Trang web tự động chuyển ngôn ngữ

Cách sơ cứu cho người bị đột quỵ

Sơ-cứu-bệnh-nhân-đột-quỵ

Dấu hiệu sắp đột quỵ

Dấu hiệu nhận biết sớm cơn đột quỵ sắp xảy ra- Thị lực suy giảm hay mù đột ngột một hoặc cả hai mắt đột nhiên tê liệt ở một bên cơ thể. – Đột ngột gặp khó khăn trong nhận thức, hiểu ngôn ngữ, khó nói. – Cảm thấy nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân. – Chóng mặt đột ngột, đi lại khó khăn và mất thăng bằng. Cách sơ cứu đột quỵ ?

Khi bạn bị đột quỵ, tình cảnh của bạn không khác nhiều lắm với nhân vật Zombie bởi vì 1 phần chức năng não bộ của bạn không còn là của bạn. Nếu Zombie là những con vi-rút thì đột quỵ chỉ là hậu quả của những cục máu đông bị tắc trong mạch máu, giết tế bào não của bạn.

Tại sao chúng ta cần lo lắng về chứng đột quỵ?

Đột quỵ là sự kiện bệnh lý nguy hiểm nếu diễn ra thì mức độ não bộ của bạn bị tổn thương sẽ được tính bằng từng phút.

Đột quỵ không còn là vấn đề của tuổi già, mà có thể xảy ra từ 30 tuổi, đặc biệt ở phụ nữ. Nếu bạn bị đột quỵ dưới 45 tuổi, tỷ lệ tái phát sau 5 năm là rất cao. Mức độ tổn thương của đột quỵ khá nghiêm trọng.

Triệu chứng đột quỵ thường nhanh, khó đoán và khi xảy ra thì chất lượng cuộc sống của bạn chỉ được tính bằng phút. Tuy nhiên, đột quỵ có thể ngăn ngừa xảy ra và tái phát.

Khi nào cơn đột quỵ xảy ra

Những đối tượng có nguy cơ ở nam và nữ giới đều dễ xảy ra chứng đột quỵ. Hiện nay, đột quỵ cũng được quan sát thấy ở nhóm trẻ tuổi 30-45 tuổi, thường liên quan đến các sự kiện:

– Làm việc căng thẳng một thời gian dài, thường chạy deadline trong 1 tháng.

– Cảm giác chán hoặc stress về cuộc sống.

– Sau sinh, một số phụ nữ có thể rơi vào tình trạng trầm cảm.

Nắm bắt những triệu chứng này, bạn có thể cứu sống bạn bè hay người thân. Khi quan sát thấy ai đó có biểu hiện lạ như chóng mặt, đi đứng loạng choạng hoặc nghe họ nói bị tê cứng khuôn mặt, miệng, hoặc các chi, bạn lập tức làm 4 việc sau:

Khuôn mặt: Yêu cầu họ cười. Bạn có thấy nụ cười họ bị méo không?

Tay: Yêu cầu người đó đưa cả hai tay lên. Bạn có thấy tay họ có bị rơi xuống không?

Nói chuyện: Yêu cầu người đó nói tên họ. Bạn có thấy họ gặp khó khăn khi nói tên họ không?

Thời gian: Hãy gọi cấp cứu ngay nếu bạn trả lời “có” 1 trong 3 câu hỏi trên. Nên nhớ, trì hoãn một phút là não bộ của họ sẽ bị tổn thương nặng hơn.

Dấu hiệu nhận biết sớm cơn đột quỵ sắp xảy ra

Đây là dấu hiệu sớm để bạn biết cần đi khám hoặc gọi người thân ngay. Bất cứ dấu hiệu nào sau đây đều đáng được quan tâm, đừng đình trệ, hãy tìm hiểu nguyên nhân ngay.

– Thị lực suy giảm hay mù đột ngột một hoặc cả hai mắt đột nhiên tê liệt ở một bên cơ thể.

– Đột ngột gặp khó khăn trong nhận thức, hiểu ngôn ngữ, khó nói.

– Cảm thấy nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.

– Chóng mặt đột ngột, đi lại khó khăn và mất thăng bằng.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ

Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ bị đột quỵ.

Đối với phụ nữ, những người mắc chứng huyết áp cao là đối tượng hàng đầu có nguy cơ bị đột quỵ. Cao huyết áp trong lúc mang thai sẽ gia tăng nguy cơ mắc hội chứng này. Ngoài ra, nữ giới thường xuyên stress hay căng thẳng cũng dễ dẫn đến đột quỵ.

Ở nam giới, người bị huyết áo cao cũng dễ bị đột quỵ. Thông kê cho thấy có khoảng 33% nam giới bị huyết áp cao thường không biết mình mắc chứng này. Họ thường xem nhẹ và bỏ qua dấu hiệu bệnh.

Ngoài ra, những người hút thuốc, uống rượu cũng có khả năng bị đột quỵ nếu không chú ý bảo vệ sức khỏe.

Đột quỵ ở người cao tuổi

Đột quỵ ở người cao tuổi là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, dẫn đến tử vong. Bằng cách nhận biết được những dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ sẽ giúp bạn kịp thời điều trị và hạn chế được những rủi ro.

Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (ASA), đột quỵ là nguyên nhân thứ tư gây tử vong ở Mỹ. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở phụ nữ cao hơn nam giới. Mặc dù đột quỵ thường là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, nhưng tỷ lệ tử vong do đột quỵ đã giảm từ 60/100.000 trường hợp (năm 2000) xuống 40/100.000 trường hợp (năm 2010).

Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng hơn 75% người bị đột quỵ lần đầu sống sót trong năm đầu tiên. Đột quỵ ở người cao tuổi là tình trạng phổ biến, có đến 66% trường hợp là những người trên 65 tuổi. Phần lớn những người sống sót sau cơn đột quy có thể phục hồi các chức năng theo thời gian. Tuy nhiên, có đến 25% người bị khuyết tật nhẹ và 40% người bị khuyết tật từ vừa đến nặng.

Mặc dù đột quỵ có những dấu hiệu riêng để nhận biết, nhưng những dấu hiệu này thường biểu hiện trong vài phút trước khi đột quỵ.

Những dấu hiệu đột quỵ ở người cao tuổi

  • Tê ở mặt và chân tay, thường xảy ra ở một bên cơ thể
  • Thị lực bất thường ở một hoặc hai mắt
  • Nhức đầu dữ dội
  • Giao tiếp khó khăn
  • Giảm sự phối hợp động tác

Sơ cứu đột quỵ – Những triệu chứng đột quỵ ở người cao tuổi có thể là hồi chuông báo động. Nếu bạn bị hay gặp người có các triệu chứng như trên, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115. Vì nếu được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ giảm được những tổn thương não và có được những kết quả tích cực hơn.

Các triệu chứng đột quỵ ở nam giới và nữ giới

Phụ nữ có những triệu chứng đột quỵ hơi khác và tỷ lệ tử vong cao hơn nam giới. Có khoảng 60% phụ nữ sẽ tử vong do đột quỵ, còn nam giới là 40%. Dưới đây là những triệu chứng mà phụ nữ nên lưu ý: Sơ cứu đột quỵ

  • Đột ngột nấc cục
  • Đột ngột buồn nôn
  • Toàn bộ cơ thể yếu đột ngột
  • Đột ngột đau ngực
  • Đột ngột khó thở
  • Đột ngột hồi hộp (đánh trống ngực)

Các loại đột quỵ ở người cao tuổi

Có nhiều loại đột quỵ khác nhau gây hậu quả khác nhau. Một số loại đột quỵ như:

Đột quỵ thiếu máu cục bộ

Quá trình thiếu máu cục bộ liên quan đến việc đông máu, máu đông sẽ chặn các động mạch và dòng chảy của máu đến não. Những đột quỵ này có thể do sự tích tụ mỡ và cholesterol trong các mạch máu. Theo thời gian, sự tích tụ này là chấn thương đối với mạch máu và cơ thể hình thành cục máu đông. Có 2 loại đột quỵ thiếu máu cục bộ là tắc nghẽn mạch máu não và huyết khối. Sơ cứu đột quỵ

  • Tắc nghẽn mạch máu não. Tình trạng này bắt đầu từ cục máu đông hình thành ở một nơi khác trong cơ thể (thường là ở tim), đi qua máu và đến não. Từ đó, cục máu đông có thể bị mắc kẹt trong mạch máu và gây đột quỵ.
  • Huyết khối. Cục máu đông hình thành ở mạch máu não được gọi là huyết khối. Giống với tắc nghẽn mạch máu não, đột quỵ do huyết khối cũng liên quan đến cục máu đông, nhưng trong trường hợp này, cục máu đông hình thành tại chỗ.

Đột quỵ xuất huyết

Đột quỵ xuất huyết do vỡ mạch máu trong não đột ngột. Huyết áp cao và chứng phình động mạch là một trong những nguyên nhân gây ra loại đột quỵ này. Chứng phình động mạch có thể phát triển trong vài năm, bạn có thể không phát hiện ra đến khi nó bị vỡ. Đột quỵ xuất huyết gây đau đầu do tăng áp lực trong não. Sơ cứu đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tiên đoán cho đột quỵ ở người cao tuổi

Thông thường, đột quỵ thiếu máu cục bộ có tỷ lệ sống cao hơn nhiều so với đột quỵ xuất huyết. Tuy nhiên, bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ xuất huyết, nếu còn sống thì tỷ lệ hồi phục cao hơn. Sơ cứu đột quỵ

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đánh giá mức độ nghiêm trọng của đột quỵ và khả năng phục hồi/tiên lượng dựa trên 10 yếu tố sau:

  • Ý thức
  • Ánh mắt
  • Thị trường của mắt
  • Cử động mặt
  • Chức năng vận động của các chi
  • Sự phối hợp vận động
  • Mất cảm giác
  • Vấn đề về ngôn ngữ
  • Khả năng nói (nói rõ ràng, tìm đúng từ để diễn đạt suy nghĩ)
  • Sự chú ý

Sơ cứu đột quỵ

Công tác Sơ cứu đột quỵ : Cần gọi người trợ giúp và ngay lập tức gọi xe cấp cứu. Trong thời gian chờ hỗ trợ, cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh. Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn.

Sơ cứu đột quỵ
Sơ cứu đột quỵ

Tư thế nằm nghiêng an toàn (hay còn gọi là tư thế hồi sức cấp cứu) là tư thế nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, cũng lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Ở người bệnh hôn mê, khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa và ý thức không hoàn toàn tỉnh táo, sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp, rất nguy hiểm. Do đó cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.

Nếu bệnh nhân bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng còn thở bình thường: Nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn hoặc nằm ngửa, nhưng cần theo dõi kỹ. Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần chuyển ngay bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng, tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp. Lập tức gọi cấp cứu, đưa người bệnh tới bệnh viện

Nếu bệnh nhân còn tỉnh:

  • Hỗ trợ bệnh nhân nằm ở một tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của bệnh nhân.
  • Lập tức gọi cấp cứu, đưa người bệnh tới bệnh viện.

Bệnh mạch máu não khác

Một yếu tố khởi phát khác có thể gây ra bệnh mạch máu não là khi xuất hiện những cơn đột quỵ bao gồm những cơn co thắt mạch máu, thường do thuốc điều trị, thuốc phiện hoặc những thay đổi đột ngột trong huyết áp. … Tiến hành can thiệp mạch thần kinh khi có hẹp động trên 50%, hoặc phình động mạch não.

Điều trị nhồi máu não cấp

Hiện nay, có 2 phương pháp để cấp cứu nhồi máu não là tiêm thuốc tiêu sợi huyết và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Để thực hiện được hai biện pháp này người bệnh phải đến viện sớm trong “giờ vàng”, thời gian từ khi bị đột quỵ đến khi được tiêm thuốc tiêu sợi huyết là < 4,5 giờ kể từ khi khởi phát, thời gian để lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học là < 6 giờ kể từ khi khởi phát. Trước khi tiến hành biện pháp cấp cứu trên, cần chụp cắt lớp vi tính sọ não và mạch máu não cho người bệnh để xác định

Tiêm thuốc tiêu sợi huyết

Tiêm thuốc tiêu sợi huyết được thực hiện bằng cách luồn ống thông theo đường động mạch vào vị trí huyết khối rồi bơm thuốc tiêu sợi huyết và/hoặc lấy cục huyết khối ra khỏi mạch máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điều trị tiêu sợi huyết đường động mạch làm tăng tỉ lệ hồi phục lâm sàng trong nhồi máu não cấp.

  • Thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch: Chỉ định khi bệnh nhân đến sớm < 3 tiếng sau khởi phát. Thuốc thường dùng là Alteplase (rtPA).
  • Thuốc tiêu sợi huyết đường động mạch: Chỉ định trong khoảng thời gian < 6 tiếng với hệ cảnh trong hoặc < 12 tiếng với hệ động mạch thân nền. Thuốc được bơm vào trước – trong – sau cục huyết khối qua vi ống thông được luồn tới đoạn huyết khối.

Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học

Các phương pháp điều trị nhồi máu não
Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học

Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học: Là sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để kéo cục máu đông ra khỏi cơ thể, từ đó lập lại dòng chảy. Các loại dụng cụ đang được sử dụng bao gồm:

  • Hệ thống hút huyết khối: Penumbra
  • Dụng cụ kéo huyết khối: Merci
  • Dụng cụ mở lại dòng chảy và kéo huyết khối: Solitaire

Điều cốt lõi vẫn là điều trị nguyên nhân gây ra bệnh để tránh tái phát. Thông thường, nguyên nhân chính thường gặp các bệnh lý tim mạch như hẹp – hở van tim; các bệnh lý cần sử dụng nhiều thuốc kháng đông, làm giảm nguy cơ nhồi máu não nhưng lại làm tăng nguy cơ xuất huyết não.

Chỉ định điều trị

  • Tắc mạch máu não cấp đến sớm trước 6 tiếng với tắc hệ mạch cảnh trong và 8 tiếng với tắc hệ đốt sống thân nền tính từ khi có triệu chứng, thậm chí 12 tiếng với hệ thân nền tùy theo mức độ tổn thương lâm sàng và hình ảnh.
  • Dấu hiệu thần kinh khu trú mức độ nặng (NIHSS ≥8) hoặc vùng thiếu máu rộng
  • Trên phim chụp mạch có phát hiện tắc mạch
  • Tắc mạch não cấp đến sớm trước 3 tiếng (chống chỉ định dùng tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch).

Chống chỉ định điều trị

  • Huyết áp tâm trương cao >185mmHg hoặc tâm thu >105mmHg (nếu không đáp ứng với thuốc chẹn Beta)
  • Dấu hiệu thần kinh liệt nhẹ (NIHSS < 5)
  • Chảy máu nội sọ.
  • Diện nhồi máu não rộng (>1/3 diện cấp máu động mạch não giữa)
  • Giảm tỷ trọng rõ trên hình ảnh cắt lớp vi tính
  • Không có vùng tranh tối – sáng trên hình ảnh
  • Mới có cuộc phẫu thuật lớn trong khoảng 2 tuần
  • Có chảy máu mà chưa được điều trị triệt để như phình mạch não vỡ.

Chống chỉ định tương đối với bệnh nhân dị ứng với thuốc cản quang và suy thận.

Theo dõi sau điều trị nhồi máu não

  • Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ nhằm đánh giá tiến triển và tìm biến chứng chảy máu.
  • Chụp mạch cộng hưởng từ nhằm đánh giá tái lưu thông của dòng chảy

Phòng ngừa tái phát nhồi máu não

Các phương pháp điều trị nhồi máu não
Chóng mặt, đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
  • Điều trị các nguyên nhân có nguy cơ cao gây ra nhồi máu não như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu.
  • Thực hiện chế độ giảm chất béo, giảm mặn (THA), giảm tinh bột, đường (ĐTĐ), ăn nhiều rau xanh, thể thao mỗi ngày 30 phút, ngưng thuốc lá, rượu bia, tránh béo phì.
  • Tái khám định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Nhập viện ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ.

Đột quỵ ở người trẻ

Đột quỵ ở người trẻ
Đột quỵ ở người trẻ

Đột quỵ ở người trẻ thường do bệnh tim, dị dạng mạch máu não, một số trường hợp vì uống thuốc ngừa thai, thuốc kích thích gây viêm hoặc vỡ mạch máu. Ngoài ra, lối sống không lành mạnh là nguyên nhân khiến đột quỵ ngày càng trẻ hóa”, bác sĩ Hà nói.

Để phòng tránh, giới trẻ nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe, tầm soát đột quỵ định kỳ. Những xét nghiệm sàng lọc về cholesterol, huyết áp và đường huyết giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ và phòng chống đột quỵ hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, nên duy trì lối sống lành mạnh, ngủ sớm, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, tăng cường vận động, giảm ăn mặn và mỡ béo, ăn nhiều rau xanh và trái cây.

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 230.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ 10% trong số những người sống sót bình phục hoàn toàn. Ba năm qua số người đột quỵ phải nhập viện tăng lên 1,7-2,5%, trong đó bệnh nhân nam cao gấp 4 lần nữ giới.

Lời khuyên cho bệnh nhân bị đột quỵ

Sau khi bị đột quỵ, chúng ta phải có những kiến thức nhất định để vượt qua thời gian khó khăn này. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn cải thiện được sức khỏe sau đột quỵ:

  • Bạn nên ăn uống lành mạnh và tập thể dục, vì đây là một cách tuyệt vời giúp bạn tăng cường sức khỏe.
  • Bạn nên tránh rượu, thuốc lá vì những chất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não và thần kinh.
  • Đối với những người bệnh gặp khó khăn trong vận động, bạn có thể đến các nhà trị liệu vật lý để giúp tăng cường chứng năng cân bằng, phối hợp và vận động.
  • Bạn có thể đến các nhà trị liệu ngôn ngữ để giúp khôi phục giọng nói bình thường.
  • Các vật lý trị liệu nghề nghiệp có thể giúp bạn học lại các kỹ năng sống cơ bản mà bạn đã mất.

Việc chăm sóc và điều trị tại nhà sau cơn đột quỵ có thể giúp bạn hoặc người thân phục hồi và sống một cuộc sống trọn vẹn hơn.

Chữa Đột Quỵ bằng Thuốc Nam

Cây cứt quạ lá nhỏ

Dây cứt quạ được dùng trong bài thuốc chữa tai biến người bị liệt có tác dụng hồi phục nhanh.

Hạt mã tiền

Hạt mã tiền điều trị bại liệt, phong tê thấp (Lưu ý có độc) . Hạt mã tiền là vị thuốc điều trị phong tê thấp, bại liệt, bán thân bất toại đã được y học cổ truyền ghi nhận. Xong vị thuốc này có chứa độc.

Cách chế biến và sử dụng bài thuốc:

– Dây cứt quạ băm nhỏ.

– Hạt mã tiền tươi thái mỏng, băm nhỏ, rắc vào dây cứt quạ đã băm, trộn đều.

– Tưới giấm cho thấm ướt dây cứt quạ đã băm.

– Cho thuốc vào chảo gang, xào nóng.

– Dùng vải hoặc khăn quấn bó thuốc nóng bao quanh phần cơ thể bị liệt. Chú ý đừng để quá nóng làm bệnh nhân bị bỏng.

– Khi thuốc nguội, lấy ra xào lại cho nóng rồi bó tiếp. Làm 3 lần một tối, liên tục trong 3 hoặc 5 ngày là 1 liệu trình.

– Nghỉ 1ngày, sau đó làm tiếp liệu trình thứ 2 cho đến khi khỏi hoàn toàn. Thường là 9 ngày là khỏi hẳn, không còn di chứng nào.

Chú ý: Nếu không có điều kiện kiếm dây cứt quạ tươi mỗi ngày thì sau khi bó xong có thể để thuốc lại chậu sành hoặc thau nhựa, vẩy giấm cho ẩm ướt, đậy lại, hôm sau dùng tiếp.

Chỉ nên dùng lại ngày thứ hai vì thuốc xào rồi không còn chất lượng như lúc tươi.

Kênh YouTube Thuốc Hay

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ !
remove 0974785767 phone email facebook zalo

0974785767