Hạt lanh được mệnh danh là một loại siêu thực phẩm có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mà chúng ta cần phải thêm vào chế độ ăn. Hạt lanh giúp làm giảm cholesterol trong máu, giúp làn da mịn màng, cải thiện hệ tiêu hóa vì trong hạt lanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ và omega-3. Vậy hạt lanh là gì? Hạt lanh có tác dụng gì? Cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về loại hạt này nhé.
Hạt lanh là gì?
Hạt lanh là loại hạt có kích thước nhỏ, tương đương với hạt vừng. Loại cây này có nguồn gốc từ Ai Cập sau đó lan rộng ra toàn thế giới. Sợi từ cây lanh chắc gấp 2 đến 3 lần sợi cotton nên được dùng dệt thành vải.
Hạt lanh có màu hổ phách hoặc màu nâu vàng có tên khoa học là Linum usitatissimum. Có bề mặt vỏ ngoài cứng, trơn nhẫn và sáng bóng. Hạt không có mùi vị đặc trưng.
Giá trị dinh dưỡng của hạt lanh
Hạt lanh có 2 thành phần dưỡng chất chính đó là omega-3 và ligan. Omega-3 giúp chống viêm, tăng cường sức khỏe tim. Ligan giúp ngăn ngừa ung thư, chống oxy hóa. Bên cạnh đó còn chứa chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.
Trong 20g hạt lanh có chứa:
54,7 kcal năng lượng
3 g cacbohydrates
0,2 g đường
0,4 g chất béo bão hòa
1,9 g protein
Chất béo không bão hòa đơn 0,8 g
Chất béo không bão hòa đa 2,9 g
Canxi 26,1 mg
Ngoài ra còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác như vitamin B, vitamin C, sắt, kẽm, photpho, kali, magnesium.
Hạt lanh có tác dụng gì?
Hạt lanh mang lại rất nhiều tác dụng vô cùng hiệu quả mà chúng ta ít mà biết được. Chỉ cần đơn giản đưa vào chế độ hàng ngày thì có thể vừa bồi bổ sức khỏe, vừa chăm sóc sắc đẹp, điều trị bệnh vô cùng đơn giản mà lại dễ thực hiện. Cùng tìm hiểu những công dụng mà hạt lanh mang lại:
Tác dụng của hạt lanh giúp ngăn ngừa ung thư
Ligan và omega-3 trong hạt lanh có đặc tính giúp ngăn chặn các mạch máu mới hình thành trong khối u và phòng ngừa ung thư điển hình là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Lượng ligan chứa trong hạt lanh nhiều gấp 700 đến 800 lần các loại thực phẩm khác, chống oxy hóa rất tốt. Ngoài ra nó cũng đóng vai trò tương tự như estrogen. Hai yếu tố này giúp cho hạt lanh có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư và cải thiện sức khỏe.
Tác dụng của hạt lanh cung cấp chất béo omega-3
Hạt lanh rất giàu nguồn ALA ( axit α-linolenic ), thuộc chất béo omega-3. ALA là một trong hai loại axit béo cần bổ sung khi sử dụng thực phẩm vì nó không tự tạo ra được. Ngoài ra, ALA còn mang lại sức khoe cho hệ tim mạch tương đương như 2 loại axit béo khác đó chính là EPA ( axit eicosapentaenoic ), DHA ( axit docosahexaenoic ).
Công dụng của hạt lanh giúp cung cấp chất xơ
Trong mỗi 7g hạt lanh có chứa 3g chất xơ, chiếm từ 8 đến 12% lượng khuyến nghị tiêu thụ chất xơ hàng ngày ở cả nam lẫn nữ. Ngoài ra hạt lanh còn chứa 20 đến 40% chất xơ hòa tan, 60 đến 80% chất xơ không hòa tan. Mỗi chất xơ có công dụng khác nhau. Chất xơ không hòa tan giúp cho phân mềm hơn và ngăn ngừa táo bón, có ích cho người viêm túi thừa và hội chứng ruột kích thích. Chất xơ hòa tan làm chậm tiến độ tiêu hóa , giúp giảm cholesterol trong máu và điều hòa được lượng đường.
Tác dụng của hạt lanh cải thiện lượng cholesterol và tốt cho tim mạch
ALA có trong hạt lanh giúp giảm cholesterol máu, giảm sự phát triển khối u và giảm viêm động mạch. Tiêu thụ 30 gram bột hạt lanh mỗi ngày sau 3 tháng giúp giảm cholesterol tổng thể xuống 17%, giảm cholesterol xấu LDL xuống 20% đã được chứng minh ở những bệnh nhân có mức cholesterol cao.
Những lợi ích này có thể do chất xơ liên kết với muối do mật tiết ra sau đó được bài tiết ra khỏi cơ thê. Để bổ sung lượng muối từ mật này sau mỗi lần đào thải thì buộc gan phải dùng cholesterol từ máu nên lượng cholesterol trong máu sẽ giảm.
Tác dụng của hạt lanh làm giảm huyết áp
Ăn 30 gram hạt lanh mỗi ngày sau 6 tháng giúp giảm huyết áp ở cả tâm trương lẫn tâm thu. Hạt lanh là loại thực phẩm giúp giảm huyết áp tự nhiên. Điều này chứng minh được rằng hạt lạnh có thể giúp giảm 7% nguy cơ tử vong do bệnh tim, 10% tử vong do đột quỵ.
Công dụng của hạt lanh bổ sung protein lành mạnh
Trong thành phần hoạt chất của hạt lanh rất dồi dào nguồn dinh dưỡng protein đem tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Protein có trong hạt lanh có chứa nhiều thành phần axit amin arginine, axit glutamic và axit aspartic. . Giúp cải thiện chức năng chống nấm, chống viêm, ngăn ngừa các khối u.
Dùng hạt lanh để cắt giảm khẩu phần thịt hàng ngày là ý tưởng vô cùng tốt. Một số nghiên cứu cho thấy bữa có protein động vật và protein thực vật đều no như nhau.
Tác dụng của hạt lanh kiểm soát lượng đường huyết
Mucilage – chất xơ tạo gel có trong hạt lanh làm chậm đi quá trình giải phóng glucose vào máu. Đồng thời có chứa SDG, giúp ngăn chặn bộc phát bệnh tiểu đường, trì hoãn sự phát triển bệnh tiểu đường từ tuýp I qua tuýp II.
Tác dụng của hạt lanh hỗ trợ giảm cân
Hạt lanh có thể giúp ngăn chặn việc thèm ăn và cải thiện cảm giác no – điều này vô cùng tiện ích khi đang trong quá trình giảm cân. Đó chính là vì giàu dưỡng chất omega-3 có trong hạt lanh mang lại. Bên cạnh đó còn có lignan có tác dụng đốt cháy chất béo, cải thiện chức năng tế bào, tăng cường trao đổi chất.
Công dụng của hạt lanh làm sáng da
Thành phần omega-3 có trong hạt lanh giúp cho làn da luôn ẩm mượt, ngăn chặn các tác nhân gây hại như bụi bẩn, ô nhiễm xâm nhập vào lỗ chân lông. Khi da không bị khô thì nó sẽ dần dần sáng lên. Ngoài ra giúp điều trị viêm da do đặc tính chống viêm của hạt lanh. Bên cạnh đó còn chứa các chất chống oxy hóa dồi dào ngăn ngừa ung thư da.
Dầu hạt lanh
Dầu hạt lanh là thành phẩm sau khi nghiền, ép hạt lanh để giải phóng dầu tự nhiên. Được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và thực phẩm. Trong dầu hạt lanh có chứa axit α-linolenic, axit béo, omega-3. Người ta thường dùng dầu hạt lanh để trộn các món salad và bơ thực vật.
Dầu hạt lanh có tác dụng gì?
Nhờ lượng dầu tự nhiên trong hạt lanh có chứa nhiều thành phần hoạt chất tốt cho sức khỏe nên dầu hạt lanh cũng có khá nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Điển hình là các bệnh về tim, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, huyết áp cao, hội chứng ống cổ tay, viêm khớp dạng thấp, loét chân do tiểu đường, cải thiện sức khỏe làn da, giảm viêm, cản thiện khô mắt …
Trường hợp không nên sử dụng hạt lanh
Không ăn hạt lanh nếu dạ dày đang khó chịu
Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên tiêu thụ hạt lanh
Những người bị mất cân bằng nội tiết tố, bị lạc nội mạc tử cung
Người mắc hội chứng ruột kích thích ( IBS ), bệnh viêm ruột ( IBD ), hạt lanh làm cho kích thích khung đại tràng , dẫn đến viêm, xuất huyết đại tràng.