Củ gai là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với tác dụng an thai, dưỡng thai và điều trị động thai hiệu quả. Theo dân gian thì đây là một trong những vị thuốc có khả năng an thai tốt nhất từ xưa đến nay.
Củ gai là củ của cây gì?
Củ gai là phần rễ và củ của cây gai. Cây gai có tên khoa học là Boehmeria nivea. Cây còn có các tên gọi khác như cây dệt vải, trư ma, cây lấy sợi. Từ xa xưa, cây được trồng nhiều để dùng lấy sợi dệt vải hoặc làm bánh gai ăn rất ngon. Tuy nhiên, ngày nay cây chủ yếu được thu hái làm dược liệu là chính.
Người ta thường đào rễ và củ của cây gai về rửa sạch đất. Sau đó cắt thái miếng có thể dùng tươi hoặc để nguyên rồi phơi khô hay sấy khô. Được dùng làm một vị thuốc quý với nhiều tác dụng tốt trong Đông y.
Củ gai là củ như thế nào?
Dưới đây là một vài nét đặc trưng của củ gai tươi và củ gai khô mà bạn nên biết.
Củ gai tươi
Củ gai tươi hình trụ, hơi cong queo, dài 8- 25cm, đường kính 0,8- 2cm. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu sẫm, có những vết nhăn dọc và ngang, dài, có lỗ bì đồng thời có vết tích của rễ con. Chất cứng, vết bẻ màu vàng, có xơ, phần vỏ màu nâu xám, phần gỗ màu nâu nhạt, một số ở giữa có vòng đồng tâm, phần tủy (ruột) màu nâu, trong rỗng, tia ruột khá rõ. Mùi nhẹ, vị nhạt, nhai hơi dính răng.
Củ gai khô
Củ gai tươi sau khi phơi hoặc sấy khô sẽ thu được củ gai khô. Có thể để nguyên hoặc thái lát mỏng. Củ gai khô có màu nâu nhạt hơn so với củ tươi bởi trước khi phơi nó đã được chà lớp vỏ bên ngoài.
Khu vực phân bố củ gai
Cây gai được phân bố rất nhiều ở nước ta. Cây chủ yếu được trồng ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình. Đây là khu vực nổi tiếng với đặc sản bánh gai. Người ta dùng lá của cây này để gói bánh, tạo hương vị thơm ngon đặc trưng cho bánh. Ngoài ra, cây còn được trồng ở nhiều nơi để dùng làm dược liệu hoặc lấy sợi thêu dệt.
Cách chế biến củ gai thành thuốc
Củ gai sau khi hái về, cạo nhẹ phần vỏ đen bên ngoài hoặc nhanh nhất có thể dùng búi sắt cọ xoong nồi để chà bên ngoài vỏ, không nên gọt hay tước phần vỏ bỏ đi vì phần vỏ rất bổ, dùng được cả phần củ và rễ. Sau đó rửa sạch, phơi khô, cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần.
Thành phần hóa học của củ gai
Các thành phần hóa học chính trong củ gai gồm acid chlorogenic, acid quinic, acid cafeic, acid protocatechic, rhoifolin 0,7%, apigenin. Đây đều là những chất đặc biệt có lợi đối với phụ nữ đang mang thai.
Củ gai có tác dụng gì?
Theo vị Đông Y, củ gai có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, chỉ huyết rất tốt. Hoạt chất acid chlorogenic trong rễ củ có khả năng tăng cường hiệu lực của adrenalin làm thông tiểu tiện, kích thích sự bài tiết mật. Đồng thời giúp ức chế tác dụng của pepsin và trypsin. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng diệt nấm và chống vi trùng.
Ngoài ra, đây cũng là vị thuốc rất được tin dùng trong điều trị nhiễm trùng tiết niệu, viêm thận phù thũng, đái ra máu, trĩ chảy máu, rong kinh động thai đe dọa sẩy thai.
Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu?
Trong dân gian, chỉ cần nhắc đến củ gai là người ta sẽ nghĩ đến ngay những tác dụng tuyệt vời mà dược liệu này mang lại đối với bà bầu. Dưới đây là một số tác dụng chính của dược liệu đối với phụ nữ đang mang thai mà bạn nên biết.
Củ gai có tác dụng an thai
Thiên chức của một người phụ nữ là được làm mẹ cho nên phụ nữ khi mang thai hay chuẩn bị đều cảm thấy rất hạnh phúc. Tuy nhiên, song song với thiên chức ấy là cả một quá trình dài vất vả. Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm nên các mẹ cần trang bị cho mình những kiến cơ bản để tự chăm sóc cho mình cũng như thai nhi, đặc biệt là các mẹ mang thai lần đầu.
Củ gai từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc quý giúp bà bầu an thai, và điều trị động thai, đau bụng khi mang thai, thai dọa sảy, ra máu khi mang thai, tụ dịch màng nuôi, bong màng nuôi… Đây là những điều mà bất cứ ai cũng không mong muốn gặp phải. Củ gai chính là giải pháp tốt nhất giúp bạn tránh được những nỗi lo ấy.
Củ gai có tác dụng hỗ trợ điều trị động thai
Khi có các dấu hiệu mang thai bị ra huyết đỏ hoặc nâu, đái đục, đái ra máu, bong nhau thai, tụ dịch màng nuôi, bong màng nuôi nếu sử dụng củ gai cho hiệu quả cực kì tốt. Có thể nói là tác dụng rất thần kì đã được nhiều người sử dụng và có kết quả rất tốt mà không phải ai cũng biết để dùng nó. Có rất nhiều bà mẹ bị động thai, dọa sảy thai đã giữ được con nhờ củ gai.
Củ gai tươi có thể dùng kết hợp với thuốc tây mà không gây tác dụng phụ. Bạn có thể dùng củ gai đến khi khỏi hẳn thì thôi và nên uống càng sớm càng tốt (nên dùng ít nhất trong 1 tuần).
Củ gai có tác dụng nào khác không?
Ngoài khả năng an thai và hỗ trợ điều trị động thai thì củ gai còn có một số tác dụng khác cũng rất hiệu quả như:
- Củ gai cầm huyết, tả nhiệt, tán ứ, đái dắt
- Củ gai trị động thai, dọa sảy thai, tụ dịch, bong màng nuôi, ra máu
- Củ gai điều trị đau bụng, nước vàng đỏ chảy rỉ, sa dạ con, viêm tử cung
- Củ gai điều trị trĩ, tiểu tiện đục, đi tiểu ra máu, giúp lợi tiểu
Uống củ gai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Uống củ gai không những không ảnh hưởng đến thai nhi mà còn giúp thai nhi phát triển ổn định, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, các mẹ bầu nên tìm hiểu và dùng loại dược liệu này ngay. Vì sức khỏe của cả mẹ và bé bây giờ và sau này.
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là thời gian yếu nhất của thai nhi. Chính vì vậy việc sử dụng củ gai sắc lên lấy nước để uống hoặc ăn kết hợp với các loại thực phẩm khác sẽ giúp cho thai bám chắc vào thành tử cung giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
Cách dùng củ gai hiệu quả
Có rất nhiều cách dùng củ gai. Tùy vào mục đích sử dụng mà sẽ có những cách dùng khác nhau. Dưới đây là một số cách dùng phổ biến vừa an toàn lại hiệu quả mà bạn nên tham khảo.
Cách dùng củ gai cho bà bầu
Đối với trường hợp động thai, tụ dịch sau màng nuôi, ra huyết nâu, rau bị bóc tách 1 phần…nên dùng củ gai tối thiểu trong một tuần để cầm máu và cho thai ổn định:
- Lấy khoảng 150 – 200g củ gai khô rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước, 30 – 40 phút sau là có thể sử dụng, đun khoảng 2 -3 lần/ngày trong 3 ngày đầu.
- Lấy khoảng 100g củ gai khô, đun sôi với 1 lít nước, 30 – 40 phút sau là có thể sử dụng, đun khoảng 2 -3 lần/ngày trong 4 ngày tiếp theo, phần củ sau khi đun 2-3 lần nên ăn hết, không nên bỏ đi.
Cách nấu củ gai an thai
Lấy khoảng 150-200g củ gai tươi đã rửa sạch, cắt lát mỏng hầm với gà, bồ câu, móng giò, chân dê, dạ dày, tim lợn…. Để dùng 2-3 lần một tuần đến khi sinh mà không sợ sót rau.
Đối với trường hợp ra máu đỏ sẫm: lượng dùng như trường hợp 1 nhưng cho thêm vài ngọn ngải cứu hoặc tía tô.
Lưu ý:
- Có thể đun nước uống hoặc nướng, luộc đều ăn được.
- Đối với sản phụ bị nghén nhiều có thể thêm vài đốt mía, cỏ ngọt, cam thảo hoặc đường phèn cho dễ uống hơn.
Đối tượng sử dụng củ gai
Nên dùng củ gai ngay đối với phụ nữ mang thai bị các triệu chứng sau:
- Mang thai bị đau bụng
- Mang thai bị ra huyết đỏ hoặc nâu, mang thai bị ra dịch.
- Thai bị dọa sảy
- Động thai, tụ dịch dưới màng nuôi, bóc tách túi thai
- Mang thai bị nóng trong, nổi mẩn ngứa mụn nhọt
- Mang thai bị trĩ, táo bón.
- Phụ nữ đang mang thai nhưng có tiền sử sảy thai hoặc thai lưu
- Mang thai nhưng phải đi lại, lao động nhiều, dùng để an thai phòng động, sảy thai.
Uống củ gai trong bao lâu?
Các bà bầu có thể uống củ gai suốt thai kỳ như một thứ nước uống sẽ giúp cho thai nhi phát triển tốt, bởi vì công dụng của củ gai là phòng những triệu chứng xấu như động thai, sảy thai trong suốt thai kỳ.
Hơn nữa, khi bà bầu đang điều trị bằng thuốc tây dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ thì vẫn có thể uống củ gai trong suốt cả thời gian thai kỳ mà không hề có tác dụng phụ bởi bản thân củ gai là một bài thuốc rất lành tính.
Lưu ý khi sử dụng củ gai
Không mua củ gai không rõ nguồn gốc, củ gai bị hư, củ gai có chất bảo quản, uống nhầm sang cây khác sẽ gây nguy hiểm.
Đối với sản phụ bị nghén nhiều có thể thêm 1 vài thanh mía, cỏ ngọt, cam thảo hoặc đường phèn cho dễ uống hơn.
Nếu cất trữ nước củ gai đã đun trong tủ lạnh thì nên làm ấm lại trước khi uống.
Củ gai có tác dụng rất thần kì đã được nhiều người sử dụng mà không phải ai cũng biết để dùng nó. Có rất nhiều bà mẹ bị động thai, dọa sảy thai đã giữ được con nhờ uống củ gai đúng liều lượng.