Mủ trôm là gì? Mủ trôm có tác dụng như thế nào? Tác dụng và cách sử dụng như thế nào cho hiệu quả?
Mủ trôm là gì?
Mủ trôm hay nhựa trôm là chất tiết được thu hoạch từ vỏ thân cây trôm, tên khoa học là Sterculia foetida, họ Sterculiaceae. Cây mủ trôm là cây thân gỗ, cây trưởng thành cao từ 8-10m, cây sống được ở vùng có nhiệt độ cao, đất khô cằn.
Thành phần hóa học trong mủ trôm
Theo nghiên cứu khoa học, chiết xuất từ hạt trôm gây độc đối với muỗi vằn, muỗi sốt rét và có khả năng gây ức chế các tế bào ung thư. Do đó, nó được xem là có tiềm năng điều trị ung thư.
Chiết xuất từ hạt trôm cũng cho thấy khả năng chống lại các loại như gạo, đậu xanh, bột mì và có cơ chế hoạt động như thuốc trừ sâu, chống lại ấu trùng của các loài bướm đêm như S. litura, A. janata.
Ngoài ra, chiết xuất từ nhựa trôm còn làm tan máu trong hồng cầu của người (khi so sánh với Triton X – 100, chất tẩy rửa được sử dụng để dung giải các tế bào).
Mủ trôm còn chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng như kẽm, sắt, kali, canxi, magie, natri,…
Tác dụng của mủ trôm là gì?
Với hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên, mủ trôm đem đến cho con người những lợi ích tốt cho sức khỏe. Nhiều người biết đến nó là loại thức uống thanh nhiệt cực đã khát trong ngày hè, nhưng ít ai biết rằng, nhựa cây này còn đem lại nhiều công dụng tuyệt vời khác. Cụ thể như sau:
Tác dụng của mủ trôm cung cấp nguồn năng lượng
Hàm lượng kẽm, magie có trong mủ cây trôm giúp cơ thể bổ sung những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Tác dụng của mủ trôm giúp bổ xương khớp
Thành phần canxi có trong mủ trôm đóng vai trò quan trọng khi nó có thể duy trì đảm bảo chức năng của hệ xương khớp, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai
Mủ trôm có tác dụng giúp giải độc, làm mát gan
Đây là một trong những tác dụng được đánh giá cao của mủ trôm khi nó có thể cung cấp nước, chất xơ, chất khoáng vi lượng, thanh lọc gan và máu cho cơ thể.
Mủ trôm có tác dụng giảm cân
Đối với chị em muốn có vóc dáng thon gọn, thì mũ trôm chính là thức uống tuyệt vời không thể bỏ phí. Cơ chế hoạt động của mủ trôm giống như hạt é vậy, do có đặc tính hút nước mạnh, nên khi vào cơ thể, nó làm cho chúng ta có cảm giác no và không cảm thấy đói.
Dù cảm giác no hơi chỉ là tạm thời, nhưng việc giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể cũng là một cách giảm cân hiệu quả. Nếu đặc thù cơ địa của bạn luôn thấy đói liên tục sau khoảng 1, 2 giờ ăn, hãy chuẩn bị ngay cho mình một bình nước mủ trôm bên cạnh để sử dụng chống đói nhé.
Công dụng của mủ trôm trong nha khoa
Trong nha khoa, mủ chôm còn được dùng để làm chất keo kết dính răng giả. Bên cạnh đó, nó còn có tính kháng khuẩn, chống viêm nên nó có khả năng điều trị bệnh viêm họng.
Mủ trôm uống có tác dụng gì?
Có bao giờ bạn thắc mắc “mủ trôm uống có tác dụng gì” hay chưa? Ai ai cùng đều biết đến loại nhựa cây này và ít nhất từng uống qua một lần. Dù vậy, những công dụng của nó đối với sức khỏe vẫn chưa được đánh giá cao.
Mủ cây chôm không chỉ là một loại nhựa cây ăn chơi cho sướng miệng, nó cũng không dừng lại ở mức làm nước giải khác. Uống mủ trôm đem lại cho chúng ta nhiều hơn thế. Vậy cụ thể uống nước mủ trôm có tác dụng gì?
Mủ trôm uống có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa
Đặc tính hút nước mạnh của mủ trôm có tác dụng kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài, giúp nhuận tràng điều trị chứng táo bón, ợ hơi chua,… rất tốt
Mủ trôm uống có tác dụng giúp ổn định đường huyết
Mủ trôm rất có lợi cho người cholesterol trong máu cao, hỗ trợ giảm cân hiệu quả cho người béo phì, thừa cân, giảm mỡ. Đồng thời giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch.
Uống mủ trôm có tác dụng giúp ngủ ngon, giảm stress
Những người bị mất ngủ, căng thẳng đầu óc khi làm việc quá sức có thể cải thiện tình hình bằng cách sử dụng mủ trôm.
Chỉ cần dùng 10g mủ trôm ngâm nở rồi pha với nước lọc và đường. Uống mỗi ngày để có giấc ngủ ngon, cảm thấy sảng khoái.
Công dụng của mủ trôm trong làm đẹp
Ngoài các công dụng trong y học, mủ trôm còn được chế thành kem mủ trôm còn có tác dụng dưỡng da. Kem mủ trôm tự nhiên có tác dụng giữ ẩm cho làn da nhất là mụn, tàn nhan, nám da, chống lão hóa, các vết thâm do mụn lâu ngày để lại, da khô, sần sùi, hở chân lông,…
Trị mụn bằng mủ trôm vô cùng hiệu quả nhờ vào thành phần hợp chất polysaccaride phân tử cao, đem thủy phân chiết xuất được đường D-galactose, R-Rhamnose, acide D-galacturomic,….
Không chỉ xóa bỏ hoàn toàn mụn, các vết sẹo và di chứng của mụn một cách nhanh chóng mà các chất từ mủ trôm còn cung cấp dưỡng chất thẩm thấu từ sâu bên trong để dưỡng trắng da, chống lão hóa, se khít lỗ chân lông,… cho làn da khỏe mạnh.
Cách ngâm mủ trôm đúng cách
– Mủ trôm không tan hoàn toàn trong nước nhưng nó sẽ hút nước, trương nở lên, tạo thành một dung dịch có độ nhớt cao.
– Độ nhớt sẽ tăng khi trôm được nghiền với kích thước nhỏ hơn.
– Khi dùng, tốt nhất nên ngâm trong nước lạnh với tỷ lệ trôm thấp.
– Không ngâm mủ trôm với nước nóng cho nhanh nở. Nên ngâm nước lạnh trong khoảng từ 12 – 24 giờ để nở hoàn toàn rồi mới dùng, nếu không khi uống vào có thể gây tắc ruột (vì mủ trôm sẽ tiếp tục nở trong bụng bạn).
– Không nên đun nấu sôi vì nhiệt độ cao sẽ phá huỷ cấu trúc của các phần tử polysaccharide làm ảnh hưởng đến độ nhớt của trôm gây mất tác dụng. Vì vậy, mủ trôm nấu đường phèn không phải là thức uống tốt.
Lưu ý cách dùng mủ trôm
Không sử dụng mủ trôm trong các trường hợp:
– Phụ nữ đang mang thai.
– Đang uống thuốc chữa bệnh. Mủ trôm có độ nhớt cao nên sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu nếu uống mủ trôm cùng lúc với một loại thuốc chữa bệnh nào đó. Giúp ngăn ngừa hiện tượng tương tác này, tốt nhất nên uống mủ trôm ít nhất hai giờ sau khi uống thuốc tây.