuyên dùng các loại trà dược như khổ qua trà, nam qua phấn giáng đường trà, ngọc mễ tu trà, la hán quả trà, mạch môn hoàng liên trà, hoàng tinh ngọc trúc trà, mạch đông sinh địa tiêu khát trà, cát phấn ngọc tuyền trà, dương sâm hoa phấn tiêu khát trà…; có thể dùng các loại cháo thuốc như cháo tuỵ lợn, cháo khổ qua, cháo nhị phấn trư đỗ, cháo địa cốt bì ngọc mễ tu, cháo đông qua dĩ nhân…

Kênh YouTube Thuốc Hay

Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ !
remove email facebook