Hoa kim châm là vị thuốc quý giúp tăng tiểu cầu, chữa tắc sữa, điều trị bệnh trĩ cực hay. Hoa kim châm khô được rất nhiều người săn lùng trên thị trường. Tại sao nhiều người tìm mua hoa kim châm đến vậy? Nó có tác dụng gì? Mua ở đâu tốt nhất? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu loài hoa xinh đẹp này nhé!
Hoa kim châm là hoa gì?
Hoa Kim Châm là một bộ phận của cây hoa kim châm, vốn không còn xa lạ với mọi người bởi nó thường xuất hiện trong mỗi bữa ăn, rất giàu giá trị dinh dưỡng. Không chỉ dừng lại ở đó, trong y học cổ truyền, nó còn là loại thảo dược quý mang lại nhiều giá trị chữa bệnh. Đặc biệt là tác dụng tăng tiểu cầu trong máu và hỗ trợ điều trị tắc tia sữa hiệu quả.
Tên gọi khác: Hoa hiên.
Tên khoa học: Hemerocallis citrina.
Họ tiếng Việt: Thuộc Họ Thích Diệp Thụ.
Đây là loài hoa đẹp, người ta thường trồng hoa kim châm tươi để làm cảnh. Hoặc vừa làm cảnh, vừa chế biến thành nhiều món lẩu, canh, xào rất ngon.
Hình ảnh cây hoa kim châm
Hoa tươi có màu vàng chanh đặc trưng, nhìn rất giống hoa loa kèn nhưng nhỏ hơn. Mọc đơn lẻ ở đầu cành, đài hoa dài, nở 6 cánh, quả có màu đen và bóng.
Hoa khi phơi hoặc sấy khô héo lại, có màu vàng sẫm, hình sợi giống như sợi đông trùng. Nó còn được mệnh danh là “nữ hoàng vitamin” bởi nó chứa lượng vitamin dồi dào. Vì vậy, đây là vị thuốc quý đem lại giá trị kinh tế rất cao. Cây này được nhìn thấy ở nhiều nơi tại nước ta. Sau đây là một số hình ảnh của cây hoa kim châm để bạn đọc tham khảo:
Hoa kim châm trồng ở đâu?
Cây hoa hiên cũng có một số loại mọc hoang nhưng không nhiều. Hiện nay, người ta trồng cây này rất nhiều, phổ biến nhất là Đà Lạt, Vĩnh Phúc, Lào Cai,… Trong đó, hoa kim châm Đà Lạt là loại thông dụng nhất, vì cây sinh trưởng tốt, hoa đẹp và cho dược tính cao.
Trên thế giới, cây hoa này phân bố nhiều ở Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia,…
Một số nơi chỉ dùng làm cảnh, mặt khác, người ta còn dùng chúng làm thuốc, chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như: Hoa kim châm xào thịt bò, nấu canh, làm lẩu hoa kim châm,…
Cách chế biến hoa kim châm thành thuốc
Cách chế biến vị thuốc này rất đơn giản:
– Sau khi hái hoa về, giũ bỏ hạt, nếu muốn dùng hạt giống hoa kim châm thì giữ lại.
– Tiếp đến đem phơi hoặc sấy khô.
– Cuối cùng cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần.
– Dược liệu lành tính, có vị ngọt, tính mát, rất dễ sử dụng,… được dùng để trị trĩ, đái rắt, đái buốt, chảy máu cam, viêm sưng vú, tắc tia sữa,…
– Cây hoa này được mệnh danh là “nữ hoàng vitamin” vì chứa vô số vitamin vó lợi cho sức khỏe.
Công dụng của hoa kim châm
Trong hoa kim châm có chứa protein, chất xơ, tro, nước, vitamin A và C, cho.lin, ad.elin, asp.aragin, chính những chất này tạo nên giá trị cho hoa kim châm. Cụ thể:
- Điều trị bệnh giảm tiểu cầu trong máu.
- Ngăn ngừa và phòng chống ung thư.
- Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng.
- Giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc, mát gan.
- Công dụng an thai cho phụ nữ.
- Điều trị viêm gan, xơ gan cổ trướng.
- Chữa vú sưng đau, viêm vú.
- Điều trị tiểu tiện khó, giúp lợi tiểu.
- Ngoài ra, hoa kim châm còn được sử dụng làm nguyên liệu cho bữa ăn vô cùng bổ dưỡng.
Tác dụng của hoa kim châm
Hoa kim châm có rất nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe, đem lại giá trị cao trong y học. Dù được phát hiện muộn hơn, nhưng nó đang dần trở thành vị thuốc vô cùng được săn đón.
Hiện nay, dù giá bán có nơi lên tới nửa triệu nhưng vẫn luôn trong tình trạng cháy hàng. Vậy hoa kim châm có tác dụng gì? Vì sao nhiều người ưa chuộng đến vậy? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu về công dụng của loài hoa này.
Tác dụng của hoa kim châm giúp tăng tiểu cầu
Giúp tăng tiểu cầu là công dụng nổi bật của hoa kim châm. Bệnh giảm tiểu cầu thường có các biểu hiện như: xuất hiện nhiều vết bầm tím ở tay, chân, chảy máu chân răng, chảy máu cam, bị thương chảy máu không ngừng,…
Giảm tiểu cầu thường gây ra những nguy hiểm rất khó lường. Do đó, người bệnh cần bổ sung vị thuốc này để làm tăng tiểu cầu trở lại. Sau một thời gian sử dụng, sẽ thấy các triệu chứng trên dần biến mất.
Hoa kim châm có tác dụng chữa tắc tia sữa, ít sữa
Tương tự như cây bồ công anh, dược liệu này cũng có tác dụng đáng kể trong việc chữa tắc tia sữa. Chị em sau sinh bị ít sữa, không có sữa nên học cách nấu hoa kim châm với giò heo bổ sung trong thực đơn hàng ngày. Dùng liên tục món này, khoảng 7 ngày sau sữa sẽ về.
Tác dụng hoa kim châm giúp điều trị bệnh trĩ
Vị thuốc này khi phối hợp với cây huyết dụ đem lại tác dụng điều trị bệnh trĩ cực hay. Chỉ cần nấu nước sắc 2 vị thuốc này uống liên tục trong 15-20 ngày sẽ có hiệu quả. Hoặc bạn có thể dùng độc vị dược liệu nấu nước uống như trà hàng ngày cũng tốt cho người bệnh trĩ.
Hoa kim châm có tác dụng trị chảy máu cam
Để trị chứng chảy máu cam, bạn có thể dùng hoa kim châm nấu canh với cá diếc. Hoặc lấy xào với dầu ăn, cách 2-3 bữa bổ sung ăn một lần sẽ không còn chảy máu cam, chảy máu mũi, xuất huyết dưới da,…
Cách sử dụng hoa kim châm khô làm thuốc
Có rất nhiều cách sử dụng hoa kim châm. Tùy mục đích chữa bệnh mà chúng ta có nhiều cách chế biến khác nhau: nấu canh, xào, sắc nước, pha trà, ăn lẩu,… Chưa có vị thuốc nào mà cách dùng lại đa dạng như vậy. Vậy cách làm và công thức ra sao? Mời bạn đọc xem hướng dẫn sau đây của chúng tôi.
Cách sử dụng hoa kim châm chữa bệnh giảm tiểu cầu
Để tăng tiểu cầu trong máu, ta làm như sau: Lấy 50g hoa khô chưng với mật ong và nghệ tươi. Ăn trước khi dùng bữa để phát huy tính hiệu quả của bài thuốc. Sử dụng đều đặn hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng chảy máu cam, chảy máu dưới da, bầm đỏ,… sẽ chấm dứt hoàn toàn. Người bị ít tiểu cầu nên bổ sung vị thuốc này mỗi ngày để bệnh cải thiện.
Cách chữa tắc tia sữa từ hoa kim châm
Phụ nữ sau sinh bị tắc sữa, ít sữa nên làm như sau: Hoa kim châm khô 50 gram, giò heo 300 gram, kỷ tử 20 gram, táo đỏ 20 gram. Hầm đến khi nhừ, uống nước và ăn cả cái rồi đợi sữa về. Nên ăn liên tục mỗi ngày sẽ mau chóng có sữa.
Cách sử dụng hoa kim châm điều trị bệnh trĩ cực hay
Để điều trị bệnh trĩ, ta làm như sau: Lấy 50g dược liệu khô, 20g cây huyết dụ, đun đến khi sôi, cho thêm ít đường đỏ. Đun cạn còn 1 bát thuốc là được. Uống khi còn ấm sau bữa ăn. Dùng liên tục thời gian dài trĩ sẽ tự rụng.
Cách dùng hoa kim châm trị tiểu buốt, tiểu gắt
Nếu đi tiểu cảm thấy đau buốt, nước tiểu vàng, nóng bức trong người thì lấy 20g hoa khô, 15g cây mã đề, 10g râu ngô. Sắc với 4 bát nước. Đun cạn còn 1 chén là được. Chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Sử dụng liên tục 7-10 ngày đi tiểu sẽ bớt đau rát.
Cách làm hoa kim châm chữa bệnh mất ngủ
Người bị khó ngủ, bồn chồn, nóng nảy bực bội lấy 30g hoa khô, sắc nước uống như trà. Có thể cho thêm mật ong hoặc đường phèn. Uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ giúp an tâm ngủ ngon, sâu giấc,… không còn cảm giác hồi hộp, bồn chồn khó chịu nữa,…
Cách sử dụng hoa kim châm làm thuốc an thai
Hoa kim châm còn kết hợp với một số loại thảo dược khác làm tăng tính năng giúp an thai cho phụ nữ: 25gram hoa kim châm khô Đà Lạt, 25gram củ gai tươi nấu canh rồi sử dụng, có tác dụng tăng cường sức khỏe, bổ dưỡng cho thai nhi. Sản phụ bị động thai cũng nên dùng bài thuốc này để an thai rất hay.
Cách chế biến hoa kim châm làm món ăn
Sau đây, bài viết sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm 2 món ăn phổ biến từ hoa kim châm: hoa kim châm xào bò và bún sườn non với hoa kim châm.
Cách chế biến rất đơn giản, ta làm từng món như sau:
Hoa kim châm xào bò
Nguyên liệu:
- 200gram thịt bò
- 300grram hoa kim châm.
- 1 muỗng cà phê tỏi băm.
- 1 muỗng cà phê hạt nêm.
- 1/2 muỗng cà phê đường.
- 1/4 muỗng cà phê tiêu.
- 2 muỗng canh dầu ăn.
- 1/4 muỗng cà phê muối.
Cách làm:
- Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, ướp cùng với 1/2 tỏi bằm, hạt nêm , bột ngọt, đường, tiêu để thấm đều gia vị. Hoa kim châm ngắt bỏ nhụy, rửa sạch để cho ráo nước.
- Bước 2: Bạn cho dầu ăn vào chảo rồi phi thơm tỏi cháy vàng còn lại và hành lá, cho thịt vào xào rồi vớt ra.
- Bước 3: Bạn thêm vào chảo 2 thìa canh nước sôi, cho vào muối, cho hoa kim châm vào trộn đều vừa chín, trút thịt bò vào trộn đều, tắt bếp. Bạn cho ra đĩa và ăn cùng với cơm.
Bún sườn non với hoa kim châm
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Hoa kim châm khô: 100 gram.
- Sườn non chặt khúc: 500 gram.
- Bún tươi.
- Hành tây: 1 củ.
- Dứa: ¼ quả.
- Hành lá, rau mùi, rau thơm, chanh, ớt.
- Muối, đường, nước mắm.
Cách thực hiện:
- Sườn non rửa sạch bằng nước lạnh, bỏ vào nồi đun sôi.
- Hoa kim châm khô rửa lại cho sạch, để ráo, dứa thái lát mỏng, hành lá, rau, chanh, ớt rửa sạch, thái nhỏ.
- Bóc hành tây, thả vào nồi, thêm vào một thìa canh muối, 1 muỗng cà phê đường, ninh khoảng 1 tiếng.
- Thêm dứa vào nồi nước dùng.
- Cho hoa kim châm vào, đun tiếp khoảng 15 phút.
- Nêm gia vị vừa ăn đến khi sườn non mềm rồi tắt bếp.
- Khi dùng thêm một ít bún vào bát lớn, múc sườn, chan nước dùng. Bên trên rắc một ít hành lá, rau mùi, tiêu, cho thêm chanh và ớt tùy thích.
- Dùng nóng, ăn kèm với xà lách và rau thơm.
Lưu ý khi dùng hoa kim châm
Đây là một loại thảo dược còn khá mới mẻ, do đó, có không ít những thắc mắc xung quanh về loài hoa xinh đẹp này. Vậy câu hỏi nào người dùng cần được giải đáp? Khi sử dụng cần lưu ý những gì?
Hoa kim châm có gây ngộ độc không?
Hoa kim châm có ngộ độc không, hoặc có tác dụng phụ không là những thắc mắc của không ít người dùng. Xin giải đáp điều này như sau:
Hoa kim châm khô hay tươi đều là thảo dược lành tính, không hề có độc, không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn phải sử dụng nó khi đã được làm chín. Tức là có thể xào, nấu canh, chưng, hấp,… tùy ý, miễn là đã được sơ chế qua. Vì nếu ăn sống, bạn có thể sẽ ngộ độc hoa kim châm. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích bạn nên làm chín vị thuốc này trước khi đưa vào sử dụng.
Còn về phần lưu ý, chắc chắn là bạn không được ăn sống nó rồi, nếu nhúng lẩu thì nên nhúng kỹ một chút các bạn nhé!
Cách sử dụng hoa kim châm như thế nào cho đúng?
Để sử dụng hoa kim châm chuẩn nhất, bạn làm như sau:
Dùng độc vị:
- Lấy khoảng 15 – 30gram hoa kim châm khô, rửa qua bằng nước sạch.
- Sao vàng hạ thổ.
- Đun sôi với 500ml, sắc cạn còn 200ml rồi sử dụng làm thức uống hằng ngày.
Chế biến món ăn:
- Nếu dùng hoa tươi nên rửa sạch, làm chín kỹ.
- Không nên làm rau ăn sống.
Phối hợp các vị thuốc:
- Nên sử dụng hoa khô.
- Chỉ dùng với các vị thuốc đã được chỉ định, không tự ý kết hợp thêm các vị khác.
- Sử dụng với liều lượng vừa phải, không lạm dụng dược liệu, không ăn quá nhiều.
Ai nên sử dụng hoa kim châm?
- Người bị giảm tiểu cầu trong máu.
- Người bị rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon miệng.
- Bệnh nhân viêm gan, xơ gan cổ trướng.
- Phụ nữ vú sưng đau, viêm vú.
- Người tiểu tiện khó.
- Người thường xuyên sử dụng bia rượu.
- Người bình thường nên sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, mát gan đồng thời ngăn ngừa ung thư.
- Bệnh nhân dạ dày, ruột thấp độc, thấp nhiệt không nên sử dụng.