Lá mật gấu là thảo dược đặc trưng chuyên điều trị các bệnh về xương khớp, ho đàm, viêm đau họng, đái tháo đường. Vậy bên cạnh những hiệu quả trên thì lá mật gấu có tác dụng gì? Trị bệnh gì? Cách sử dụng lá mật gấu như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất.
Lá mật gấu là lá cây gì?
Cây mật gấu còn có tên gọi khác cây mật gấu miền Nam (cây lá đắng), mã hổ, cây mật gấu miền Bắc (hoàng liên ô rô). Cây có tên khoa học là Vernonia amygdalina Del hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Nó là loài cây thân thảo, bên ngoài thân mềm và thường mọc thành bụi, cao từ 2 đến 5m. Lá dài 20cm, có màu xanh lục, hình bầu dục, có vị đắng.
Đặc điểm của lá cây mật gấu
Lá mật gấu thường có màu xanh lục, mặt trên sẫm màu hơn mặt dưới. Lá có chiều dài trung bình khoảng 20cm, có dạng hình bầu dục. Lá cây có vị đắng đặc trưng.
Khu vực phân bố
Cây thường được phân bố rộng rãi ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới chẳng hạn như châu Phi. Cây cũng được tìm thấy ở Việt Nam, thường được trồng hoặc mọc hoang ở các khu vực Nam Bộ. Và thường được gọi cây mật gấu Nam để khoanh vùng sinh sống của loại cây này.
Bộ phận dùng, thu hái và sơ chế
Thân và lá của cây là 2 bộ phận chính được sử dụng để nấu thành thuốc. Cây được thu hái quanh năm và thường chọn những cây vừa trưởng thành không quá già, đặc biệt không hái những cây còn non.
Khi sơ chế loại cây này, thì thực hiện với 2 bước sau:
Bước 1: Khi thu hái về rửa thật sạch thân và lá và sau đó để cho ráo nước.
Bước 2: Mang thảo dược đi phơi khô hoặc dùng tươi đều được, sao vàng trước khi sử dụng để tăng thêm hiệu quả.
Sau khi chế biến xong mang thảo dược bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh các khu vực ẩm thấp.
Thành phần hóa học
Có rất nhiều thành phần dưỡng chất chứa trong lá và thân cây mật gấu chẳng hạn như: Vitamin A, B, C, E, xanthone, steroid, tannin, flavonoid, axit phenolic, nước, magie, kẽm, sắt, đồng, selenium,…
Lá mật gấu có tác dụng gì?
Vì chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nên tác dụng mà thảo dược mang lại là vô cùng to lớn, mang tới hiệu quả bất ngờ. Theo đại học Texas của Mỹ sử dụng lá giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó lá mật gấu còn mang lại nhiều tác dụng khác.
Lá mật gấu có tác dụng giảm cholesteol xấu
Nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể tăng cao là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim như đột quỵ và bệnh Alzheimer. Theo một số nghiên cứu của y học hiện đại ngày nay, sử dụng lá mật gấu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giảm đi lượng cholesterol xấu cực kỳ hiệu quả.
Lá mật gấu có tác dụng chống oxy hóa
Đa số các tế bào trong cơ thể chúng ta thường bị quá trình oxy hóa tấn công liên tục. Nếu không có biện pháp để ngăn chặn thì nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ rất cao. Lá mật gấu giúp tăng cường các chất có khả năng chống lại quá trình oxy hóa, vì vậy việc sử dụng lá thảo dược sẽ giúp tăng quá trình chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả.
Lá mật gấu có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư vú
Một số nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng, lá có tác dụng ức chế sự tăng trưởng và sản sinh của các tế bào gây ung thư vú. Bên cạnh đó kết hợp với hoạt động thể chất đều đặn và chế độ ăn uống khoa học ít chất béo, duy trì cân nặng sẽ tăng thêm hiệu quả của thảo dược. Bên cạnh đó các chất chứa trong lá cũng giúp ngăn ngừa các bệnh về gan và cải thiện hệ miễn dịch vô cùng hiệu quả, ngăn chặn hoạt động của các tế bào gây ung thư.
Kết hợp giữa lá mật gấu với nghệ để phát huy tối đa công dụng. Bởi vì trong nghệ có chất curcumin giúp hỗ trợ và ức chế các tế bào gốc tự do gây ung thư.
Tác dụng của lá mật gấu cung cấp nhiều axit béo
Trong thành phần thảo dược chứa dồi dào nguồn axit béo linolenic và linoleic. Đây là axit không bão hòa, cơ thể con người không thể tự tạo ra được. Hai axit béo giúp chống lại các bệnh tim mạch.
Lá mật gấu có tác dụng giảm sốt
Các chất như flavonoid, glucosides, fiterpene, lacton andrographolide có tác dụng giảm sốt. Dùng 10 gram lá khô cùng 25 gram củ nghệ sắc cùng với 200ml nước đến khi cạn còn 100ml nước. Để ấm và cho thêm mật ong vào, chia ra sử dụng 3 lần trong ngày.
Tác dụng của lá mật gấu giúp hạ huyết áp
Bệnh huyết áp cao đang là căn bệnh rất nguy hiểm và thường không xuất hiện triệu chứng nên sẽ gây ra chết bất đắc kỳ tử. Kali có chứa trong lá giúp loại bỏ nước và muối điều hòa huyết áp hiệu quả. Dùng 5 gram lá tươi rửa sạch và đun sôi với 3 chén nước đến khi cạn còn 2 chén thì bỏ bã chia ra uống 2 lần trong ngày.
Lá mật gấu có tác dụng điều trị bệnh lỵ Bacillary
Bệnh lỵ Bacillary là căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa do vi khuẩn Shigella gây ra. Vì vậy có thể dùng lá này để điều trị bệnh rất hiệu quả. Sử dụng từ 9 đến 15 gram lá khô đem đun sôi cùng với 3 chén nước đến khi cạn còn 1 chén nước thì lọc bỏ đi phần bã và chia ra uống 2 lần trong ngày.
Lá mật gấu có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường hô hấp
Bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp có thể gây ra do virus, vi khuẩn hoặc các sinh vật khác. Nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dưới có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát. Bạn dùng lá mật gấu để điều trị bệnh theo cách sau:
Sử dụng từ 9 đến 15 gram lá khô đem đun sôi cùng với 3 chén nước đến khi cạn còn 1 chén nước thì lọc bỏ đi phần bã và chia ra uống 2 lần trong ngày.
Cách sử dụng lá mật gấu
Lá cây thường được sử dụng phổ biến bằng cách đun sôi 20 gram lá tươi cùng với 1 lít nước trong vòng 15 phút, có thể dùng thay thế cho nước uống hàng ngày giúp thanh nhiệt, tiêu độc và giúp giải rượu rất hiệu quả.
Bên cạnh đó còn có thể sử dụng thảo dược phơi khô, thái nhỏ và sau đó ngâm với rượu. Sau 15 ngày rượu sẽ dần dần đổi màu và đậm dần. Dùng trị các bệnh xương khớp, rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột, phong tê thấp.
Công dụng của lá mật gấu
Lá mật gấu có rất nhiều tác dụng chữa bệnh thần kỳ. Sau đây là một số tác dụng điển hình của vị thuốc này mà bạn nên biết.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính, lão hóa, bệnh nhiễm giun sán.
- Hạ thấp nguy cơ mắc bệnh ung thu vú.
- Có tác dụng trị các bệnh về đường tiêu hóa, tiểu đường hoặc đái tháo đường.
- Trị chứng chán ăn, táo bón.
- Loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể, điều trị các bệnh về gan.
- Tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh.
Uống lá mật gấu có tác dụng gì?
Uống lá mật gấu không chỉ có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Mà nó còn giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại các loại bệnh vặt thường gặp. Chẳng hạn như ho, sốt, cảm lạnh, táo bón, giải độc gan.
Uống lá mật gấu là một trong những bài thuốc tốt nhất trong phòng và chữa bệnh từ xưa đến nay. Đây là cách bảo vệ sức khỏe của chính bạn vừa đơn giản, an toàn lại đạt hiệu quả cao.
Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không?
Tác dụng phụ của lá mật gấu là gì? Uống hàng ngày có tốt không? Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc dùng lá mật gấu đề nấu hoặc sắc nước uống hàng ngày là điều rất tốt cho sức khỏe. Nó đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể của chúng ta nhờ nhiều thành phần dưỡng chất có trong lá.
Bạn có thể dùng nước lá mật gấu như một loại nước giải nhiệt và dùng uống bình thường mỗi ngày. Hàng ngày, lấy một lượng vừa đủ đem sắc với nước để lấy nước uống. Như vậy sẽ giúp ngăn ngừa được bệnh tật và cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
Uống lá mật gấu nhiều có hại gì không?
Tác hại của lá mật gấu lá gì? Mặc dù lá mật gấu rất tốt, tuy nhiên cái gì dùng nhiều quá cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Việc bạn uống lá mật gấu hàng rất có lợi cho sức khỏe nhưng không nên dùng quá nhiều.
Nếu lạm dụng thuốc có thể dẫn đến các triệu chứng như táo bón, tụt huyết áp đột ngột,… Vì vậy, khi uống nước từ lá này nên chú ý liều lượng. Đối với người bệnh, mỗi ngày dùng từ 30-50g dược liệu. Còn đối với người bình thường thì chỉ nên dùng 15-20g dược liệu/ngày.
Lá mật gấu trị bệnh gì?
Bên cạnh những tác dụng trên thì việc sử dụng đúng cách, kết hợp chính xác các loại thảo dược để điều trị từng loại bệnh là rất quan trọng. Không những mang lại được hiệu quả cao mà còn trị chính xác từng căn bệnh, giúp mang lại nguồn sức khỏe tuyệt vời.
Vậy cụ thể thì lá mật gấu chữa bệnh gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Lá mật gấu trị bệnh đau nhức xương khớp, rối loại tiêu hóa
Dùng thân cây mật gấu đã phơi khô thái thành từng đoạn nhỏ và ngâm chúng với rượu trắng. Đậy kín nắp lại, khi rượu chuyển sang màu vàng là có thể sử dụng được. Mỗi lần sử dụng với liều lượng nhỏ để điều trị các bệnh xương khớp và rối loạn tiêu hóa.
Lá mật gấu hỗ trợ điều trị tiểu đường
Sử dụng cách này hiệu quả đối với những người có bệnh tiểu đường thuộc tuýp 2. Dùng lá mật gấu phơi khô khoảng 10 gram đun sôi với nước và sau đó uống. Sử dụng nước lá mật gấu theo cách này giống như với việc uống nước trà. Vị đắng trong nước thuốc giúp giảm lượng đường trong máu, điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể.
Lá mật gấu trị bệnh ho, đau họng, ho có đờm
Chuẩn bị 3 đến 5 lá mật gấu, mang đi rửa sạch bụi bẩn. Nhai lá tươi trước khi đi ngủ vào buổi tối. Đến sáng hôm sau người bệnh sẽ cảm nhận hiệu quả tức thì. Không nên lạm dụng lá và sử dụng với liều lượng quá cao.
Lá mật gấu trị bệnh gan, thải độc, tăng cường sức khỏe
Sử dụng lá mật gấu và mang đi phơi khô. Sau đó đem lá hãm với nước sôi, uống hàng ngày để thay thế cho nước trà. Giúp đào thải các độc tố trong gan rất hiệu quả, loại bỏ các nguy cơ gây bệnh, tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể có sức đề kháng mạnh mẽ hơn.
Đối tượng sử dụng lá mật gấu
- Người đang trong quá trình hoặc chuẩn bị bị lão hóa.
- Bệnh nhân viêm nhiễm giun sán.
- Người bị rối loạn tiêu hóa.
- Người ăn không ngon miệng, ngủ không sâu giấc.
- Bệnh nhân đái tháo đường, kiết lỵ.
- Người thường xuyên sử dụng bia rượu.
- Người mắc các chứng bệnh ngoài da.
- Người bình thường nên sử dụng để bảo vệ gan, hệ tim mạch.
Tác dụng phụ của lá mật gấu
Lá mật gấu là vị thuốc lành tính, không gây ra tác dụn phụ nguy hại gì cho cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng nó để điều trị bệnh thì nên lưu ý những điều sau đây:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc để có cách dùng chính xác và hiệu quả nhất.
- Không nên lạm dụng thảo dược sẽ gây ra hạ huyết áp, hạ đường huyết, táo bón.
- Những người bị huyết áp thấp thì không nên sử dụng dược liệu này.
- Thảo dược chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thay thế được các loại thuốc đặc trị.
- Phụ nữ đang mang thai thì không nên sử dụng lá mật gấu, vì dễ xảy ra tình trạng sẩy thai.
- Bên cạnh việc sử dụng thảo dược thì kết hợp thêm chế độ ăn uống khoa học đầy đủ dưỡng chất, rèn luyện thể dục thể thao, duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích.