Định nghĩa
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn đám rối tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh trong, làm suy giảm chức năng của tinh hoàn, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.
Dịch tễ học
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một tình trạng phổ biến, gặp 10-15% nam giới sau dậy thì và 40% trong số các bệnh nhân nam vô sinh.
Nguyên nhân
Do suy van tĩnh mạch tinh khiến cho lượng máu lưu thông không ổn định. Lượng máu chảy về tĩnh mạch tinh quá lớn khiến tĩnh mạch tinh giãn rộng do hoạt động quá sức hoặc gây dồn ứ.
Sự trào ngược chất chuyển hóa từ tuyến thượng thận đến tĩnh mạch tinh làm ứ đọng tĩnh mạch do nhiệt độ ở bìu và tinh hoàn tăng đột biến.
Thường xuyên đứng lâu, ngồi lâu một chỗ hoặc lười vận động cũng gây ra giãn tĩnh mạch thừng tinh
Một số nguyên nhân khách do cơ địa của từng người, những vấn đề về mạch máu, hệ thống van tĩnh mạch…
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có hoặc không rõ ràng, đặc biệt trong giai đoạn sớm. Trong đa số các trường hợp, bệnh nhân đến khám vì vô sinh và tình cờ phát hiện bệnh khi thăm khám. Cơ chế gây vô sinh trong bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là do sự tăng nhiệt độ ở bìu so với bình thường, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh, gây giảm chất lượng tinh trùng thông qua việc giảm tính di động và biến đổi hình dạng của tinh trùng.
Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh thường đối mặt với các triệu chứng như đau tinh hoàn, theo thời gian sẽ thấy rõ các búi tĩnh mạch giãn ở da bìu, được ví như một túi giun, tinh hoàn thường ở trạng thái sưng và phù nề. Triệu chứng đau trong giãn tĩnh mạch thừng tinh thường có đặc điểm sau: (1)
Đau thay đổi từ cảm giác khó chịu đến đau nhiều
Đau tăng khi đứng hay khi gắng sức, nặng lên về cuối ngày.
Đau giảm khi nằm ngửa
Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường hình thành trong quá trình dậy thì (1) và trên 80% các trường hợp thường gặp ở bên trái.
Biến chứng
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể dẫn đến suy giảm chức năng sinh lý đàn ông, nguyên nhân dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm tăng nhiệt độ tinh hoàn, nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ làm cho khả năng sản xuất tinh trùng ít đi và chất lượng tinh trùng cũng giảm xuống.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh dẫn đến tình trạng thiếu oxy, suy thoái sợi cơ da bìu làm giảm khả năng sinh sản và nhu cầu tình dục của nam giới.
Bệnh này còn có khả năng gây teo tinh hoàn (tinh hoàn co rút). Nếu các ống sinh tinh trong tinh hoàn bị tổn thương, tinh hoàn dễ bị teo nhỏ và trở nên mềm hơn
Đông y điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
Da vùng bìu dái, âm hành có thể bị nhiễm trùng hoặc không , chủ yếu thấy sưng to, Da vùng bìu dái, dương vật cứng lại giống như da con voi, nhiều mạch máu nổi lên , không đau, không ngứa. Lúc đầu có thể bị nóng lạnh, nổi hạch ở háng. Dần dần da vùng bệnh đỏ lên như trái dâu chín. Chứng này thuộc phạm vi chứng ‘Đồi Sán’. Đồi Sán là tên gọi đã sớm được nhắc đến trong sách Nội Kinh.
Nguyên Nhân
Thiên ‘Âm Dương Biệt Luận’ (Tố Vấn 7) viết: “Tam dương bệnh phát nóng lạnh… thành chứng Đồi Sán”. Sách ‘Nho Môn Sự Thân’ viết: “Chứng Đồi sán, âm nang sưng to, như thăng như đấu, không ngứa không đau, do địa khí, Tỳ thấp sinh ra.
Đông y trị bệnh phân thể
Đờm Thấp Uất Kết:
Triệu chứng: Lúc đầu da bìu dái và âm hành ứ nước rồi bìu dái sưng to, âm hành có thể không sưng. Khi bìu dái sưng quá to, vỡ nước thì âm hành mới có thể bị sưng. Có khi bìu dái sưng to như quả cam, có cảm giác nặng xệ xuống, da căng mỏng, lỗi lõm không đều, không đỏ, không nóng, không đau, không ngứa, không lở loét, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Nhu, Hoãn.
Pháp trị: Khứ đờm, trừ thấp, lý khí, sơ Can, hoạt huyết, nhuyễn kiên.
Phương thuốc: Dùng bài Quất Hạch Hoàn hợp với Ngũ Linh Tán gia giảm:
Quất hạch, Mộc hương, Xuyên luyện tử, Hậu phác, Chỉ thực, Đào nhân, Nguyên hồ, Mộc thông, Nhục quế, Côn bố. Hải tảo, Phục linh, Trạch tả, Trư linh, Thương truật, Bán hạ, Trần bì.(Quất hạch, Mộc hương, Xuyên luyện tử, Hậu phác, Chỉ thực sơ lý khí ở Can Tỳ để tán két; Đào nhân, Nguyên hồ hoạt huyết, phá ứ; Mộc thông, Trạch tả, Phục linh, Trư linh lợi thấp, tiêu thủng; Thương truật, Côn bố, Hải tảo hoá đờm, nhuyễn kiên, tán kết; Nhục quế ôn thông dương khí, hoá thấp, thông lạc; Bán hạ, Trần bì hoà Vị, hoá đờm, táo thấp).
Thuốc Dùng Ngoài
– Dùng Dương Hoà Giải Ngưng Cao, trộn với Quế Xạ Tán bôi (Trung Y Cương Mục).
– Dịch hoàn sưng to như quả cam: dùng Mạn kinh tử (tươi), giã nát đắp (Trung Y Cương Mục).
Đờm Nhiệt Ngưng Kết:
Triệu chứng : Bìu dái sưng to, cứng, da vùng bìu dái sưng, đỏ, đau, ngứa, lở loét chảy nước, tiểu ít, nước tiểu rít, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Hoạt mà Sác.
Pháp trị : Thanh hoá đờm thấp, lý khí, hoạt huyết, nhuyễn kiên, tiêu thủng.
Phương dùng
Dùng bài Quất Hạch Hoàn hợp với Long Đởm Tả Can Thang (Quất hạch, Hải tảo, Côn bố, Hải đái, xuyên luyện tử, Đào nhân, Hậu phác, Mộc thông, Chỉ thực, Nguyên hồ sách, Nhục quế, Mộc hương, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Trạch tả, Xa tiền tử, Đương quy, Sài hồ, Sinh địa, Cam thảo.
Quất Hạch Hoàn lý khí, tán kết, hoá đờm, nhuyễn kiên; Long Đởm Tả Can Thang thanh lợi thấp nhiệt ở Can kinh).
Thuốc Dùng Ngoài
. Kim Hoàng Tán, bôi (Trung Y Cương Mục).
. Tiểu hồi (tươi) một ít, Cam thảo (sống), lấy phần ở rễ, dài khoảng 30cm, Trần trà diệp (lá chè lâu năm) 3g, Muối ăn một ít. Nấu lấy nước rửa (Trung Y Cương Mục).
Tây y điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Phân loại
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng có thể chia ra 5 cấp độ của giãn tĩnh mạch thừng tinh:
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 0: Thường không có triệu chứng lâm sàng, sẽ chỉ phát hiện được bệnh khi chụp mạch máu, siêu âm cùng những phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng khác.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Người bệnh có thể sờ thấy búi tĩnh mạch ở bìu khi làm nghiệm pháp Valsava.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Người bệnh có thể sờ thấy búi tĩnh mạch ở bìu khi đứng thẳng.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Người bệnh có thể quan sát thấy rõ búi tĩnh mạch ở bìu khi đứng thẳng.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 4: Dễ dàng quan sát thấy rõ búi tĩnh mạch giãn nở ngoằn nghèo dưới lớp da bìu kể cả khi đứng hay nằm.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng được chẩn đoán dựa vào kết quả khám cận lâm sàng bằng cách siêu âm cho thấy đường kính tĩnh mạch tinh > 2,5 mm, thường được kết hợp với nghiệm pháp Valsalva để đánh giá. Có thể phân chia 5 mức độ giãn tĩnh mạch thừng tinh như sau:
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Trong bìu không xảy ra giãn tĩnh mạch tinh, xuất hiện dòng trào ngược của đám rối tĩnh mạch tinh trong thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Khi nằm không giãn, khi đứng có giãn và dòng trào ngược ở khu trú cực trên của tinh hoàn
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Khi nằm không giãn, khi đứng có giãn và dòng trào ngược lan đến cả cực trên và cực dưới tinh hoàn
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 4: Hiện tượng giãn và có dòng trào ngược của đám rối tĩnh mạch tinh khi làm nghiệm pháp Valsalva ở tư thế nằm.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 5: Hiện tượng giãn và có dòng trào ngược của đám rối tĩnh mạch tinh ngay cả khi không làm nghiệm pháp Valsava.
Điều trị
Giãn tĩnh mạch thừng tinh tây y hiện không những không thể tự khỏi mà còn gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.
Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh được thực hiện chủ yếu bằng các phương pháp can thiệp ngoại khoa. Phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh qua nội soi ổ bụng hoặc mổ mở là phương pháp kinh điển.